adsads
Lượt Xem 6 K

Hãy cùng xem các cách sau đây, nhằm giúp bạn có thể khuyến khích sự gắn kết của nhân viên mình một cách hiệu quả nhất nhé!

5 cách để khuyến khích sự gắn kết của nhân viên

Sự gắn kết nhân viên là cấp độ của sự tận tụy, niềm đam mê, trung thành mà một người lao động thể hiện đối với công việc và công ty của họ. Càng gắn kết, nhân viên sẽ càng dốc hết tâm sức của mình cho công việc. Theo một cuộc bầu chọn của Gallup, chỉ 32% nhân viên tại Mỹ gắn kết với công ty của mình mà thôi. Điều đó có nghĩa là, có hơn 2/3 nhân viên trên toàn nước đang cảm thấy không hài lòng với công việc của họ.

Hãy hình dung hai nhân viên như thế này: Một người đi làm sớm 10 phút mỗi ngày, với một sự hào hứng, thường xuyên nảy sinh ý tưởng và chia sẻ thông tin vì sự phát triển chung của doanh nghiệp. Một người khác đi làm đúng giờ mỗi ngày, chỉ làm việc ở hầu như ở mức tối thiểu, và đếm từng giây từng phút cho đến khi họ có thể tan làm. Người nhân viên nào có mức độ gắn kết với công việc hơn?

Đối với chủ doanh nghiệp, câu trả lời vô cùng đơn giản. Nếu bạn muốn nhân viên chăm chỉ và tích cực làm việc, thì hãy tạo dựng một văn hóa gắn kết doanh nghiệp theo những bước sau đây:

1. Đừng bỏ qua bước chào đón và đào tạo nhân viên mới

Nếu nhân viên không được giao trọng trách, họ sẽ thiếu đi sự gắn kết. Thay vào đó, họ sẽ trở nên bối rối, chán nản, và không biết làm thế nào để theo kịp tiến độ.

Nhân viên đảm đương tốt khối lượng công việc, đều có một niềm tự hào cao về những gì mà họ thể hiện được. Nhân viên càng hào hứng để hoàn thành mục tiêu, sẽ càng gắn kết với công ty nhiều hơn. Việc tiếp nhận và đào tạo nhân sự mới là bước đi quan trọng giúp bạn đảm bảo rằng nhân viên thực sự có hứng thú với công việc. Trong một báo cáo từ SHRM, 1/3 nhân sự mới rời công ty chỉ sau sáu tháng. Vậy, bạn có ít hơn sáu tháng để thu hút và giữ chân nhân viên tại vị trí công việc của họ.

Với một chương trình tiếp nhận và đào tạo hiệu quả, nhân viên sẽ có thể học hỏi rất nhiều cho chính công việc của mình. Đây là khoảng thời gian để nhân viên có thể tương tác với bạn, đặt câu hỏi, đưa ý kiến và lên tiếng cho bất kì mối bận tâm nào khác.

Đối với nhân viên, quá trình đào tạo cũng là khoảng thời gian để họ xây dựng mối quan hệ khắng khít hơn với đồng nghiệp, cũng như phát triển được một sự liên kết vững chắc với công ty của mình. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, càng có nhiều bạn, nhân viên sẽ càng gắn kết hơn. Trong một nghiên cứu cũng cho biết, chỉ có 28% nhân viên không có bạn vẫn gắn kết tốt, ngược lại 69% có 25 người bạn hoặc nhiều hơn. Quá trình tiếp nhận cũng góp phần khuyến khích tình bạn giữa các nhân viên với nhau.

2. Thiết lập mục tiêu của công ty

Để vận hành doanh nghiệp thành công, bạn cần có kế hoạch kinh doanh với một danh sách những mục tiêu mà bạn muốn hoàn thành. Để gắn kết nhân viên, bạn cần phải bao gồm họ trong quá trình đạt được những mục tiêu đó.

Bạn nên thiết lập những mục tiêu hàng tháng, hàng quý, nửa năm hay một năm một lần nhằm giúp nhân viên nhìn thấy điều gì đó để hướng đến. Sự đạt được mục tiêu cũng chính là cách để gia tăng tỉ lệ gắn kết của nhân viên bạn đấy.

Nhân viên muốn biết rằng vị trí của họ phù hợp ra sao với các vị trí khác trong công ty mình. Nhân viên cũng muốn biết được cách mà công việc của họ ảnh hưởng như thế nào đến với toàn thể doanh nghiệp. Bạn có thể thiết lập những mục tiêu chung cho toàn công ty, và cả những mục tiêu riêng cho từng bộ phận. Theo cách này, nhân viên sẽ biết được rằng công việc của họ đang tác động ra sao đến với sự thành công của bộ phận, và cả của toàn thể công ty trong tổ chức nữa đấy.

3. Bày tỏ lòng biết ơn

Nhân viên không tự động trở nên gắn kết hơn nếu bạn cho họ nhiều lời khen, lời cảm ơn, hay bất kì một hình thức biểu đạt sự biết ơn nào. Tuy nhiên, nhân viên có thể trở nên thiếu gắn kết một cách nhanh chóng nếu họ cảm thấy rằng mình như người vô hình giữa một tập thể.

Những nhân viên gắn kết cao đều có một cảm giác thoải mái và thân thiết đối với công ty của mình. Một lần nữa, việc nhân viên hiểu rõ và phát triển tình bạn với đồng nghiệp là một điều vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, việc phát triển mối quan hệ tôn trọng và tình bằng hữu giữa cấp trên và nhân viên cũng quan trọng không kém.

Khi nói đến việc biểu đạt lòng biết ơn, không có nghĩa là bạn phải khen ngợi tất cả mọi thứ mà nhân viên làm. Điều bạn cần làm ở đây, chính là những câu nói lịch sự như “Xin chào”, “Chúc bạn một ngày tốt lành” hay “Cảm ơn”. Và khi nhân viên nỗ lực hơn cho công việc, thì hãy công nhận họ vì điều đó. Bạn nên bày tỏ sự cảm kích khi nhân viên hết lòng và chăm chỉ làm việc. Theo Gallup, nhân viên không được công nhận sẽ có xu hướng rời bỏ công ty gấp hai lần.

Tại Patriot Software, họ có TV để quảng bá các thành tựu, lễ kỉ niệm, sinh nhật và nhiều hơn thế nữa. Họ cũng ghi nhận thành tích của nhân viên trong các bản tin tức hàng tháng của mình.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tăng cường sự gắn kết của nhân viên

4. Tập trung vào sự phát triển của nhân viên

Có rất nhiều lí do tại sao một người chọn ứng tuyển và chấp nhận một vị trí ở công ty. Nguyên nhân có thể là do lương thưởng, hay những phúc lợi mà công ty có. Tuy nhiên, nhiều nhân viên cũng mong muốn rằng họ có cơ hội để phát triển sự nghiệp của mình nữa. Trong một cuộc bầu chọn từ Gallup đã chỉ ra rằng, 87% nhân lực thuộc thế hệ Millenial (và 69% thuộc các thế hệ khác) cho rằng sự phát triển là yếu tố then chốt trong công việc của họ.

Nhân viên muốn phát triển kỹ năng cũng như có thể tiếp tục thử thách bản thân mình. Họ không muốn phải làm đi làm lại những công việc nhàm chán và vô nghĩa. Những nhân viên gắn kết đều liên tục sử dụng khối óc để phát triển kỹ năng của họ.

Bạn có thể chú trọng vào sự phát triển của nhân viên theo nhiều cách khác nhau. Chẳng hạn như thêm nhiệm vụ mới để tránh sự nhàm chán, cho họ có không gian để phát triển, hoặc cung cấp những chương trình luân chuyển công việc nhằm giúp nhân viên được thử sức ở những nhiệm vụ khác nhau một cách thường xuyên hơn.

Một cách khác, bạn có thể cung cấp các chương trình hỗ trợ giáo dục cho nhân viên. Đây là một phúc lợi tuyệt vời, giúp nhân viên tiến xa hơn trên con đường học vấn chuyên môn của họ. Điều này còn cho thấy rằng, bạn đang thực sự đánh giá cao sự phát triển sự nghiệp của nhân viên; đồng thời cũng giúp bạn sở hữu thêm nhiều kỹ năng mới cho việc kinh doanh của mình đấy.

