Tác động tiêu cực khi Sếp và đồng nghiệp luôn phớt lờ bạn
Theo kết quả nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học Mỹ, nhân viên được tôn trọng có chỉ số sức khỏe và hạnh phúc cao hơn 56%. Bên cạnh đó, mức độ yêu thích công việc đến 89% và 92% nâng cao hiệu suất làm việc… Ngoài ra, cảm giác an toàn và muốn gắn bó lâu dài cùng công ty cao gấp 72 lần.
Kết quả này cho thấy, không bị phớt lờ và được tôn trọng tác động tích cực mạnh mẽ đến hiệu suất làm việc và hành trình phát triển sự nghiệp của nhân viên. Vậy nên nếu bạn đang bị Sếp và đồng nghiệp ngó lơ ở công ty, hãy tìm cách vượt qua cảm giác bị bỏ rơi đầy khó chịu này nếu không muốn chất lượng công việc bị giảm sút!
Tìm hiểu Gen Y là gì để nắm rõ hơn về đặc điểm của thế hệ trẻ trong lao động, cùng với kiến thức về booklet là gì để cải thiện kỹ năng tổ chức tài liệu hiệu quả.
Cách vượt qua cảm giác “bị phớt lờ” hiệu quả
Gây chú ý bằng thành quả công việc
Khi bạn giỏi, lời nói của bạn sẽ có giá trị hơn. Vậy nên hãy nỗ lực làm việc để đạt được thành quả cao và gây chú ý với mọi người bằng chính thành tích xuất sắc đáng tự hào ấy. Chẳng hạn như tháng này bạn vượt chỉ tiêu KPI công ty đề ra, hoặc dự án bạn đảm nhận đem lại doanh thu lớn cho công ty…
Lôi kéo sự chú ý bằng con số cụ thể
Con số cụ thể khiến người nghe chú ý hơn đến lời nói của bạn thay vì chỉ trình bày chung chung. Ví dụ thay vì nói: “Em nghĩ đây là phương án khả thi giúp tăng doanh số bán hàng” thì bạn nên nói: “Em đã áp dụng phương án này với 10 khách hàng và có đến 7 khách hàng quyết định mua sản phẩm, thay vì phương án cũ chỉ thuyết phục được 4 khách hàng…”
Việc hiểu rõ môi giới là gì có thể giúp bạn phát triển kỹ năng giao tiếp chuyên nghiệp, đồng thời tham khảo thông tin về SDR là gì để mở rộng kiến thức trong lĩnh vực bán hàng.
Tập trung luận điểm quan trọng nhất, tránh dài dòng
Dù được mọi người tôn trọng, nếu bạn trình bày quá dài dòng lan man sẽ khiến Sếp và đồng nghiệp cảm thấy chán và phân tâm. Vậy nên hãy cố gắng trình bày ngắn gọn súc tích và tập trung vào luận điểm quan trọng nhất bạn nhé.
Trực tiếp thảo luận với Sếp
Đừng chỉ trao đổi qua tin nhắn, email… mà bạn nên trực tiếp gặp Sếp để trình bày ý kiến và thảo luận vấn đề. Bạn có thể hẹn thành công Sếp bằng cách diễn đạt thuyết phục như: “Em muốn cống hiến nhiều hơn năng lực của bản thân cho sự phát triển chung của công ty, và cảm thấy được mình là một nhân viên có giá trị trong tập thể. Vì vậy, em rất mong sắp xếp được một cuộc trao đổi trực tiếp với Sếp về đề xuất đóng góp cho dự án này…”.
Nếu trong buổi trao đổi thấy cấp trên vẫn phớt lờ bạn, hãy thẳng thắn bày tỏ cảm xúc của bản thân về chuyện này để hy vọng Sếp sẽ chú ý đến bạn hơn.
Nắm vững feedback là gì giúp bạn cải thiện kỹ năng giao tiếp trong công việc, và hiểu thêm về dữ liệu là gì sẽ hỗ trợ bạn quản lý và phân tích thông tin hiệu quả hơn.
Tạo dựng nhiều mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp
Lôi kéo càng nhiều “đồng minh” về phía mình giúp bạn có càng nhiều sự ủng hộ và hỗ trợ đắc lực trong công việc. Do đó, hãy thân thiện và tạo dựng nhiều mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp xung quanh bạn nhé. Bạn nên thường xuyên mời đồng nghiệp uống café, hẹn đi ăn trưa chung và nhiệt tình hỗ trợ giúp đỡ họ trong công việc…
Tìm môi trường làm việc mới phù hợp hơn
Sau bao nhiêu cố gắng, nếu Sếp và đồng nghiệp vẫn luôn cố ý phớt lờ mọi đóng góp của bạn thì rất có thể, bạn đã bị “tẩy chay”. Nếu vẫn ở lại công ty này, bạn sẽ luôn phải chịu đựng cảm giác bị xem thường, bỏ rơi, phớt lờ, ngó lơ… đầy khó chịu và ức chế này. Vậy nên giải pháp tốt nhất trong tình huống này là nên chuẩn bị tinh thần để tìm kiếm công việc mới với môi trường làm việc mới phù hợp hơn bạn nhé.
Hy vọng những chia sẻ trên giúp bạn vượt qua được cảm giác bị bỏ rơi khi Sếp và đồng nghiệp luôn phớt lờ mọi đóng góp của bạn. Chúc ý kiến của bạn sớm được mọi người chú ý, tôn trọng lắng nghe và tán thành bạn nhé!
Xem thêm: E-learning 3: Nạp tự tin để thuyết trình hấp dẫn, mở khóa kỹ năng trình bày thu hút
— HR Insider—
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.