Có bao giờ bạn tự hỏi rằng khả năng tiếp nhận thông tin của bạn sẽ chiếm bao nhiêu thị phần trong tổng mức tiêu thụ thông tin? Hầu hết, chúng ta đều bắt đầu tiếp nhận thông tin và mọi thông tin đều trở nên có sẵn trong sự đa dạng của các phương tiện truyền thông.
Không lâu trước đây, phương tiện truyền thông truyền thống như TV, radio và các ấn bản in chiếm ưu thế trong ngành công nghiệp truyền thông. Tuy nhiên, vì lợi thế trong kỉ nguyên Internet, các chuyên gia đã tạo ra một sự thay đổi lớn từ mô hình truyến thống đến không gian mạng.
Agency truyền thông Zenith cho rằng “Sự tiếp nhận Internet đã vượt qua tất cả những phương tiện truyền thông khác” (Media Consumption Forecasts, 2016).
Đặc biệt trong năm 2014, sự tiếp nhận Internet tăng 87% so với năm 2010. Trong khi đó, sự tiếp nhận các phương tiện truyền thông truyền thống đã giảm 25% đối với báo giấy, 21% đối với tạp chí, 25% đối với TV và 17% đối với radio.
Người ta mong rằng, sự phát triển nhanh chóng của việc tiếp nhận Internet sẽ tiếp tục lấn lướt các phương tiện truyền thông khác. Năm rồi, thời gian tiếp nhận truyền thông trung bình hằng ngày của những người 15 tuổi trở lên là 20,8 phút cho báo giấy, 32,8 phút cho tạp chí, 158,6 phút cho TV, 73,6 phút cho radio và đặc biệt là 241,8 phút cho Internet.
Tại Việt Nam, mùa mưa bắt đầu giữa tháng 5 cho đến tháng 9 và đó cũng là khoảng thời gian đỉnh điểm của mức độ tiếp nhận truyền thông trong khi đó mùa khô bắt đầu từ tháng 10 cho đến tháng 2 năm sau thì mức độ tiếp nhận truyền thông cũng sẽ ở mức trung bình cho đến thấp nhất.
Trong tháng 6, số liệu thể hiện mức độ tiếp nhận thông tin truyền thông luôn ở mức cao nhất, trung bình người ta dành ra 615 phút trong một ngày để đọc báo in, xem truyền hình và lướt internet. Trong khi đó, tháng 11 lại là thời điểm thấp nhất với con số là: 533 phút người xem dành ra trong một ngày để tiếp nhận thông tin từ các kênh truyền thông.
Trong một ngày, buổi sáng sớm là thời gian người ta dành nhiều nhất cho báo giấy và giữa buổi sáng thì dành cho tạp chí. Buổi chiều là thời gian dành cho TV, rạp chiếu phim và Internet. Việc tiếp nhận radio thì khác, trải dài suốt cả ngày.
Đáng ngạc nhiên là mặc dù TV vẫn là “ông hoàng” của việc cho khán giả xem quảng cáo, theo như công ty nghiên cứu thị trường tiêu thụ châu Á Cimigo. Chỉ trong năm 2015, chi tiêu cho quảng cáo tại Việt Nam đạt 1,93 tỷ USD và phần quảng cáo của TV đóng góp hơn 75% trong số đó. Trong khi quảng cáo kĩ thuật số đang phát triển nhanh nhất, nó chỉ chiếm 62 triệu USD trong cùng năm.
Nhìn chung, các mô hình tiếp nhận thông tin truyền thông trên tại Việt Nam khá thú vị. Có bao giờ bạn tự đặt ra cho mình câu hỏi: Bản thân bạn ở đâu trong xu thế này?
Hãy tìm câu trả lời của mình trong bảng khảo sát ngắn dưới đây và nắm bắt ngay lấy cơ hội nhận phần thưởng giá trị từ Rock-R Speakers.
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.