5. Đừng trở thành nhà quản lý quá tiểu tiết

Nếu nhân viên được chỉ bảo tường tận làm gì và phải làm như thế nào, họ sẽ không có thời gian hoặc đủ động lực để gắn kết hơn với công việc. Họ sẽ giống như những con rô-bốt mà thôi. Nhân viên sẽ không thể hứng thú nếu họ không có đủ tự do để làm công việc của mình.

Việc quản lý nhân viên quá chi tiết có thể sẽ phá hủy việc kinh doanh của bạn. Một doanh nghiệp đã chỉ ra rằng, hành vi quản lý này khiến 68% nhân viên bị thiếu tinh thần làm việc, và 55% nói rằng năng suất của họ đang bị suy giảm. Sự thiếu hụt tinh thần và năng suất sẽ dẫn đến việc nhân viên càng ít hứng thú hơn với công việc của mình.

Tại Patriot Software, công ty khuyến khích nhân viên tự giải quyết công việc, nghiên cứu nảy sinh ý tưởng, và mang những ý tưởng đó ra để thảo luận. Nếu công ty cứ chăm chăm soi xét nhất cử nhất động của nhân viên, thì nhân viên sẽ không có đủ tự do để phát triển theo cách mà họ muốn.

Thay vì hình thức quản lý này, công ty để nhân viên tự ra quyết định về cách thức mà họ hoàn thành công việc như thế nào, và điều này dẫn đến một sự gia tăng trong tỉ lệ gắn kết của nhân sự. Bên cạnh đó, nhân viên cũng biết rằng họ có thể liên hệ với quản lý của mình nếu có bất kì thắc mắc hay câu hỏi nào nảy ra trong quá trình làm việc. Hãy bắt đầu bằng cách nhìn vào một bức tranh lớn toàn cảnh, để nhân viên tự do chấm phá các chi tiết – và bạn sẽ khiến nhân viên hạnh phúc hơn khi họ được thể hiện ý tưởng, và góp phần đưa những ý tưởng đó thành hiện thực đấy!

>> Xem thêm: Khủng hoảng Burnout cuối năm và cách quản lý đúng mực để nhân viên không kiệt sức

— HR Insider/Theo Forbes—
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

4 kiểu góp ý mang tính xây dựng (Constructive Feedback) mà nhà quản lý nên biết

Trong cuộc hành trình của mỗi nhà quản lý, việc góp ý mang tính xây dựng không chỉ là một kỹ năng mà là một...

Những "KOL" lĩnh vực Nhân sự mà bạn nên theo dõi

LinkedIn là một nền tảng tuyệt vời để kết nối với các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nhân sự (HR). Việc theo dõi...

Amazon quan tâm đến cả "sức khỏe tài chính" của nhân viên

Amazon Quan Tâm Đến Cả "Sức Khỏe Tài Chính" Của Nhân Viên. Gần 72% người Mỹ sống dựa vào lương hằng tháng, với số tiền...

3 phẩm chất của nhà lãnh đạo thành công dưới góc nhìn của CEO Mircrosoft

Dưới góc nhìn của CEO Microsoft, Satya Nadella, có ba phẩm chất chính mà ông tin rằng cần có để trở thành một nhà lãnh...

Lắng nghe - bí mật kiến tạo sự hạnh phúc của nhân viên tại Netflix

Trong thế giới ồn ào và hối hả của chúng ta, có một nghệ thuật thường bị lãng quên nhưng lại có sức mạnh kỳ...

Bài Viết Liên Quan

4 kiểu góp ý mang tính xây dựng (Constructive Feedback) mà nhà quản lý nên biết

Trong cuộc hành trình của mỗi nhà quản lý, việc góp ý mang tính xây...

Những "KOL" lĩnh vực Nhân sự mà bạn nên theo dõi

LinkedIn là một nền tảng tuyệt vời để kết nối với các chuyên gia hàng...

Amazon quan tâm đến cả "sức khỏe tài chính" của nhân viên

Amazon Quan Tâm Đến Cả "Sức Khỏe Tài Chính" Của Nhân Viên. Gần 72% người...

3 phẩm chất của nhà lãnh đạo thành công dưới góc nhìn của CEO Mircrosoft

Dưới góc nhìn của CEO Microsoft, Satya Nadella, có ba phẩm chất chính mà ông...

Lắng nghe - bí mật kiến tạo sự hạnh phúc của nhân viên tại Netflix

Trong thế giới ồn ào và hối hả của chúng ta, có một nghệ thuật...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers