Work life balance là gì?
“Work” được hiểu một cách đơn giản là công việc, chuỗi hoạt động bên ngoài xã hội nhằm mục đích đem lại nguồn thu nhập cho cá nhân. “Life” được hiểu là cuộc sống, khoảng thời gian tự do của cá nhân có thể sử dụng nó dành cho bản thân, gia đình… “Work-life balance” được định nghĩa là sự cân bằng giữa thời gian dành cho công việc và thời gian nghỉ ngơi dành cho cuộc sống riêng tư của bản thân.
Khái niệm giữa work và life không giống nhau, thậm chí đôi khi còn xảy ra sự mâu thuẫn. Điều này bắt nguồn từ sự phát triển không ngừng của xã hội, bắt buộc mỗi cá nhân phải không ngừng nỗ lực trong công việc nếu không muốn bản thân bị lạc hậu và thụt lùi về phía sau. Đây cũng chính là lý do khái niệm “Work-life balance” xuất hiện, nhằm giải tỏa áp lực và căng thẳng của con người trong công việc.
Nói một cách khác, “Work-life balance” là một trong những nhu cầu, nguyện vọng và mong muốn của người lao động. Mức độ nguyện vọng này nhiều hay ít tùy thuộc vào mục đích nghề nghiệp của mỗi cá nhân. Nhiều nhà tuyển dụng hiện nay thường sử dụng “Work-life balance” như một trong những yếu tố quan trọng nhằm thu hút ứng viên.
Không phủ nhận “Work-life balance” là yếu tố hấp dẫn mà một công việc lý tưởng cần có. Tuy nhiên, điểm cần phải nhấn mạnh ở đây là ở mỗi giai đoạn, mỗi độ tuổi khác nhau, người đi làm sẽ có những mục tiêu sự nghiệp khác nhau, những kỳ vọng khác nhau cho công việc mà mình đang làm.
Độ tuổi từ 24 đến 30 là khoảng thời gian đầy nhiệt huyết và năng lực. Đây chính là lúc hầu hết ai trong chúng ta cũng muốn cống hiến hết mình, học hỏi không ngừng trong công việc hay bên ngoài xã hội. Mục đích cuối cùng có thể khác nhau, có thể là thăng tiến, phát triển kỹ năng, tăng lương, khẳng định giá trị… nhưng chắc chắn một điều là những mục đích đó đều theo chiều hướng tích cực, đi lên mỗi ngày chứ không phải thùi lùi, bị đồng nghiệp hay bạn bè bỏ xa phía sau.
Phân loại của Work life balance
Vấn đề “Người trẻ có nên đi làm về sau 7h tối để cân bằng công việc ở công ty và thời gian cho cá nhân” đã từng nhận được sự tranh cãi rất sôi nổi trên các nền tảng mạng xã hội trong thời gian dài. Liệu Work life balance trên thực tế có thực sự như ta tưởng tượng?
Ngoài việc tìm hiểu work life balance là gì? Bạn cũng nên tìm hiểu về phân loại của nó để hiểu rõ hơn. Work-life balance là khái niệm mô tả sự cân bằng giữa cuộc sống công việc và cuộc sống riêng tư của một người. Work-life balance có thể được chia thành các loại sau:
- Thời gian: Một cách phổ biến để đạt được Work-life balance là phân chia thời gian giữa công việc và cuộc sống riêng tư. Điều này có thể bao gồm làm việc giờ hành chính, xếp lịch trình làm việc linh hoạt hoặc làm việc từ xa để tận dụng thời gian hiệu quả hơn.
- Công việc: Một số công việc có thể đòi hỏi nhiều thời gian và năng lượng hơn so với những công việc khác, điều này có thể gây ra căng thẳng và ảnh hưởng đến Work-life balance. Việc lựa chọn công việc phù hợp với sở thích, kỹ năng và mục tiêu của bản thân có thể giúp cân bằng giữa công việc và cuộc sống riêng tư.
- Sự hài lòng: Work-life balance cũng liên quan đến sự hài lòng với công việc và cuộc sống riêng tư. Nếu một người không hài lòng với công việc của mình hoặc không có thời gian để thư giãn và tận hưởng cuộc sống, họ có thể cảm thấy căng thẳng và không thể đạt được Work-life balance.
- Sức khỏe: Work-life balance cũng liên quan đến sức khỏe và trạng thái tâm lý của một người. Nếu một người không có thời gian để tập thể dục, ăn uống lành mạnh và điều chỉnh tâm lý, họ có thể gặp vấn đề về sức khỏe và không thể đạt được Work-life balance.
>>> Để nâng cao hiệu quả marketing, bạn có thể tìm hiểu về phần mềm marketing facebook hoặc hiểu rõ hơn về microsoft access là gì trong các bài viết chuyên sâu.
Vậy “Work-life balance” có nên xuất hiện trong từ điển của bạn tại độ tuổi này?
Tuy nhiên, vào thời điểm bạn lập gia đình, yếu tố Life xuất hiện và chiếm một phần quan trọng trong mọi quyết định lựa chọn nghề nghiệp của bạn. Lúc này, bạn không chỉ phải suy nghĩ làm sao để duy trì được thu nhập mà còn phải lo lắng cách có thể duy trì được hạnh phúc gia đình, thỏa mãn mong muốn của cá nhân. Dù “Work-life balance” có quan trọng đến thế nào, bạn cũng cần đảm bảo các yếu tố khác trong công việc nhằm để cán cân gia đình – công việc được cân bằng và bổ sung cho nhau.
Work-life balance chỉ có được khi bạn lựa chọn một công việc an toàn, nhàn rỗi, ít thách thức?
Tại sự kiện Begin.Again do VietnamWorks tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội vào cuối tháng 7 và đầu tháng 8/2019, nhiều bạn trẻ ở độ tuổi từ 24 đến 30 có cơ hội gặp gỡ Doanh nhân Thái Vân Linh và các nhà lãnh đạo cấp cao tại Việt Nam. Hai câu hỏi trên cũng là những trăn trở của nhiều bạn trẻ tại sự kiện.
>>> Nếu bạn muốn tìm hiểu về phần cứng máy tính là gì hoặc khám phá các ứng dụng của generative ai là gì, hãy tham khảo các tài liệu chi tiết tại đây.
“Ở công việc đầu tiên của mình, Linh cũng đã từng chọn Work-life balance. Tại vì Linh nghĩ tại sao tôi phải bỏ ra quá nhiều thời gian suy nghĩ về sự nghiệp, trong khi đó tôi đã có một công việc tốt, môi trường thân thiện. Tất cả những công việc tôi cần phải làm và tôi biết làm – mọi thứ đều rất ổn định. Đây là một công việc rất là lý tưởng, phải không? Mình rất vui vẻ, không bị stress, và đã đạt được cái này khi mới hai mấy tuổi. Điều này rất là may mắn.”
– Chị Thái Vân Linh bộc bạch tại sự kiện Begin.Again
Và chính vì lựa chọn Work-life balance lúc còn trẻ nên khi nhìn lại khoảng thời gian ấy, chị Thái Vân Linh nhận ra bản thân đã bỏ lỡ nhiều cơ hội học hỏi cái mới trong công việc cho những cuộc hẹn, những mối quan hệ giờ đã không còn ở cạnh mình.
Vấn đề trước đây là công việc của mình trung bình. Giờ đây cuộc sống cũng trung bình. Mức lương cũng trung bình, nghĩa là mình có đủ tiền đi ăn tối, đi chơi với bạn bè, đi du lịch 1 năm/lần. Nhưng nếu là tiền để mua nhà thì chắc chắn không có, tiền để về hưu thì chắc chắn không được. Thậm chí, đến mức KPI ở công ty cũng rất trung bình. Công việc chẳng khác gì so với 12 tháng trước.”
Liệu 20 năm tới mình vẫn tiếp tục sự trung bình này ư? Có chấp nhận được không? Tất cả những gì trong cuộc sống – sự nghiệp hoặc (đời sống) cá nhân – nếu mình muốn thì phải bỏ ra công sức để đạt được nó. Không có gì miễn phí. Không có gì dễ.
Vậy nên, còn trẻ đừng bao giờ chọn “Work-life balance”!
– Chia sẻ thẳng thắn của chị Thái Vân Linh
Nói cách khác, 24 đến 30 tuổi, cái mà bạn cần đi tìm không phải là một công việc “trung bình” để nhường lại thời gian cho những việc khác ngoài công việc. Cái mà bạn cần đi tìm là cơ hội có được công việc đúng với thế mạnh bản thân, là môi trường cho bạn cơ hội học hỏi, phát triển bản thân, chuẩn bị bản thân thật tốt để năm mười năm nữa không phải cứ ở chỗ “trung bình” ấy mãi.
Sếp, đồng nghiệp đi trước có thể sẵn sàng cầm tay chỉ việc cho bạn khi bạn là lính mới, cho bạn thử sức với những cái mới, trải nghiệm với những công việc nhiều thách thức thú vị, nhưng chỉ khi bạn xứng đáng. Xứng đáng ở đây có nghĩa là bạn ham muốn có được nó, chạy theo nó, sẵn sàng cống hiến và học hỏi chứ không phải hoàn thành cho xong công việc nằm trong bản mô tả, hay chạy cho đủ KPI là “quẳng gánh lo đi và tận hưởng cuộc sống”!
Và đâu đó, hãy hỏi chính bản thân: Có phải chỉ có một công việc nhàn rỗi mới đủ mua một ít “Work-life balance” về cho mình? Có phải hết lòng, hết sức vì công việc là hết tất cả thời gian dành cho bản thân, chăm sóc bản thân? Hay bạn đang đổ lỗi cho công việc chỉ vì bạn chưa biết cách khiến cuộc sống của mình vui vẻ, có ý nghĩa, và mất dần những mối quan hệ mà bạn muốn gìn giữ.
Nếu bạn còn trẻ, thứ bạn có duy nhất là thời gian và năng lượng. Vậy nên, “work life balance là gì?”, hãy nên chấp nhận có một ít hoặc thậm chí chưa có. Nhưng cơ hội để bạn học nhiều hơn mỗi ngày, làm thêm một cái mới mỗi ngày thì nhất định phải giành lấy cho bằng được.
>>> Nắm bắt thông tin tuyển dụng mới nhất và tham gia ứng tuyển tại VietnamWorks! Top các nhà tuyển dụng cùng việc làm tiềm năng đa dạng: Tập đoàn Hòa Phát tuyển dụng, Hoa Sen Group tuyển dụng, INSEE tuyển dụng, POSCO tuyển dụng, QH Plus tuyển dụng, Rạng Đông tuyển dụng, Saint Gobain tuyển dụng, và Schaeffler tuyển dụng.
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.