Tư Vấn Nghiên cứu cho Dự án K1
Tối ưu lợi thế cạnh tranh trước khi ứng tuyển
Xem phân tích mức độ phù hợp và so sánh với ứng viên đã ứng tuyển
Hơn 90% người dùng hài lòng
Mô tả công việc
ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU (TOR)
Dự án: Tăng cường năng lực chuyển đổi năng lượng tái tạo và quản lý chất thải vì môi trường bền vững ở Đồng bằng Sông Cửu Long” (Dự án K1)
Vị trí tuyển dụng: Tư vấn Nghiên cứu xác định chất lượng nước và cơ chế xử lý chất thải rắn trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản
Thời gian dự kiến: Năm 2025 - 2026
Địa điểm: Đông Hải, Bạc Liêu và Vĩnh Châu, Sóc Trăng
Ưu tiên Chương trình: 1
Mã hoạt động: 2.2.1
Tài liệu tham khảo:
Kế hoạch và ngân sách dự án K1 được nhà tài trợ phê duyệt;
Định mức của ActionAid;
Hướng dẫn tài chính của KOICA;
Thỏa thuận hợp tác giữa ActionAid và CFK thực hiện dự án K1;
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt (QCVN 08:2023/BTNMT);
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi (Thông tư QCVN 62-MT:2016/BTNMT)
Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng (28/2022/TT-BNNPTNT);
Quyết định về việc quy định bảo vệ môi trường trong hoạt động nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu (23/2022/QĐ-UBND)
Quyết định Quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng (24/2018/QĐ-UBND)
Thỏa thuận hợp tác giữa ActionAid với UBND huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu;
Thỏa thuận hợp tác giữa ActionAid với UBND thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.
I. Bối cảnh
Việt Nam được xem là một trong những nền kinh tế năng động nhất Đông Nam Á, với mức tăng trưởng GDP trung bình đạt khoảng 6-8% trong suốt 10 năm qua, bất chấp tác động của COVID-19, chiến tranh ở Ukraine, biến đổi khí hậu và những thiên tai thường xuyên xảy ra trong nước. Cùng giai đoạn này, ngành chăn nuôi Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng cao, trong 10 năm qua, ngành đã đóng góp 25,26% vào GDP của ngành nông nghiệp và ngày càng được chuyên nghiệp, công nghiệp hóa và hiện đại hóa để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm chăn nuôi của hơn 98 triệu dân. Đồng thời, nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm ở vùng nước lợ, cũng đóng vai trò quan trọng với tổng doanh thu khoảng 4,1 tỷ USD trong năm 2022, chiếm khoảng 1% tổng GDP quốc gia (xấp xỉ 406 tỷ USD). Doanh thu này tăng 13% so với năm 2021, chủ yếu từ xuất khẩu tôm, góp phần vào tổng doanh thu khoảng 11,2 tỷ USD của toàn ngành nuôi trồng thủy sản trong năm 2022.
Bạc Liêu là tỉnh đứng đầu ĐBSCL sản xuất tôm giống chất lượng cao, năm 2023 đã chiếm hơn 50% toàn vùng ĐBSCL và khoảng 22% cả nước. Toàn tỉnh có 360 cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống tôm sú, tôm thẻ chân trắng; trong đó có 220 cơ sở sản xuất, tăng 5 cơ sở so với năm 2022 (tôm sú 185 cơ sở, tôm thẻ chân trắng 35 cơ sở), công suất thiết kế trên 40 tỷ post/năm; đã sản xuất 32-34 tỷ post. Bạc Liêu có nhiều doanh nghiệp sản xuất tôm giống quy mô lớn, đáp ứng nhu cầu tôm giống chất lượng cao đạt trên 80% cho người nuôi tôm trong và ngoài tỉnh.
Ngành chăn nuôi của tỉnh Sóc Trăng đang ngày càng phát triển, với tốc độ tăng trưởng khá nhanh và chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của tỉnh. Hiện nay, đàn gia súc của tỉnh có hơn 245.300 con, tăng hơn 12% so cùng kỳ; trong đó, đàn heo 177.669 con (tăng gần 13% so với cùng kỳ), đàn trâu 2.620 con, đàn bò sữa, bò thịt 54.530 con (tăng gần 2% so với cùng kỳ), đàn dê 10.550 con (tăng hơn 2%). Đàn gia cầm 6,85 triệu con. Sản lượng thịt gia súc xuất chuồng trong các tháng đầu năm hơn 34.911 tấn (tăng hơn 26% so cùng kỳ), sản lượng thịt gia cầm hơn 23.292 tấn (tăng 1,5% so cùng kỳ).
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, ngành chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản của nước ta vẫn còn tồn tại một số hạn chế, đặc biệt là việc quản lý và xử lý chất thải còn kém hiệu quả, chưa phù hợp, trở thành mối đe dọa tiềm ẩn đối với sự phát triển bền vững của ngành. Cụ thể như sau:
• Theo ước tính, để sản xuất 1.000 kg thịt lợn, hàng ngày phải thải ra 84kg phân, 39 kg nước tiểu, 11 kg chất rắn tổng số (TS), 3,1 kg BOD5, 0,29 NH4-N và 0.027 SS (theo ASAE standards) chưa kể ô nhiễm từ nước tắm và rửa chuồng. Chất thải chăn nuôi chứa nhiều thành phần có khả năng gây ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của gia súc, gia cầm và sức khỏe của con người. Vì vậy, việc hiểu rõ thành phần và tính chất của chất thải chăn nuôi để từ đó đưa ra các biện pháp quản lý và xử lý thích hợp, khống chế ô nhiễm, biến chất thải thành một nguồn tài nguyên đang là định hướng của toàn thế giới.
• Theo ước tính, lượng chất thải rắn từ nuôi tôm là 123 tấn/vụ/ha, nước thải hơn 5.000m3; sản xuất 1 tấn cá tra tươi tạo ra 33,3 tấn bùn thải. Tổng lượng rác thải nhựa phát sinh do tàu khai thác thủy sản có chiều dài từ 6m trở lên của cả nước khoảng 64.143 tấn/năm, trong đó lượng rác nhựa thất thoát ra biển khoảng 3.814 tấn (chiếm 5,6%). Thải lượng phát sinh từ nước vệ sinh, sửa chữa tàu cá năm 2020 với 94.572 tàu cá là khoảng 3,7 triệu lít mỗi ngày… Trong khi đó, nguồn lực cho hoạt động bảo vệ môi trường thủy sản (gồm cả tài chính và nhân lực) còn rất hạn chế.
Theo tính toán mới đây của Cục Cảnh sát Môi trường (C49), khoảng 70% chất thải chưa được xử lý đúng cách trước khi thải ra môi trường.
Để giải quyết vấn đề này, UBND tỉnh Sóc Trăng đã ban hành Quyết định số 24/2018/QĐ-UBND ngày 16/10/2018, quy định các biện pháp bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh. Quyết định này bao gồm các yêu cầu kỹ thuật về xử lý chất thải, khí thải và nước thải, nhằm đảm bảo sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường và thúc đẩy sự phát triển bền vững trong lĩnh vực chăn nuôi và thủy sản. Tương tự, UBND tỉnh Bạc Liêu đã ban hành Quyết định số 23/2022/QĐ-UBND ngày 19/8/2022, quy định chi tiết về bảo vệ môi trường trong hoạt động nuôi trồng thủy sản. Quyết định tập trung vào quản lý chất thải, nước thải và quy trình nuôi trồng, nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, kiểm soát chặt chẽ các tác động tiêu cực, và đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành thủy sản.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc xử lý nước thải và đảm bảo chất lượng nước trong hoạt động chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản tại hai tỉnh Bạc Liêu và Sóc Trăng vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức. Do quá trình phát triển sử dụng đất đai để nuôi tôm lâu, môi trường đất, môi trường nước và các hệ sinh thái trong vùng chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản bị biến đổi gây suy thoái, ô nhiễm môi trường, năng suất sinh học ngày càng giảm. Diện tích rừng ngập mặn ven biển suy giảm do chuyển đổi sang nuôi tôm từ những năm đầu và ảnh hưởng đến các hệ sinh thái rừng ngập mặn. Bên cạnh đó, nguồn thải ra sông rạch đã tác động làm cho môi trường nước ở Bạc Liêu và Sóc Trăng bị biến đổi, gây ô nhiễm. Chất lượng nước trong các ao nuôi thủy sản đặc biệt là trong các mô hình nuôi công nghiệp và nước thải từ các nhà máy chế biến thủy sản đã cho thấy dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ. Có sự xuất hiện các thành phần độc hại như H2S, NH3+,… và chỉ số vi sinh Coliforms, đã cho thấy nguồn nước thải này chưa được xử lý triệt để trước lúc thải ra sông rạch... Đáng chú ý là ý thức chấp hành của nhiều người dân chưa cao, chưa thu gom, phân loại, xử lý chất thải trong hoạt động chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.
Trong bối cảnh này, việc nghiên cứu và xác định chất lượng nước cùng cơ chế xử lý chất thải rắn tại các trang trại chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản ở hai địa phương là rất cần thiết. Trong khuôn khổ dự án “Tăng cường năng lực chuyển đổi năng lượng tái tạo và quản lý chất thải vì môi trường bền vững ở Đồng bằng Sông Cửu Long” (Dự án K1), các chuyên gia, nhóm Tự Giám sát Môi trường (SMGs) và cộng đồng sẽ được hỗ trợ thực hiện nghiên cứu nhằm đánh giá chất lượng nước và tình trạng xử lý chất thải tại các trang trại thuộc huyện Đông Hải và thị xã Vĩnh Châu. Trên cơ sở đó, các phương pháp xử lý nước thải và chất thải rắn hiệu quả sẽ được đề xuất, đồng thời đưa ra các khuyến nghị nhằm cải thiện quản lý chất lượng nước và quy trình xử lý chất thải rắn. Hoạt động này không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn thúc đẩy tính bền vững trong thực hành chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản tại các tỉnh Bạc Liêu và Sóc Trăng, đóng góp vào sự phát triển bền vững của ngành tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
TOR này mô tả chi tiết mục tiêu, kết quả đầu ra, hoạt động và các thông tin liên quan để triển khai hoạt động.
II. Mục tiêu
Góp phần nâng cao năng lực quản lý chất thải rắn, bảo vệ tài nguyên nước trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản tại ĐBSCL, đóng góp vào sự phát triển bền vững của ngành tại khu vực.
III. Kết quả:
Các khuyến nghị về quản lý chất lượng nước và cơ chế xử lý chất thải rắn tại các trang trại chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản ở huyện Đông Hải (Bạc Liêu) và thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) sẽ được xác định và chia sẻ kịp thời đến các bên liên quan, bao gồm chính quyền địa phương, Sở/Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, nông dân, và cộng đồng.
Yêu cầu công việc
- Yêu cầu đối với tư vấn/ nhóm tư vấn nghiên cứu:
Có kiến thức chuyên môn về chủ đề của nghiên cứu: đánh giá chất lượng nước, cơ chế xử lý chất thải rắn, và các quy định pháp luật liên quan đến chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.
Thành thạo các kỹ năng phân tích tài liệu, thiết kế khảo sát, thu mẫu và xử lý dữ liệu, sử dụng các công cụ kỹ thuật để đánh giá và đề xuất giải pháp.
Có kinh nghiệm/ đã thực hiện các nghiên cứu tương tự hoặc có liên quan tại Việt Nam, đặc biệt tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Có khả năng phối hợp với các bên liên quan (ActionAid, nhóm SMG, nông dân, nhà nghiên cứu, chính quyền địa phương, nhà hoạch định chính sách,…) và trình bày, thuyết phục các phát hiện từ nghiên cứu.
Có khả năng viết báo cáo chuyên nghiệp, tài liệu hóa đầy đủ bằng hình ảnh, biên bản, đảm bảo tính rõ ràng và chất lượng của báo cáo.
Tuân thủ kế hoạch, đảm bảo tiến độ và chất lượng, thực hiện nghiên cứu minh bạch, khách quan.
- Nhiệm vụ:
Thảo luận ban đầu và thống nhất về kế hoạch nghiên cứu với ActionAid về phạm vi, công việc, khung thời gian và thủ tục của nghiên cứu;
Xây dựng đề xuất nghiên cứu dựa trên Điều khoản tham chiếu (ĐKTC) gồm: Phương pháp luận, Khung thời gian, các công cụ thu thập dữ liệu cũng như đề xuất kỹ thuật và tài chính của họ cho phần công việc này;
Tiến hành phân tích tài liệu thứ cấp và thực hiện khảo sát thực địa theo kế hoạch.
Gửi các bản thảo báo cáo đầu tiên đến ActionAid để xem xét và phản hồi;
Hoàn thiện báo cáo cuối cùng theo yêu cầu.
Chụp ảnh, ghi chép biên bản phục vụ công tác tài liệu hóa và báo cáo.
Các ứng viên quan tâm đến vị trí Tư vấn thực hiện nghiên cứu cho hoạt động của dự án K1 có thể tìm hiểu thêm thông tin của nghiên cứu này tại đường dẫn: https://ngocentre.org.vn/jobs/consultant-to-conduct-research-to-identify-water-quality-and-solid-waste-mechanism-in-livestock-and-aquaculture-farms/
Hạn nộp hồ sơ được gia hạn đến hết ngày 12/2/2025.
Phân tích mức độ cạnh tranh
VietnamWorks AI
-
Bạn phù hợp bao nhiêu % cho vị trí này?
-
Bạn xếp hạng Top bao nhiêu so với những hồ sơ ứng tuyển?
-
Thị trường đang trả mức lương bao nhiêu cho vị trí tương tự?
-
Nhu cầu tuyển dụng cho vị trí này trên thị trường cao hay thấp?
Giá
29.000đ / lượt
Bạn có 1 lần dùng thử miễn phí
Các phúc lợi dành cho bạn
Khác
Thông tin việc làm
24/01/2025
Nhân viên
Nông/Lâm/Ngư Nghiệp > Nông/Lâm/Ngư nghiệp
Nghiên Cứu Khoa Học
Nông nghiệp/Lâm nghiệp/Nuôi trồng thủy sản
Bất kỳ
3
Người Việt Nam
Địa điểm làm việc
Huyện Đông Hải, Bạc Liêu, Việt Nam
Thị xã Vĩnh Châu, Sóc Trăng, Việt Nam
Tầng 18, tòa nhà TMC, số 1 Lương Yên, Hai Bà Trưng, Hà Nội
(Xem bản đồ)Nhận diện một số hình thức lừa đảo
Lừa đảo thu phí
Đưa ra lời mời làm việc dễ dàng bất thường, đãi ngộ cao, kèm theo yêu cầu nộp các loại phí.
Xem chi tiết