Trong nửa đầu 2023, nền kinh tế thế giới chứng kiến nhiều biến chuyển phức tạp, chính điều này đã ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của kinh tế nước ta nói chung và ngành Sản xuất nói riêng.
Cụ thể, nhiều doanh nghiệp sản xuất đã phải cắt giảm hàng loạt nhân sự, thu hẹp quy mô hay tái cơ cấu nguồn lực để duy trì hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, không ít doanh nghiệp đã phải chọn cách tạm dừng kinh doanh để chờ tín hiệu thị trường.
Báo cáo ‘Thực trạng Nhân sự ngành Sản xuất 2023”, VietnamWorks thống kê bằng phương pháp định lượng dựa trên kết quả phân tích khảo sát của hơn 1000 người lao động và 500 doanh nghiệp trong ngành.
Báo cáo sẽ đem đến nhiều thông tin giá trị với những điểm chính sau:
- Mức độ bị ảnh hưởng của doanh nghiệp và người lao động ngành Sản Xuất
- Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng giảm của ngành
- Các giải pháp thích ứng với khó khăn của doanh nghiệp và người lao động
- Kỳ vọng của doanh nghiệp và người lao động
- Đề xuất của VietnamWorks dành cho doanh nghiệp và người lao động
>>> Tải báo cáo miễn phí tại đây: https://bit.ly/Manufacturing-Report-2023
Doanh nghiệp và lao động ngành Sản xuất chịu nhiều ảnh hưởng
1. Đối với Doanh nghiệp
Thông qua báo cáo, các doanh nghiệp thuộc 9 ngành trọng điểm lĩnh vực Sản xuất đều ghi nhận bị ảnh hưởng, thể hiện rõ qua việc doanh thu bị sụt giảm. Có ít nhất 50% doanh nghiệp đối mặt với sụt giảm doanh thu ở mỗi ngành, trong đó có ngành bị ảnh hưởng cao nhất lên đến 91% Doanh nghiệp.
Theo số liệu thu thập được, hơn 50% Doanh nghiệp mỗi ngành ghi nhận sụt giảm từ dưới 10% đến trên 40% tổng doanh thu trong bối cảnh suy thoái kinh tế. Bên cạnh đó, vẫn có ít nhất 9%, và nhiều nhất 50% Doanh nghiệp các ngành ghi nhận doanh thu giữ nguyên, chưa bị ảnh hưởng hoặc vẫn đang tiếp tục tăng trưởng.
Khi được hỏi về yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu, có ít nhất 33% các Doanh nghiệp trong hầu hết các lĩnh vực tham gia khảo sát ghi nhận ảnh hưởng cùng lúc đến từ nguồn cầu trong nước và ngoài nước. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng ngành nghề khác nhau, mức độ ảnh hưởng của 2 yếu tố này cũng có sự khác biệt nhất định.
Đối mặt với khó khăn, duy trì hoặc thu hẹp quy mô là hai giải pháp ứng biến hàng đầu được các Doanh nghiệp Sản xuất lựa chọn. Trung bình 41% Doanh nghiệp mỗi ngành cho biết ưu tiên sử dụng giải pháp duy trì quy mô hiện tại. Ngược lại, trung bình 30% Doanh nghiệp khác lựa chọn thu hẹp quy mô.
2. Đối với Người lao động
Doanh nghiệp Sản xuất bị ảnh hưởng có tác động trực tiếp đến người lao động. Qua đó, người lao động ngành Sản xuất đối mặt với việc bị cắt giảm lương. Theo ghi nhận từ báo cáo, phần lớn Người lao động trong ngành sản xuất đối mặt với việc cắt giảm 30 – 50% lương.
Theo thống kê, có 58% người lao động ngành Sản xuất bị cắt giảm 30 – 50% tổng lương, 34% bị cắt giảm 10% tổng lương, 6% người lao động bị cắt giảm 10 – 30% tổng lương,. Chỉ có 2% bị cắt giảm nhiều hơn 50% tổng lương.
Bên cạnh đó, họ cũng bị cắt giảm giờ làm, giảm tiền tăng ca và không nhận được trợ cấp như thường lệ. Để kịp thời thích ứng với khó khăn, phần lớn người lao động lựa chọn cắt giảm chi phí sinh hoạt và nâng cao kỹ năng, tay nghề để ứng phó với khó khăn.
Có 60% người lao động chọn cắt giảm chi phí sinh hoạt để ứng phó khó khăn, 37% làm thêm bên ngoài và chỉ có 3% chọn cách tăng ca nhiều hơn để tăng thu nhập.
Chính trong giai đoạn này, người lao động cần sự hỗ trợ từ doanh nghiệp hơn bao giờ hết. Khi có 35% người lao động mong muốn không bị cắt giảm lương, 28% mong muốn được đảm bảo hợp đồng dài hạn, 28% mong muốn được duy trì trợ cấp/ phúc lợi và 9% mong muốn được đảm bảo đủ số giờ làm việc.
II. Đề xuất từ VietnamWorks
1. Dành cho Doanh nghiệp
- Tuyển dụng nhân sự lành nghề trong đợt lay-off để đón đầu làn sóng phục hồi
Các Doanh nghiệp chọn giải pháp thu hẹp quy mô khiến nhiều nhân sự bị cắt giảm. Tận dụng cơ hội này, Doanh nghiệp chắt lọc và tuyển dụng lao động có kỹ năng và tay nghề cao dễ hơn trước, góp phần củng cố nguồn lực nội bộ, trang bị đội ngũ tinh nhuệ trong tương lai. Từ đó, có thể lấy đà để bắt kịp tín hiệu phục hồi từ thị trường
- Lập chiến lược tuyển dụng hiệu quả
Với tình hình suy thoái như hiện tại, việc lên kế hoạch tuyển dụng để có được nhân sự giỏi, chuyên môn cao mà vẫn đáp ứng được ngân sách của công ty là giải pháp mà Doanh nghiệp nào cũng cần. Do đó, các Doanh nghiệp cần thực hiện chiến lược tuyển dụng đáp ứng các tiêu chí này, nhằm xây dựng đội ngũ vững mạnh sẵn sàng đón đầu tương lai.
2. Dành cho Người lao động
- Cập nhật kiến thức và kỹ năng để thích nghi với tự động hóa
Hầu hết Doanh nghiệp đều đang áp dụng tự động hóa cho một số khâu hoặc tất cả các khâu. Do đó, người lao động cần cập nhật kiến thức và kỹ năng liên tục để có thể vận hành, điều khiển được máy móc. Từ đó, người lao động mới có thể thích nghi và tiếp tục phát triển trong ngành nghề này.
- Học hỏi thêm các kỹ năng cần thiết
Trải qua 2 đợt Covid và khủng hoảng kinh tế, chúng ta đều thấy được tầm quan trọng của việc trau dồi kỹ năng để có thể duy trì công việc và phát triển sự nghiệp. Sau đây là top 3 kỹ năng phổ biến mà các Doanh nghiệp cần ở nhân sự của mình:
- Giao tiếp hiệu quả
- Công nghệ và kỹ thuật
- Quản lý thời gian
Còn nhiều thông tin hữu ích cực kỳ có giá trị giúp bạn hiểu rõ hơn về tình hình ngành Sản xuất trong nước ở 6 tháng đầu năm thông qua Báo cáo “Thực trạng Nhân sự ngành Sản xuất 2023” của VietnamWorks
Tải báo cáo tại đây: https://bit.ly/Manufacturing-Report-2023
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.