adsads
Lượt Xem 540

TẠI SAO ÍT DOANH NGHIỆP THÀNH CÔNG TRONG KIẾN TẠO VĂN HÓA?

Kiến tạo văn hóa doanh nghiệp luôn là mục tiêu quan trọng mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng mong muốn xây dựng thành công, tạo nên bản sắc riêng. Tuy nhiên, chặng đường đi đến thành công đó không hề dễ dàng. Trong buổi chia sẻ, Tiến sĩ Giản Tư Trung, Hiệu trưởng trường Doanh nhân PACE, cho biết, thời nay có rất nhiều doanh nghiệp muốn kiến tạo văn hóa, nhưng thường xuyên thất bại do vướng vào một trong 5 nguyên nhân sau: 

  • Thứ nhất, thiếu nhận thức sâu sắc về văn hóa và tầm quan trọng của văn hóa đối với sự thành bại và bền vững của tổ chức. 
  • Thứ hai, thiếu giấc mơ rõ ràng về văn hóa mà mình mong muốn. 
  • Thứ ba, thiếu phương pháp khoa học để kiến tạo, tái tạo văn hóa.
  • Thứ tư, thiếu giải pháp cụ thể và thuyết phục để xây dựng văn hóa. 
  • Thứ năm, thiếu bền bỉ trong hành trình kiến tạo/xây dựng văn hóa.

Bên cạnh đó, diễn giả Giản Tư Trung cũng chia sẻ thêm nguyên nhân gốc rễ của việc thất bại trong kiến tạo văn hóa là do chưa thật sự hiểu thấu khái niệm “Văn hóa là cái gì?”. Khi mỗi nhân viên trong doanh nghiệp hiểu được bản chất cốt lõi của văn hóa thì việc xây dựng văn hóa bản sắc của đội ngũ, tổ chức không khó, chỉ khi không hiểu thì xây mãi không được. 

VĂN HÓA LÀ “CÁCH SỐNG” CỦA DOANH NGHIỆP

Tiến sĩ Giản Tư Trung đã nêu ra một ý niệm chính để định hình khái niệm văn hóa. Theo tiến sĩ, văn hóa là làm gì và sống thế nào; nếu được gói gọn khái niệm văn hóa trong một từ, Tiến sĩ cho rằng đó là “cách sống”. Văn hóa của doanh nghiệp chính là cách nghĩ, cách sống và cách làm người của những con người trong doanh nghiệp đó. 

Tiến sĩ Giản Tư Trung định nghĩa văn hóa doanh nghiệp sẽ tạo nên sức mạnh to lớn khi dung hòa bởi văn hóa của một cá nhân, một đội ngũ và cả một tổ chức. Khi đó, văn hóa sẽ là trụ đỡ, là điểm tựa giúp doanh nghiệp đứng vững trước những biến cố bất ngờ, các “cú sốc” của thị trường. Văn hóa vừa là “cái phanh” giúp doanh nghiệp không tuột dốc quá sâu, trụ lại, để tìm ra cơ hội mới. Song lại vừa là “chân ga”, thôi thúc doanh nghiệp làm điều đúng, điều đẹp và tiến về phía trước. 

PHƯƠNG PHÁP KIẾN TẠO VÀ KẾT NỐI VĂN HÓA VỚI GIÁ TRỊ CỦA TỔ CHỨC

Chia sẻ trong buổi hội thảo, Tiến sĩ cho rằng, để có thể thành công kiến tạo văn hóa của một doanh nghiệp, mỗi cá nhân cần phải “biết – sống – thành” trong văn hóa đó. Đây là mô hình Know-Live-Be, có khả năng áp dụng đồng bộ từ nhân viên, đội ngũ và tổ chức nhanh chóng. Nếu có thể duy trì cách làm này trong thời gian đủ dài, những thay đổi nhất thời sẽ dần trở nên bền vững, từ đó định hình bản tính và văn hóa của toàn bộ tổ chức. 

Giải pháp cho việc xây dựng văn hóa nền tảng cũng đã được Tiến sĩ Giản Tư Trung đề cập đến trong buổi hội thảo. Đó là 3 phương pháp được Tiến sĩ Giản Tư Trung đánh giá là tốt nhất thế giới, đến từ tác giả của cuốn sách nổi tiếng thế giới “7 thói quen của người thành đạt” Stephen R. Covey, bao gồm: 

  • Chuyển đổi Văn hóa bằng Sức mạnh của 7 thói quen (7 HABITS)
  • Chuyển đổi Văn hóa bằng Tốc độ của Niềm tin (Speed of Trust)
  • Chuyển đổi Văn hóa bằng Trí tuệ cảm xúc (Search inside yourself)

Những phương pháp được Tiến sĩ Giản Tư Trung giới thiệu trong buổi hội thảo, đặc biệt là giải pháp đào tạo “7 Habits” đã được Tổng thống Bill Clinton yêu thích, chọn làm chương trình đào tạo cho ông và đội ngũ nhân viên Nhà Trắng. Tác giả Stephen R. Covey cũng đã giảng “7 Habits” cho 50 nguyên thủ quốc gia cùng nhiều thành viên nội các của họ.

“Hành trình vạn dặm khởi đầu bằng một bước chân”. Qua buổi hội thảo, Navigos Group mong rằng dưới sự chia sẻ của diễn giả Giản Tư Trung, Quý doanh nghiệp sẽ có thêm những góc độ tiếp cận sâu hơn về khái niệm văn hóa và những nhà lãnh đạo sẽ vững tin hơn trên chặng đường kiến tạo văn hóa cho doanh nghiệp. 

Xem thêm: [EXCLUSIVE WORKSHOP] “Leading in Disruptive Times” – Dẫn dắt tổ chức trong thời kỳ hỗn loạn

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Khám phá 3 xu hướng #Worktok hiện tại

Thế giới công việc đang thay đổi với tốc độ chóng mặt, và để bắt kịp xu hướng, các nhà quản lý nhân sự cần trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng mới. #Worktok, một hashtag bùng nổ trên TikTok, mang đến kho tàng thông tin quý giá về những xu hướng mới nhất trong lĩnh vực nhân sự, giúp bạn nâng tầm quản lý và tạo dựng môi trường làm việc hiệu quả.

Overthinkers - một thế hệ nhân viên "nghĩ nhiều", sếp cần làm gì?

Trong thế giới hiện đại, nơi thông tin tràn ngập và quyết định phải được đưa ra nhanh chóng, việc "nghĩ nhiều" có thể trở thành một rào cản đáng kể. "Overthinking" - một thuật ngữ quen thuộc, nhưng lại mang theo nhiều hệ lụy khi nó len lỏi vào môi trường công sở. Nhân viên thế hệ mới, với tư duy sáng tạo và khả năng phân tích cao, đôi khi lại mắc kẹt trong vòng xoáy của việc suy nghĩ quá nhiều, ảnh hưởng đến hiệu suất công việc.

Nhận diện "Vampire Tasks": bí quyết giúp nhân viên nâng cao năng suất

Trong thế giới công việc hối hả, năng suất là thước đo thành công của mỗi cá nhân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh những công việc hiệu quả, mang lại giá trị thiết thực, vẫn tồn tại những "Vampire Tasks" - những "công việc hút kiệt năng lượng" âm thầm bào mòn thời gian và năng lượng của nhân viên. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về "Vampire Tasks", cách thức nhận diện và giải pháp loại bỏ chúng, từ đó góp phần nâng cao năng suất cho nhân viên và cả tập thể.

Xu hướng "Work-Life Fit" - bí quyết hòa hợp giữa công việc & cuộc sống

Trong một thế giới công nghệ phát triển nhanh chóng, "Work-Life Fit" đang trở thành một xu hướng quan trọng trong quản lý nhân sự. Đối với các tổ chức, việc khuyến khích nhân viên theo đuổi sự hài hòa giữa công việc và cuộc sống cá nhân không chỉ là cách tăng cường sự hạnh phúc và hiệu suất làm việc mà còn là một yếu tố quyết định giúp thu hút và giữ chân nhân tài. Vậy làm thế nào để khuyến khích nhân viên theo đuổi "Work-Life Fit" trong môi trường làm việc?

“Business Acumen” - Bí quyết nâng cao vị thế người làm Nhân sự khi đồng điệu với lãnh đạo

Nhân sự (HR) ngày nay không chỉ đơn thuần là bộ phận tuyển dụng và quản lý nhân viên. Để thích ứng với sự thay đổi của thị trường và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của doanh nghiệp, HR cần phát triển rộng rãi nền tảng kiến thức và kỹ năng. Điều này giúp họ không chỉ hoàn thành tốt vai trò hỗ trợ, mà còn có thể đưa ra các chiến lược liên quan đến nhân sự, góp phần vào sự thành công chung của tổ chức.

Bài Viết Liên Quan

Khám phá 3 xu hướng #Worktok hiện tại

Thế giới công việc đang thay đổi với tốc độ chóng mặt, và để bắt kịp xu hướng, các nhà quản lý nhân sự cần trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng mới. #Worktok, một hashtag bùng nổ trên TikTok, mang đến kho tàng thông tin quý giá về những xu hướng mới nhất trong lĩnh vực nhân sự, giúp bạn nâng tầm quản lý và tạo dựng môi trường làm việc hiệu quả.

Overthinkers - một thế hệ nhân viên "nghĩ nhiều", sếp cần làm gì?

Trong thế giới hiện đại, nơi thông tin tràn ngập và quyết định phải được đưa ra nhanh chóng, việc "nghĩ nhiều" có thể trở thành một rào cản đáng kể. "Overthinking" - một thuật ngữ quen thuộc, nhưng lại mang theo nhiều hệ lụy khi nó len lỏi vào môi trường công sở. Nhân viên thế hệ mới, với tư duy sáng tạo và khả năng phân tích cao, đôi khi lại mắc kẹt trong vòng xoáy của việc suy nghĩ quá nhiều, ảnh hưởng đến hiệu suất công việc.

Nhận diện "Vampire Tasks": bí quyết giúp nhân viên nâng cao năng suất

Trong thế giới công việc hối hả, năng suất là thước đo thành công của mỗi cá nhân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh những công việc hiệu quả, mang lại giá trị thiết thực, vẫn tồn tại những "Vampire Tasks" - những "công việc hút kiệt năng lượng" âm thầm bào mòn thời gian và năng lượng của nhân viên. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về "Vampire Tasks", cách thức nhận diện và giải pháp loại bỏ chúng, từ đó góp phần nâng cao năng suất cho nhân viên và cả tập thể.

Xu hướng "Work-Life Fit" - bí quyết hòa hợp giữa công việc & cuộc sống

Trong một thế giới công nghệ phát triển nhanh chóng, "Work-Life Fit" đang trở thành một xu hướng quan trọng trong quản lý nhân sự. Đối với các tổ chức, việc khuyến khích nhân viên theo đuổi sự hài hòa giữa công việc và cuộc sống cá nhân không chỉ là cách tăng cường sự hạnh phúc và hiệu suất làm việc mà còn là một yếu tố quyết định giúp thu hút và giữ chân nhân tài. Vậy làm thế nào để khuyến khích nhân viên theo đuổi "Work-Life Fit" trong môi trường làm việc?

“Business Acumen” - Bí quyết nâng cao vị thế người làm Nhân sự khi đồng điệu với lãnh đạo

Nhân sự (HR) ngày nay không chỉ đơn thuần là bộ phận tuyển dụng và quản lý nhân viên. Để thích ứng với sự thay đổi của thị trường và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của doanh nghiệp, HR cần phát triển rộng rãi nền tảng kiến thức và kỹ năng. Điều này giúp họ không chỉ hoàn thành tốt vai trò hỗ trợ, mà còn có thể đưa ra các chiến lược liên quan đến nhân sự, góp phần vào sự thành công chung của tổ chức.

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers