adsads
shutterstock 1949415778
Lượt Xem 2 K

Lĩnh vực HR đã được nâng tầm một cách đáng kể; giờ đây bộ phận HR là một bộ phận có tầm chiến lược quan trọng. Tuy nhiên, vì thiếu sự quan tâm từ tổ chức, tình trạng kiệt quệ về nhân sự đã dẫn tới Đại khủng hoảng nghỉ việc. 

Theo một cuộc khảo sát gần đây về nguồn nhân lực năm 2021, 71% số người được hỏi cho biết việc thiếu ngân sách là một thách thức vừa phải đến lớn đối với họ. Khi các nhà lãnh đạo nhân sự tiếp tục được yêu cầu làm nhiều hơn với ít sự hỗ trợ hơn, nhiều người đang rời bỏ những vai trò mà họ cảm thấy bị đánh giá thấp và không được trợ giúp. 

Vì sao bạn phải vất vả tìm kiếm nhân sự và tuyển dụng nhiều vị trí khác ngay lúc này?

Thị trường HR và tuyển dụng lao động lành nghề chưa bao giờ hết hot. Theo một cuộc thăm dò gần đây của các công ty nhân sự quốc tế, các vị trí đăng tuyển nhân sự đã tăng vọt 87% kể từ tháng 2 năm ngoái, tỷ lệ này vượt qua tất cả các công việc khác 43%. Nhu cầu chưa bao giờ cao hơn và có bốn lý do giải thích cho điều đó:

Các nhóm nhân lực truyền thống thiên về các nhiệm vụ hành chính và giao dịch đã phải vật lộn để thích ứng với sự biến động trong 18 tháng qua. Việc họ không thể thích ứng với tất cả những thay đổi khủng khiếp của năm 2020 và 2021 cho thấy rõ ràng rằng doanh nghiệp cần nguồn lực có năng lực với tính thích nghi cao. 

“Thị trường đang bùng nổ với hơn 268 tỷ đô đầu tư mạo hiểm chỉ trong năm 2021”

Khi các công ty đó mở rộng quy mô, nhiều người đang ưu tiên (và đầu tư vào) các đội ngũ cũng như các hoạt động tiến bộ cần thiết để điều hướng thị trường tài năng hiện tại và giai đoạn hậu COVID-19. 

Các công ty đang đầu tư vào hoạt động HR và con người sớm hơn nhiều so với những năm trước

Startup và công cuộc đầu tư vào nguồn nhân lực

Quỹ đạo tăng trưởng của các công ty khởi nghiệp trong thập kỷ qua thường tập trung vào việc tuyển dụng, mở rộng quy mô càng nhanh càng tốt. Những hệ thống thô sơ tại công ty khởi nghiệp luôn đặt mục tiêu xây dựng lại mọi thứ một cách hiệu quả nhất. Để làm được điều này các startup quyết định tìm kiếm một nhà lãnh đạo Nhân sự nhằm thay thế người sáng lập lãnh đạo và chọn lọc nhân tài. Kỳ vọng cao tuy nhiên họ lại mong muốn được tối ưu hóa chi phí đầu tư vào việc xây dựng hệ thống điều hành nhân sự. 

Các startup hiện nay tin rằng nhiều nhà đầu tư và đội ngũ điều hành có kinh nghiệm sẽ giúp họ vượt qua những thử thách trong quá trình khởi nghiệp. Đây là lí do vì sao công ty khởi nghiệp có xu hướng chú trọng vào bộ máy nhân sự hơn những yếu tố khác. 

Quá trình Đại khủng hoảng thôi việc

Một nghiên cứu của Microsoft vào đầu năm nay cho thấy 41% lực lượng lao động toàn cầu sẽ cân nhắc rời bỏ công ty hiện tại trong năm tới. Có lẽ đáng ngạc nhiên hơn, một báo cáo gần đây của McKinsey cho thấy 36% người được hỏi đã bỏ việc mà không có công việc “backup”. 

Đại khủng hoảng nghỉ việc không chỉ là điều mà các nhóm nhân sự đang phải giải quyết trong tổ chức của riêng họ, mà chính bản thân những người làm nhân sự cũng đang cân nhắc về điều này. Trong một cuộc khảo sát gần đây với 280 giám đốc điều hành nhân sự của công ty tôi, Amplify, một công ty tìm kiếm giám đốc điều hành nhân sự, gần một nửa số người được hỏi đã thay đổi công việc kể từ tháng 4 năm 2020. Chỉ có 22% không quan tâm đến việc rời khỏi tổ chức hiện tại của họ.

Trong một thị trường mà công việc nhân sự chưa bao giờ có nhu cầu nhiều hơn hiện tại, làm thế nào các công ty có thể đảm bảo rằng họ có thể thu hút những nhà lãnh đạo tài năng, những người có thể hướng dẫn công ty của họ vượt qua những thời điểm hỗn loạn này? Các CEO nên biết gì về cảm giác của các nhà quản trị nhân sự tại thời điểm này?

CEOs có thể làm gì trong tình huống này?

Nhân sự là một công việc phức tạp. “Vai trò của chúng tôi có thể gây nhầm lẫn cho giám đốc điều hành và cả nhân viên; chúng tôi cần có khả năng chuyển đổi ngữ cảnh và đảm nhiệm nhiều vai trò cùng một lúc”, người sáng lập Lil Cin LLC và cựu Giám đốc chính sách Nhân tài Cindy Gordon nói. “Đặc biệt, mối quan hệ với Giám đốc điều hành có thể vô cùng phức tạp. Chúng tôi có thể là người bạn tâm giao hoặc huấn luyện cho Giám đốc điều hành, nhưng chúng tôi cũng báo cáo với Giám đốc điều hành và chúng tôi phải chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh.”

Các CEO có xu hướng mong đợi rất nhiều từ bộ phận nhân sự. Lenox nhận thấy rằng các CEO luôn muốn công ty của họ “trở thành nơi tốt nhất để làm việc” và cung cấp “một nền văn hóa tuyệt vời”. Nhưng khi muốn biến những tham vọng này thành hiện thực, họ không muốn tham gia, để lại bộ phận nhân sự với một nhiệm vụ to lớn. Lenox nói rằng khi các CEO từ chối giúp đỡ bộ phận nhân sự, kết quả là nhân sự luôn bị hụt hẫng: “Nếu bạn chỉ tìm kiếm tôi để lấp đầy khoảng trống, bất kể tôi thể hiện xuất sắc đến mức nào, chúng tôi thực sự đã thua cuộc chơi vì điều đó về cơ bản là một phần trách nhiệm của CEO.”

>> Xem thêm: Vì sao nhà tuyển dụng vẫn từ chối hồ sơ tìm việc của du học sinh?

— HR Insider / Theo nguồn Fast Company —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong...

Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers