Điều này thậm chí còn nằm ngoài những điều căn bản như đến đúng giờ, ăn mặc chỉnh tề, lịch sự và chỉn chu trong từng chi tiết của đơn xin việc. Dĩ nhiên, những điều kể trên đều rất quan trọng. Nhưng hơn hết, hãy thật sự sẵn sàng và khiến mình thật nổi bật trong buổi phỏng vấn xin việc. Và để có thể ứng phó thật tốt trước những câu hỏi hóc búa, hãy suy nghĩ và làm theo lối tư duy của họ – những nhà tuyển dụng của bạn!
Mục đích là nhà lãnh đạo là muốn tìm được nhân tố phù hợp nhất với vị trí còn trống, đồng thời giúp đẩy mạnh năng lực tiềm tàng của tổ chức công ty. Buổi phỏng vấn chính là một phép thử. Vì vậy, để hiểu rõ hơn quan điểm của nhà tuyển dụng, hãy thử tưởng tượng xem họ cần phải biết gì để có thể chính thức nhận bạn vào công việc đó.
Hãy cùng xem sáu bước dưới đây để giúp bạn có thể liên kết những kỹ năng phỏng vấn của mình với tư duy của nhà tuyển dụng một cách hữu ích nhất.
Tìm hiểu tất cả mọi thứ trước khi bước chân đến buổi phỏng vấn
Nhà tuyển dụng sẽ mang kinh nghiệm của họ vào buổi phỏng vấn bởi vì nguồn gốc của công ty chính là những thước đo không gì có thể thay thế được. Hãy thành thạo tất cả những thông tin có sẵn của nơi mà bạn đến ứng tuyển. Đọc hết mọi thứ bạn có thể tìm thấy về công ty và công việc đó – từ những nguồn công cộng, trang web của công ty, hay bất cứ những gì mà họ gửi cho bạn. Nghiên cứu kĩ về những yêu cầu và mô tả công việc dành cho ứng viên. Những nhà phỏng vấn rất mong đợi ứng viên có thể nắm được các thông tin và tài liệu này. Đó chính là chiếc vé thông hành đầu tiên cho buổi phỏng vấn xin việc đấy!
Tuy nhiên, bạn còn có thể làm tốt hơn như thế nữa. Hãy dùng thử những sản phẩm của công ty, gặp gỡ những người đã từng làm việc ở đó, kể cả nhà cung cấp hay khách hàng. Hỏi ý kiến của họ về công ty, và cách họ nghĩ về hướng phát triển của nó. Nếu bạn biết một nghành nghề tương tự ở công ty khác, hãy suy nghĩ xem chúng khác nhau ở điểm này.
Những kiến thức này sẽ là nền móng giúp bạn thuận lợi để tiến đến bước tiếp theo đấy!
Chuẩn bị những câu hỏi riêng của bản thân mình
Những câu hỏi bổ sung có chiều sâu sẽ khiến cho nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn thật sự quan tâm đến vị trí đó, đồng thời nó còn cho thấy bạn là một ứng viên đáng gờm. Trong khi đặt ra những câu hỏi đầy ấn tượng dành cho nhà tuyển dụng, bạn cũng nên nhớ đề cập đến vấn đề về cách vận hành của tổ chức công ty họ. Hãy vượt qua khỏi những câu hỏi mang tính rập khuôn cơ bản thường thấy. Ví dụ, nếu như bạn đang phỏng vấn tại một công ty chuyên về tiếp thị khách hàng, đừng hỏi: “Công ty có làm về nghiên cứu thị trường nhiều không?”. Bởi vì họ chuyên về tiếp thị, chắc rằng họ sẽ có làm nghiên cứu thị trường. Thay vào đó, hãy thử hỏi: “Kết quả của việc nghiên cứu thị trường đã tác động thế nào đến thiết kế sản phẩm?”, hay: “Sự khác biệt giữa những nghành nghề liên quan đến nghiên cứu thị trường và quản lý thương hiệu là gì?”.
Dự tính trước cho nhiều tình huống khác nhau
Hãy liên kết chính mình với nhu cầu của nhà tuyển dụng đối với công việc. Đến buổi gặp mặt với hai bản tóm tắt bản thân ngắn gọn nhưng súc tích – một bản dành cho thời gian yêu cầu là một phút, bản còn lại dành cho thời hạn là bốn đến năm phút. Bắt đầu với lời tạo lập giá trị bản thân, và hãy làm cho nó phù hợp với tính chất công việc. Tự hỏi chính mình: “Tại sao mình có thể nhận được công việc này?”. Câu trả lời sẽ có trong bản tóm tắt bản thân của bạn.
Hãy tưởng tượng về những câu hỏi mà nhà tuyển dụng sẽ đặt ra, và cách bạn sẽ ứng phó như thế nào với nó. Một vài câu hỏi có thể là để xem bạn phù hợp với yêu cầu công việc như thế nào. Một số khác chính là lấy cảm hứng từ chính đơn xin việc của bạn. Có thứ gì trở ngại bạn với những tiêu chuẩn của họ không? Nếu có, bạn đã làm cách nào để có thể vượt qua được những thiếu sót đó trong quá khứ, hoặc bạn sẽ xử lí như thế nào nếu ở cương vị như lúc này?
Thể hiện năng lực bản thân
Đặc biệt là trong những cuộc phỏng vấn sau này, hãy cho nhà tuyển dụng thấy được khả năng của bạn trong công việc và cách bạn xử lí các tình huống ra sao. Bạn không cần phải có đáp án chính xác cho những vấn đề phức tạp mà chắc rằng họ có thể làm tốt hơn bạn. Hãy trình bày ý tưởng của mình theo cách mà bạn mường tượng trong đầu là nó sẽ có hiệu quả, và chờ xem phản ứng của nhà tuyển dụng ra sao. Ví dụ, bạn có thể nói rằng: “Tôi cho rằng với tình huống này, ta cần… Nếu giả thuyết này là đúng, tôi cần làm…để vấn đề này có thể giải quyết được”. Hãy trình bày một cách cẩn thận, vì họ sẽ chú ý quan sát cách bạn phối hợp làm việc với họ hơn là chấp nhận giải pháp mà bạn đang đề ra.
Phần thảo luận này trong buổi phỏng vấn thì cực kì quan trọng, đặc biệt là đối với những vị trí cần người với dày dạn kinh nghiệm và thâm niên cao. Các CEO cũng như hội đồng công ty luôn mong muốn tìm được những ứng viên có trình độ chuyên môn cao và đủ khả năng bắt tay vào công việc mới một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Sẵn sàng cho những kiểu phỏng vấn đặc biệt
Thường thì những công ty cố vấn sẽ phỏng vấn theo kiểu tình huống. Nhiều nhà tuyển dụng tại một số công ty sẽ đưa ra những tình huống giải quyết vấn đề giả định, và hỏi những câu hỏi kiểu như: “Bao nhiêu viên bi đủ để đựng vừa cái hũ này?”. Nếu bạn đang theo đuổi những ngành nghề này, bạn phải thể hiện thật tốt trong khâu này của buổi phỏng vấn. Cách duy nhất để có thể tích lũy đủ kinh nghiệm cho những loại tình huống này chính là: chuẩn bị và thực hành. Có một vài quyển sách có thể giúp bạn tham khảo, đề cử như Are you Smart Enough to Work at Google? hay Case in Point.
Tổng hợp và điều chỉnh những gì mình đã học hỏi được
Bạn đã chuẩn bị tâm thế cho buổi phỏng vấn đầu tiên với góc nhìn khách quan. Nhưng khi vào sâu hơn ở những buổi gặp mặt sau, nhà tuyển dụng sẽ cân nhắc bạn kĩ hơn từ những gì mà bạn đã tích lũy cho bản thân mình trong những buổi thảo luận trước. Họ sẽ mong đợi những quan điểm và những mối quan tâm sâu sắc hơn từ bạn.
Vậy, bạn đã học hỏi được những gì về công ty này? Những nhà tuyển dụng có gợi cho bạn đề xuất ý tưởng gì hay không? Bạn đã rút ra được những điểm mạnh và điểm cần khắc phục gì cho bản thân rồi? Hãy xem xét lại bản tóm tắt bản thân. Và nếu được, hãy soạn ra một bộ câu hỏi mới cho buổi phỏng vấn tiếp theo nhé!
Trong một bản tóm tắt, lời tạo lập giá trị bản thân mở đầu sẽ dẫn lối bạn, mạng lưới thông tin liệt kê còn lại sẽ làm nổi bật lên những khả năng tốt của bạn. Nhưng quan trọng nhất vẫn chính là cái gật đầu đồng ý. Vì vậy, cách tốt nhất để nhận được sự chấp thuận đó là: suy nghĩ theo lối tư duy của nhà tuyển dụng, chuẩn bị thật chu đáo và sẵn sàng cho một buổi phỏng vấn suôn sẻ và hiệu quả nhất!
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.