1. Luôn giữ thái độ tích cực
Duy trì thái độ tích cực khi có bất đồng xảy ra sẽ khiến bạn vững vàng hơn và tự tin hơn.Từ đó, bạn sẽ có trạng thái tốt để ứng phó với những xung đột có thể xảy đến trong tương lai.
Khi quản lý giải quyết các bất đồng quan điểm giữa hai hay nhiều thành viên trong nhóm về một vấn đề đang gây bất đồng thì hãy chấp nhận quyết định của họ. Ngay cả khi bạn cho rằng sếp có quyết định sai lầm thì đó cũng là đánh giá của họ và chính họ sẽ phải chịu trách nhiệm cho điều đó. Chống đối quyết định của sếp không phải một hành động sáng suốt.
2. Tìm hiểu trọng tâm vấn đề
Điều đầu tiên bạn cần làm là tìm ra nguyên nhân dẫn đến cuộc xung đột. Khi đã tìm ra nguyên nhân rồi thì chúng ta mới có thể có những góc nhìn khách quan nhất, phân tích chính xác ai đúng ai sai và từ đó đi đến giải pháp hòa giải hiệu quả.
3. Tìm kiếm phương án hòa giải
Nếu bạn gặp phải mâu thuẫn với đồng nghiệp vì lý do cá nhân hoặc lý do công việc, điều đó có thể làm tổn hại đến mối quan hệ bạn đã gây dựng. Cố gắng tìm ra giải pháp bằng cách nói chuyện với họ, tốt nhất là chỉ có hai người với nhau để không ai cảm thấy xấu hổ.
Giải quyết xung đột nơi công sở theo phương pháp hòa giải là quyết định phù hợp nếu như nhà quản lý thực sự quan tâm tới tinh thần hữu nghĩ, hòa hợp của từng cá nhân có liên quan đến mâu thuẫn đó.Nếu bạn là nhà quản lý, để có thể giải quyết được mâu thuẫn đòi hỏi phải có khả năng lãnh tốt vì kỹ năng lắng nghe, giải quyết xung đột và giao tiếp của mỗi người khác nhau. Trưởng nhóm phải kiểm soát được quá trình này và phải hướng các thành viên trong nhóm đến giải pháp chung tốt nhất của cả nhóm.
4. Hài hước đôi khi rất có lợi khi giải quyết xung đột
Điều này nghe có vẻ nghịch lý bởi khi mỗi người một quan điểm, người ta khó mà giữ được tâm trạng tốt, nói chi đến một trạng thái vui vẻ, nhưng đó lại là một kỹ năng giải quyết xung đột hiệu quả. Tuy nhiên, những người chiến thắng trong các cuộc tranh luận thường là người biết “chêm” vào cuộc tranh luận một chút hài hước. Chỉ cần “một chút” ấy thôi cũng có thể làm bầu không khí căng thẳng “hạ nhiệt”.
Sự hài hước ở đây cũng có liên quan đến cách dùng từ ngữ. Ví dụ bạn đang thuyết trình về một dự án sắp tới nhưng cấp dưới có vẻ phớt lờ không tập trung lắng nghe, thay vì giận dữ đập bàn la lối, hãy nhắc nhẹ bằng câu: “Có lẽ chúng ta sẽ tiếp tục sau khi đã nạp năng lượng bằng một tách cà phê cho tỉnh táo chăng?”
5. Nhớ rằng, không ai hoàn hảo cả.
Bạn không thể kiểm soát xung đột tốt trong mọi tình huống. Hãy cố gắng hết sức và nhớ rằng tranh cãi, xung đột nơi công sở là chuyện bình thường và không phải là điều bạn nên né tránh hay sợ hãi. Khi tranh cãi, xung đột xảy ra thì nếu bạn hỏi tôi, tôi sẽ chọn tranh cãi để bảo vệ quan điểm của mình. Còn bạn thì sao?
Ví dụ, Khi phỏng vấn tìm kiếm việc làm mới, nhà tuyển dụng có vô số câu hỏi để kiểm tra năng lực, kỹ năng của ứng viên. Nhà tuyển dụng cũng có thể đưa ra câu hỏi bạn đã từng xảy ra xung đột bao giờ chưa. Việc bạn cần làm là trả lời câu hỏi này sao cho khéo léo và ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng để được đánh giá cao về phẩm chất, kinh nghiệm cũng như kỹ năng.
Con người luôn tự tôn và có chút ích kỷ, không ai muốn nhận mình sai, mình thua cả. Cho nên, để xảy ra một cuộc tranh cãi rất dễ, nhưng bạn hoàn toàn có thể rèn luyện và hoàn thiện bản thân mình để trở thành một người biết tranh luận! Chúc các bạn giao tiếp thành công và hiệu quả và xử lý những tình huống xung đột một cách thông minh.
Xem thêm: Chuyện công sở: Có phải miệng lưỡi không xương thì mới được sếp thương?
— HR Insider / Biên soạn theo nhiều nguồn thông tin —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.