adsads
Vốn cố định là gì?
Lượt Xem 60

Vốn cố định là một phần quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ vốn cố định là gì, vai trò và cách quản lý vốn ra sao. Nội dung bài viết dưới đây, các bạn hãy cùng VietnamWorks HR Insider khám phá sâu hơn về loại vốn đặc biệt này nhé!

Khái niệm vốn cố định là gì?

Vốn cố định là khoản đầu tư vào các tài sản có giá trị lớn như đất đai, nhà máy, thiết bị máy móc,… nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Loại tài sản này có khả năng tái sử dụng và không bị tiêu thụ, phá hủy trong quá trình sản xuất hàng hóa/dịch vụ.

Vốn cố định và vốn lưu động

Tìm hiểu vốn cố định là gì?

Nói theo cách khác, vốn cố định là khoản tiền đầu tư ứng trước cho việc xây dựng, mua sắm và lắp đặt tài sản cố định hữu hình hoặc vô hình trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Đây được coi là nguồn vốn hình thành nên sản phẩm cố định và thuộc một phần trong tổng số vốn đầu tư của doanh nghiệp.

Đặc điểm nhận biết vốn cố định

Chúng ta có thể nhận biết vốn cố định dựa trên những đặc điểm nổi bật sau:

Tính lâu bền

Vốn cố định có thời gian sử dụng lâu dài, tối thiểu từ 1 năm trở lên. Vì thế nguồn vốn này có thể được người ta sử dụng trong nhiều kỳ kinh doanh để tạo ra các loại sản phẩm/dịch vụ mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Tính nguyên giá

Giá trị của vốn cố định sẽ được xác định theo nguyên giá, bao gồm giá mua, phí lắp đặt và các khoản phí liên quan đến việc đưa tài sản vào hoạt động. Nguyên giá của vốn cố định là cơ sở để doanh nghiệp tính khấu hao và xác định giá trị còn lại của tài sản cố định.

Vốn lưu động la gì

Đặc điểm giúp nhà quản trị phân biệt vốn cố định là gì?

Tính luân chuyển giá trị 

Vốn cố định thường được luân chuyển giá trị dần vào giá trị sản phẩm. Trong quá trình đó, một phần của loại vốn này trở thành chi phí sản xuất ứng với sự hao mòn của tài sản.

Công thức tính vốn cố định

Công thức tính vốn cố định vào thời điểm đầu và cuối của kỳ kinh doanh:

Vốn cố định đầu kỳ/cuối kỳ = Nguyên giá tài sản cố định – Khấu hao lũy kế đầu kỳ/cuối kỳTrong đó:

  • Nguyên giá tài sản cố định: Giá trị của tài sản cố định khi chủ đầu tư mới mua về, bao gồm giá mua, chi phí lắp đặt, vận hành thử và các loại phí có liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào sử dụng.
  • Khấu hao lũy kế: Tổng số khấu hao công ty đã trích vào chi phí sản xuất qua các kỳ của tài sản cố định cho đến thời điểm tính.
Cách tính vốn lưu động

Công thức tính vốn cố định và ví dụ cụ thể

Ví dụ: Giả sử công ty A có nguyên giá trị tài sản cố định ở đầu kỳ là 100 tỷ đồng. Trong quá trình kinh doanh, công ty A có mua sắm thêm một số tài sản cố định với nguyên giá là 50 tỷ đồng, đồng thời khấu hao tài sản cố định với số tiền là 20 tỷ đồng. Vậy nên, vốn cố định cuối kỳ kinh doanh của công ty A là 130 tỷ đồng.

Vai trò của vốn cố định trong hoạt động kinh doanh

Không chỉ thắc mắc vốn cố định là gì, vai trò của vốn cố định trong quá trình kinh doanh cũng được nhiều người đặc biệt quan tâm.

Thiết lập cơ sở hạ tầng cho công ty 

Vốn cố định giúp doanh nghiệp xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết để phục vụ cho hoạt động sản xuất hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ. Theo đó, các tài sản vốn cố định như nhà xưởng, máy móc, thiết bị là những yếu tố quyết định trực tiếp đến việc phát triển sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.

Cải tiến sản phẩm/dịch vụ

Việc thường xuyên nâng cấp và cải tiến tài sản vốn cố định sẽ giúp doanh nghiệp duy trì tính cạnh tranh trên thị trường. Trong thời đại số, các công ty cần cập nhật trang thiết bị, công nghệ hiện đại để tạo ra những sản phẩm mới, chất lượng và giảm chi phí sản xuất.

Tài sản lưu động là gì

Tầm quan trọng của vốn cố định đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Hỗ trợ phát triển bền vững

Vốn cố định đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển dài hạn của doanh nghiệp. Việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng và trang thiết bị sản xuất giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô hoạt động cũng như mở rộng thị trường và tạo cơ hội để phát triển mạnh mẽ trong tương lai.

Tăng cường hiệu quả làm việc

Sử dụng tài sản vốn cố định hiệu quả cũng là cách giúp doanh nghiệp tăng năng suất và giảm chi phí sản xuất. Điều này có thể giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận và khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Tạo sự chủ động mà không cần phải thuê ngoài

Sở hữu vốn cố định giúp công ty giảm chi phí thuê từ bên ngoài, chẳng hạn như nhiều công ty sẽ mua máy photocopy thay vì phải sử dụng dịch vụ ngoài quán. Điều này giúp giảm thiểu chi phí và tạo được sự ổn định trong hoạt động kinh doanh.

Sự khác nhau giữa vốn lưu động và vốn cố định

Khác với vốn cố định, vốn lưu động liên quan đến tài sản và tài chính có thể dễ dàng được quy đổi thành tiền mặt hoặc sử dụng trong việc thanh khoản. Vốn lưu động bao gồm tiền mặt, cổ phiếu, trái phiếu, tài khoản ngân hàng và các khoản đầu tư có tính thanh khoản cao.

Để phân biệt sự khác nhau giữa vốn cố định và vốn lưu động là gì, các bạn có thể dựa vào một số điều sau đây:

Khái niệm

  • Vốn cố định là tài sản vật lý của doanh nghiệp, dùng để sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ trong một khoảng thời gian dài.
  • Vốn lưu động bao gồm tiền mặt và các loại tài sản có tính thanh khoản cao, dễ chuyển đổi thành tiền để đầu tư hoặc thanh toán nợ.
Tài sản cố định

Nguồn vốn cố định và vốn lưu động khác nhau ra sao?

Tính thanh khoản 

  • Vốn cố định có tính thanh khoản thấp, không dễ dàng trong việc chuyển đổi thành tiền mặt.
  • Vốn lưu động có tính thanh khoản cao và có thể dễ dàng chuyển đổi nhanh chóng.

Mục đích sử dụng

  • Vốn cố định được doanh nghiệp sử dụng cho việc sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ.
  • Vốn lưu động thường được doanh nghiệp sử dụng cho việc mua sắm, đầu tư, thanh toán nợ hoặc đáp ứng các mục đích tài chính ngắn hạn khác.

Nhìn chung, cả vốn cố định và vốn lưu động đều đóng vai trò quan trọng trong quá trình quản lý tài chính của một doanh nghiệp. Hiểu rõ sự khác biệt giữa hai loại vốn này sẽ giúp bạn quản lý tài chính một cách hiệu quả.

TẠO TÀI KHOẢN MỚI – MAY MẮN NHẬN VOUCHER 100K

THẢ GA HỌC E-LEARNING MIỄN PHÍ

Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định

Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng vốn cố định là một phần rất quan trọng của quản lý tài sản và tài chính trong hoạt động kinh doanh. Điều này giúp doanh nghiệp đảm bảo rằng khoản đầu tư vào vốn cố định đạt được hiệu suất và mang lại giá trị cao nhất. Vậy cách để đánh giá mức độ hiệu quả của việc sử dụng vốn cố định là gì?

Tỷ suất của lợi nhuận ròng (ROA)

ROA là một chỉ số quan trọng giúp doanh nghiệp đo lường hiệu quả sử dụng vốn cố định. Nó là kết quả của tỷ lệ lợi nhuận ròng (khoản lợi nhuận trước thuế) so với tổng giá trị của tài sản, bao gồm cả vốn cố định. ROA cao cho thấy doanh nghiệp của bạn biết cách tận dụng tài sản cố định một cách hiệu quả để tạo ra lợi nhuận.

Tỷ suất của lợi nhuận thuần (NOPAT)

NOPAT là chỉ số đo lường lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trừ đi khoản lợi nhuận thuế. So sánh NOPAT với giá trị vốn cố định sẽ giúp bạn biết được liệu các tài sản cố định đã mang lại lợi nhuận đủ lớn hay chưa.

Khấu hao tài sản cố định

Hướng dẫn cách đánh giá mức độ hiệu quả của quản lý vốn cố định

Tỷ suất lợi nhuận gộp (Gross Profit Margin)

Tỷ suất này giúp chúng ta đo lường lợi nhuận gộp từ sản phẩm/dịch vụ so với chi phí cung ứng hoặc sản xuất. Gross Profit Margin cung cấp thông tin giúp doanh nghiệp đánh giá được mức độ hiệu quả của việc tận dụng tài sản cố định trong quá trình sản xuất.

Chu kỳ hoạt động của tài sản cố định (Asset turnover)

Asset turnover là chỉ số đo lường số lần mà tài sản cố định được doanh nghiệp sử dụng để tạo doanh thu trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu tăng chu kỳ hoạt động lên thì đồng nghĩa với việc tài sản cố định được sử dụng hiệu quả hơn.

Tỷ lệ lợi nhuận so với lãi suất vay

Bạn có thể dựa vào tỷ lệ này để đánh giá xem lợi nhuận từ việc sử dụng tài sản cố định có đủ lớn để đáp ứng nhu cầu lãi suất và khoản nợ hay không. Nếu lợi nhuận thu về không cao hơn lãi suất, điều này có thể là dấu hiệu của việc doanh nghiệp sử dụng vốn không hiệu quả.

Đánh giá thị trường

Doanh nghiệp có thể đánh giá thị trường, so sánh với các đối thủ cạnh tranh để xem liệu mình có đang sử dụng tài sản cố định hiệu quả hơn hay không. Nếu bạn thấp hơn so với đối thủ cùng ngành, hãy xem xét lại cách quản lý vốn cố định.

Kiểm toán và quản lý rủi ro

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần xem xét lại kết quả kiểm toán và quản lý rủi ro liên quan đến loại tài sản này, đảm bảo chúng đang được quản lý một cách hiệu quả nhất. Nếu kết quả kiểm toán cho thấy vốn cố định đang được sử dụng không khoa học, bạn sẽ biết cách tối ưu quản lý một cách kịp thời để đảm bảo tính bền vững trong kinh doanh.

Hy vọng nội dung bài viết trên đã giúp bạn nắm rõ vốn cố định là gì, đặc điểm nhận biết và vai trò quan trọng của loại vốn này. VietnamWorks HR Insider hy vọng bạn sẽ biết cách quản lý vốn cố định hiệu quả, từ đó giúp doanh nghiệp phát triển bền vững. Chúc các bạn thành công!

— HR Insider—

VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC

VietnamWorks là kênh thông tin tuyển dụng và tìm kiếm việc làm hàng đầu tại Việt Nam, luôn mang đến các thông tin tuyển dụng uy tín, chất lượng và nhanh chóng. Với hơn 9.4 triệu lượt truy cập hàng tháng, VietnamWorks giúp kết nối ứng viên với các nhà tuyển dụng có nhu cầu tìm nhân sự tiềm năng. Người tìm việc có thể dễ dàng tiếp cận các thông tin tuyển dụng đáng tin cậy trên toàn quốc. Bên cạnh đó, VietnamWorks còn tích hợp các tính năng hiện đại, hỗ trợ người dùng tạo CV trực tuyến và ứng tuyển một cách dễ dàng, tiết kiệm thời gian. 

adsads
Bài Viết Liên Quan

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn xa lạ trong thế giới kinh doanh. Nhưng điều thú...

Con đường sự nghiệp năm 2025 sẽ mù tịt nếu không cải thiện những kỹ năng này

"85 triệu việc làm sẽ biến mất vào năm 2025" - con số này từ Diễn đàn Kinh tế Thế giới đang khiến nhiều người...

Khám phá về BOQ trong lĩnh vực xây dựng

BOQ là gì? Giải đáp về bảng khối lượng trong xây dựng

BOQ được xem là bộ hồ sơ quan trọng, giúp chủ đầu tư có cái nhìn tổng quan về tài chính, đảm bảo sự công...

Khám phá tất tần tật về vị trí RSM

RSM là gì? Giải mã vai trò của giám đốc kinh doanh vùng

RSM là vị trí quản lý cấp cao trong một bộ phận kinh doanh, đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của...

Khám phá thế giới của những tổng đài viên chuyên nghiệp

Tổng đài viên là gì? Tất tần tật về nghề hot nhất hiện nay

Các công ty, doanh nghiệp hiện nay rất chú trọng trong việc xây dựng kênh thông tin liên lạc với khách hàng. Đó cũng chính...

Bài Viết Liên Quan

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn...

Con đường sự nghiệp năm 2025 sẽ mù tịt nếu không cải thiện những kỹ năng này

"85 triệu việc làm sẽ biến mất vào năm 2025" - con số này từ...

Khám phá về BOQ trong lĩnh vực xây dựng

BOQ là gì? Giải đáp về bảng khối lượng trong xây dựng

BOQ được xem là bộ hồ sơ quan trọng, giúp chủ đầu tư có cái...

Khám phá tất tần tật về vị trí RSM

RSM là gì? Giải mã vai trò của giám đốc kinh doanh vùng

RSM là vị trí quản lý cấp cao trong một bộ phận kinh doanh, đóng...

Khám phá thế giới của những tổng đài viên chuyên nghiệp

Tổng đài viên là gì? Tất tần tật về nghề hot nhất hiện nay

Các công ty, doanh nghiệp hiện nay rất chú trọng trong việc xây dựng kênh...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers