• .
adsads
Lượt Xem 20

Do đâu nhân viên “khó hòa hợp” với quản lý cấp trung?

“Giao đúng việc cho đúng người” giúp nhân viên phát huy được tối đa năng lực và thế mạnh của mình. Nhưng không phải nhà quản lý nào cũng có khả năng này. Có người còn liên tục “vạch lá tìm sâu” vì luôn không hài lòng với mọi việc nhân viên làm. Kể cả khi nhân viên hoàn thành xuất sắc công việc thì cũng không khen thưởng hay thể hiện sự trân trọng nỗ lực cống hiến ấy.

Bên cạnh đó, hay đổ lỗi cho cấp dưới cũng là điều nhiều quản lý cấp trung gặp phải. Thay vì nhìn nhận lại khả năng quản trị của mình, nhiều nhà quản lý chỉ chăm chăm đẩy hết lỗi về phía nhân viên. Cả năng lực lẫn tố chất của quản lý chưa đủ để cấp dưới tin cậy. Chưa kể, có người luôn yêu cầu khắt khe với cấp dưới nhưng chính bản thân mình lại chưa phải là tấm gương để nhân viên noi theo. 

Ngoài ra, nhiều quản lý không tôn trọng nhân viên và thường quát nạt cấp dưới trước tập thể, không lắng nghe ý kiến đóng góp cũng như hay bác bỏ ý tưởng và thành quả của cấp dưới… Nếu lãnh đạo cấp cao luôn nhìn thẳng vào vấn đề để giải quyết mâu thuẫn thì nhà quản lý cấp trung thường tránh né khi nảy sinh mâu thuẫn với nhân viên. Khả năng giao tiếp kém và không biết lắng nghe, ít quan tâm đến đời sống nhân viên cũng là nguyên nhân khiến cấp dưới khó hòa hợp với quản lý cấp trung.

Cấp dưới – cấp trên “khó hòa hợp” dẫn đến hậu quả gì?

Mối quan hệ căng thẳng tác động tiêu cực đến quá trình làm việc, đặc biệt là hiệu suất công việc giảm rõ rệt. Nhà quản lý cũng dần mất đi sự nể trọng trong mắt nhân viên. 

Thậm chí, môi trường làm việc toxic có thể khiến nhân tài rời bỏ công ty. Điều này còn có thể gây cản trở lộ trình thăng tiến của nhà quản lý.

“Phá tan” mối quan hệ “khó hòa hợp” với cấp dưới

Là “đầu tàu”, muốn phát triển tập thể vững mạnh, nâng cao hiệu suất công việc cũng như được cấp dưới nể trọng thì quản lý cấp trung nên khắc phục sự khó hòa hợp với nhân viên như sau:

– Đầu tiên, bạn phải biết kiểm soát cảm xúc và giữ thái độ bình tĩnh, tránh nổi nóng. Phong thái điềm tĩnh của một nhà quản lý khiến nhân viên nể trọng hơn.

– Thay vì trở thành “nhà độc tài” liên tục “chỉ tay 5 ngón”, bạn nên hòa nhã với nhân viên của mình. Đồng thời biết lúc nào nên nhu lúc nào nên cương và đặt ra giới hạn vạch rõ ranh giới cấp trên – cấp dưới.

– Biết lắng nghe để thấu hiểu vấn đề và nỗi lòng của nhân viên. Khi biết được nhân viên đang khó chịu điều gì về mình, bạn nên có một cuộc trò chuyện cởi mở để cả 2 cùng thay đổi cho hòa hợp hơn.

– Đừng để phong cách lãnh đạo cực đoan Quản lý vi mô Micro Management khiến nhân viên khó chịu. Tránh soi mói, để ý tiểu tiết khiến nhân viên “ngộp thở” mà thay vào đó hãy góp ý tích cực và chỉ dẫn, hỗ trợ nhân viên trong công việc.

– Đặc biệt với những ai lần đầu làm Sếp, bạn cần có những tư duy và kỹ năng cần thiết để vừa dẫn dắt đội nhóm thành công vừa hòa hợp với mọi thành viên trong nhóm. Đừng bỏ lỡ khóa học “Lần đầu làm sếp – Hành trang để tự tin và hiệu quả” để tích lũy hành trang từ những bước chập chững tập tành đến “bất khả chiến bại” trên hành trình trở thành nhà quản lý tài ba: https://www.vietnamworks.com/tram-sac/elearning/lan-dau-lam-sep-hanh-trang-de-tu-tin-va-hieu-qua – Ngoài ra, đừng quên quan tâm đến tinh thần lẫn đời sống cá nhân của nhân viên bạn nhé.

Hy vọng những chia sẻ trên giúp bạn hiểu được vì sao nhân viên lại khó hòa hợp với quản lý cấp trung. Chúc bạn tạo dựng được mối quan hệ hòa hợp với cấp dưới và được cấp dưới nể trọng hơn.

Xem thêm: Ngại thăng tiến: Xu hướng nhân viên hài lòng với vị trí hiện tại

— HR Insider—
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Đồng nghiệp quá thân thiết dẫn đến cả nể trong công việc, tôi nên xử khéo thế nào?

Steve Jobs từng nói:“Quyết định việc chúng ta không nên làm cũng quan trọng như quyết định việc chúng ta cần làm”. Khi đồng nghiệp thân thiết khiến bạn cả nể nơi công sở, biết cách từ chối giúp bạn dành nhiều thời gian và tâm trí hơn cho công việc của mình. Cùng VietnamWork học nghệ thuật “xử khéo” tinh tế khi đồng nghiệp nhờ vả mà không khiến đối phương phật ý trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Top những tình huống "kém duyên" trong phỏng vấn khiến nhà tuyển dụng ngán ngẩm

Có thể trình độ học vấn bạn cao, năng lực chuyên môn lẫn kinh nghiệm làm việc đều tốt… nhưng bạn lại “tạch” phỏng vấn chỉ vì ứng xử “kém duyên”. Cùng VietnamWorks điểm danh TOP những tình huống “kém duyên” bạn nên tránh nếu không muốn bị “mất điểm” trong mắt nhà tuyển dụng!

Làm việc tại công ty đa văn hoá, cách tạo ấn tượng trong 7 ngày đầu nhận việc

Tạo ấn tượng trong ngày đầu đi làm ở công ty bình thường đã khó, với công ty đa văn hóa còn khó hơn. Nếu bạn đang lo lắng không biết nên tạo ấn tượng thế nào trong những ngày đầu nhận việc ở công ty đa văn hóa thì bài viết dưới đây sẽ “gỡ rối” giúp bạn!

Lãnh đạo thấu cảm: Nghệ thuật quản lý giúp nhân viên vượt qua căng thẳng

Bên cạnh khối lượng công việc lớn cùng deadline “dí” thì áp lực từ quản lý là một trong các nguyên nhân hàng đầu khiến người đi làm stress. Là một nhà quản lý thời đại mới, bạn cần nắm nghệ thuật Lãnh đạo thấu cảm để giúp nhân viên của mình vượt qua được căng thẳng. Vậy Lãnh đạo thấu cảm là gì và quản lý nhân viên bằng nghệ thuật Lãnh đạo thấu cảm như thế nào? Cùng VietnamWorks tìm hiểu trong bài viết này bạn nhé!

Dĩ hòa vi quý có thực sự tồn tại trong môi trường công sở

Trong văn hóa Việt Nam, "dĩ hòa vi quý" luôn được xem là một trong những giá trị cốt lõi để duy trì sự hòa thuận trong các mối quan hệ xã hội. Triết lý này khuyến khích sự nhường nhịn, hòa nhã để tránh xung đột và giữ gìn sự hòa hợp. 

Bài Viết Liên Quan

Đồng nghiệp quá thân thiết dẫn đến cả nể trong công việc, tôi nên xử khéo thế nào?

Steve Jobs từng nói:“Quyết định việc chúng ta không nên làm cũng quan trọng như quyết định việc chúng ta cần làm”. Khi đồng nghiệp thân thiết khiến bạn cả nể nơi công sở, biết cách từ chối giúp bạn dành nhiều thời gian và tâm trí hơn cho công việc của mình. Cùng VietnamWork học nghệ thuật “xử khéo” tinh tế khi đồng nghiệp nhờ vả mà không khiến đối phương phật ý trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Top những tình huống "kém duyên" trong phỏng vấn khiến nhà tuyển dụng ngán ngẩm

Có thể trình độ học vấn bạn cao, năng lực chuyên môn lẫn kinh nghiệm làm việc đều tốt… nhưng bạn lại “tạch” phỏng vấn chỉ vì ứng xử “kém duyên”. Cùng VietnamWorks điểm danh TOP những tình huống “kém duyên” bạn nên tránh nếu không muốn bị “mất điểm” trong mắt nhà tuyển dụng!

Làm việc tại công ty đa văn hoá, cách tạo ấn tượng trong 7 ngày đầu nhận việc

Tạo ấn tượng trong ngày đầu đi làm ở công ty bình thường đã khó, với công ty đa văn hóa còn khó hơn. Nếu bạn đang lo lắng không biết nên tạo ấn tượng thế nào trong những ngày đầu nhận việc ở công ty đa văn hóa thì bài viết dưới đây sẽ “gỡ rối” giúp bạn!

Lãnh đạo thấu cảm: Nghệ thuật quản lý giúp nhân viên vượt qua căng thẳng

Bên cạnh khối lượng công việc lớn cùng deadline “dí” thì áp lực từ quản lý là một trong các nguyên nhân hàng đầu khiến người đi làm stress. Là một nhà quản lý thời đại mới, bạn cần nắm nghệ thuật Lãnh đạo thấu cảm để giúp nhân viên của mình vượt qua được căng thẳng. Vậy Lãnh đạo thấu cảm là gì và quản lý nhân viên bằng nghệ thuật Lãnh đạo thấu cảm như thế nào? Cùng VietnamWorks tìm hiểu trong bài viết này bạn nhé!

Dĩ hòa vi quý có thực sự tồn tại trong môi trường công sở

Trong văn hóa Việt Nam, "dĩ hòa vi quý" luôn được xem là một trong những giá trị cốt lõi để duy trì sự hòa thuận trong các mối quan hệ xã hội. Triết lý này khuyến khích sự nhường nhịn, hòa nhã để tránh xung đột và giữ gìn sự hòa hợp. 

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers