adsads
Thái độ hơn trình độ
Lượt Xem 9 K

Tại sao thái độ hơn trình độ trong công việc?

Mài giũa trình độ chuyên môn dễ hơn là hình thành thái độ đúng đắn. Khi mọi người có thái độ đúng đắn, họ sẽ có động lực và khả năng thích ứng, điều này khiến họ cởi mở hơn để học và trau dồi các kỹ năng mới.

Với thái độ đúng đắn, thái độ hơn trình độ sự nỗ lực thiết yếu, hầu hết các kỹ năng mới có thể được thành thạo một cách nhanh chóng. Trong khi đó, cải thiện thái độ thường là thay đổi hành vi, cử chỉ, và điều này sẽ luôn là thứ khó thực hiện hơn rất nhiều.

Bởi lẽ, ai rồi cần phải cần thay đổi, thích nghi với môi trường làm việc học tập và rèn luyện những kỹ năng mới, nếu không có thái độ đúng đắn thì điều này khó có thể xảy ra.

Thái độ hơn trình độ

Thái độ hơn trình độ

Thái độ là thứ ảnh hưởng đến hiệu suất tổng thể

Khi ai đó trình diện với một thái độ sai lệch, việc đưa họ vào tổ chức có thể giống như việc dùng một chiếc chìa khóa truyền thống để mở một ổ khóa cảm biến vân tay vậy. Những “nhân tài” này vừa có khả năng tạo ra những xung đột với văn hóa nơi tổ chức, vừa có thể phá vỡ tinh thần làm việc nhóm, gây ra tình trạng bất ổn và ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc chung.

Theo các cuộc khảo sát của Gallup về mức độ gắn bó của nhân viên, chỉ có khoảng 30% nhân viên gắn bó với công việc, với 50% có suy nghĩ đến việc rời bỏ công việc và 20% còn lại khẳng định rất muốn rời đi. Đây thường là những người có thái độ tồi tệ nhất, không chỉ mang trong mình sự tiêu cực quá mức, họ còn đang tìm cách gia tăng sự ức chế và “đầu độc” cho những nhân viên còn lại với nguồn năng lượng độc hại đó.

Thái độ là thứ ảnh hưởng đến hiệu suất tổng thể

Thái độ là thứ ảnh hưởng đến hiệu suất tổng thể

Chúng ta thường thấy điều này trong các môn thể thao mà những người chơi có kỹ năng cao hay bộ óc thiên tài với cái tôi quá cao, họ thường có xu hướng rất khó hòa nhập với đồng đội của mình, gây ra vấn đề nội bộ lục đục dẫn đến sự bất mãn. Do đó, khi họ rời khỏi đội nhóm thì sau đó gần như ngay lập tức hiệu suất của cả đội được cải thiện đáng kể.

Với tư cách là những nhà lãnh đạo, nhà tuyển dụng, phải tạo ra những đội nhóm mà ở đó hiệu suất làm việc của tổng thể sẽ luôn là tiêu chí vận hành, thay vì chỉ tập trung riêng lẻ vào hiệu suất của từng cá nhân nhất định. Điều này chỉ khả thi khi và chỉ khi tầm quan trọng của việc trình diện một thái độ chín chắn được thực thi.

Thái độ đúng sẽ đánh bại mọi trở ngại

Khi xem thái độ hơn trình độthái độ đúng thì bạn có thể đánh bay mọi trở ngại. Có câu “trong cái rủi lại có cái xui”, tuy hài hước nhưng nó lại phản ánh sự thật; nếu đứng trên khía cạnh những người có năng khiếu, trình độ chuyên môn cao thì câu nói sẽ là ‘khi mọi việc trở nên khó khăn, người thông minh sẽ giải quyết hết’. Nhưng thực tế không phải như vậy.

Chúng ta luôn phải đối mặt với những thử thách, những thời điểm khó khăn và chính trong những thời điểm này, những điều như quyết tâm, sự kiên trì và khả năng thích nghi và phục hồi được đề cao. Có kỹ năng phù hợp nhưng thiếu ý chí, thái độ tích cực để vận hành chúng thì khó có thể giúp chúng ta vượt qua thử thách và đạt được thành công.

Khi bước vào quá trình tuyển dụng, chúng ta cần tập trung vào thái độ cũng như các kỹ năng cơ bản. Tuy nhiên, hầu hết các câu hỏi phỏng vấn đều tập trung vào trình độ chuyên môn. Các nhà tuyển dụng tài ba sẽ đặt những câu hỏi phù hợp để khám phá và khai thác được ở góc độ thái độ của ứng viên, chẳng hạn như sự trung thực, chủ động, quyết tâm, kiên trì và kiên cường… Nhà tuyển dụng sẽ hỏi các ứng cử viên của mình về những thách thức mà họ đã vượt qua, cách họ đối mặt với thất bại hoặc cách họ đối phó với những tình huống vượt quá khả năng hiện tại của họ.

Thái độ đúng sẽ đánh bại mọi trở ngại

Thái độ đúng sẽ đánh bại mọi trở ngại

Mọi người có thể “giả mạo” thái độ trong một hay vài cuộc phỏng vấn đầu tiên, việc đảm bảo rằng các nhà tuyển dụng đã thăm dò những góc độ tiềm ẩn và phát hiện ra những điềm ứng viên đang che giấu, cố gắng hiểu được thái độ thực sự của họ luôn là điều cần thiết. Nếu ta không thể đưa ra được một cam kết rõ ràng về thái độ làm việc lâu dài đúng đắn thì có lẽ chúng ta không phải người mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm.

Chúng ta cũng cần hiểu rõ thái độ của tổ chức và cả của mình. Hãy tạo ra cho bản thân một khuôn mẫu cho thái độ mà chúng ta đang hướng tới. Để làm được điều này, chúng ta nên tham khảo những người hoạt động hàng đầu trong lĩnh vực của mình và đánh giá, tiếp thu thái độ của họ theo cách chọn lọc nhất.

Mức độ ảnh hưởng của việc tuyển dụng những người có thái độ không đúng là rất đáng chú ý. Theo nghiên cứu, 46% người mới tuyển dụng sẽ thất bại trong vòng 18 tháng đầu tiên và 89% trong số này thất bại nguyên nhân do thái độ. Điều này có nghĩa là 40% tất cả những người mới tuyển dụng sẽ thất bại chỉ vì các vấn đề liên quan đến thái độ của bản thân.

Bí quyết giữ thái độ tích cực trong công việc

Ở cạnh người tích cực

Những người xung quanh bạn sẽ có ảnh hưởng đến bạn. Nếu bạn xem thái độ hơn trình độ và ở cạnh những người tiêu cực, hay phàn nàn thì có thể bạn sẽ sẽ trở thành người hay phàn nàn, nhìn thế giới cũng tiêu cực giống như họ. Còn lúc ở cạnh người tích cực, bạn sẽ luôn có suy nghĩ tốt đẹp về mọi thứ. 

Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng được lựa chọn đồng nghiệp, nhưng bạn có thể xem xét về lượng thời gian mà bạn dành cho họ, trong trường hợp nào. Còn nếu bạn đang bị mắc kẹt với nhóm đồng nghiệp có thái độ tiêu cực thì đừng tham gia sự tiêu cực đó.

Ở cạnh người tích cực

Ở cạnh người tích cực

Hãy nghỉ giải lao và đi dạo thay vì đắm mình trong những câu chuyện phiếm và bi kịch tiêu cực trong phòng nghỉ của doanh nghiệp cùng những đồng nghiệp luôn có suy nghĩ tiêu cực. Hãy cố gắng kết nối với người có niềm yêu thích công việc, luôn có ý tưởng sáng tạo và biết quan tâm nhiều khía cạnh khác ngoài công việc. Đó chính là những cách giúp công việc của bạn trở nên tốt hơn.

Thu nạp điều tích cực

Nếu bạn cho rằng thái độ hơn trình độ thì bạn cần liên tục thu nạp những điều tích cực. Tiếp thu, ghi nhớ điều tích cực là điều cần làm để bạn trở thành người tích cực hơn. Bạn có thể thu nạp điều tích cực cho mình bằng một số cách như: nghe nhạc bằng tai nghe, nghe sách âm thanh để nâng cao tinh thần ở đường đi làm, đọc cuốn sách khích lệ tinh thần, xem video và nghe podcast tích cực,…

Thu nạp điều tích cực

Thu nạp điều tích cực

Kiểm soát ngôn ngữ

Ngôn ngữ dùng hàng ngày trong suy nghĩ và cả lời nói của bạn sẽ ảnh hưởng đến cách bạn nghĩ về bản thân, công việc, người xung quanh. Hãy xác định rõ là thái độ hơn trình độ và nhận biết về cách bạn suy nghĩ, từ ngữ phù hợp ở nơi làm việc với tất cả mọi người.

Kiểm soát ngôn ngữ

Kiểm soát ngôn ngữ

Tạo ra chu trình trong một ngày

Nếu có thói quen nào đó trong công việc thì liệu bạn đang bị mắc kẹt ở lối mòn hoặc không linh hoạt, nhạy bén? Sự thật là thái độ hơn trình độthói quen sẽ đem lại cho bạn cấu trúc dự phòng tốt nhất. Việc chu trình rõ ràng giúp bạn hoàn thành những công việc quan trọng nhất, biết nghỉ giải lao đúng lúc, dành khoảng giờ cuối cùng của ngày làm việc hôm nay để chuẩn bị cho công việc ngày mai. Chính thói quen này giúp cho công việc ngày hôm sau của bạn ít vất vả và hỗn độn hơn.

Không phàn nàn

Nếu bạn đang ở gần những người có thói quen hay phàn nàn thì tốt nhất nên tránh xa họ. Tuyệt đối bạn đừng phàn nàn hay khiếu nại. Bởi đây là cách nhìn tất cả mọi thứ theo chiều hướng tiêu cực mà không xem xét lời giải thích, lý do nào. Đó là con đường một chiều có thể dẫn đến sự không hài lòng, tiêu cực mà bạn càng đi xa hơn và khó quay lại như ban đầu. Để mọi thứ trở nên tốt hơn thì bạn nên cố gắng nhìn nhận tình huống theo hướng tích cực, khác biệt.

Không phàn nàn

Không phàn nàn

Học hỏi không ngừng

Một tâm trí trống rỗng và không chịu học hỏi điều mới sẽ giúp bạn trì trệ, tiêu cực hơn. Vậy nên, việc tích cực tìm tòi ý tưởng mới và thực hiện bổ sung kiến thức đều trở nên khó khăn đối với người như thế.

Nếu bạn đã xác định thái độ hơn trình độ thì hãy là luôn người sẵn sàng học hỏi, tò mò nhiều thứ. Thái độ tích cực sẽ giúp bạn hướng đến tương lai một cách tốt hơn thay vì khép kín. Tò mò về tình huống mới, suy nghĩ phương án tối ưu nhất hay những điều đang diễn ra,… có thể khiến bạn lưu tâm, nhận thức thời điểm hiện tại, loại bỏ thái độ tiêu cực một cách hiệu quả.

Học hỏi không ngừng

Học hỏi không ngừng

Dự đoán, quyết định phản ứng của bạn với vấn đề xảy ra

Khi có suy nghĩ thái độ hơn trình độ thì bạn sẽ không thể tránh khỏi những vấn đề khiến mình lo lắng, sợ hãi khi giải quyết liên quan đến khách hàng, dự án hay đồng nghiệp. Chẳng hạn, nếu khách hàng luôn yêu cầu thực hiện thay đổi, hay mong đợi điều đó. Bạn hãy bình tĩnh để không để nó làm phiền hay khiến bạn tiêu cực. Hãy thử nhìn khách hàng, đồng nghiệp theo cách khác bởi có thể họ đang có gì khó xử hoặc gặp vấn đề gì đó.

Có mục tiêu cá nhân rõ ràng

Mục tiêu là những điều cụ thể mà bạn mong muốn đạt được. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng mục tiêu không chỉ là đặt ra để đó mà là hướng dẫn thực tế bạn cần thực hiện đạt được. Thật khó để bạn trở nên tích cực hơn nếu bạn nghĩ mình không đi đến đâu. Việc đưa ra mục tiêu cá nhân là bằng chứng cho thấy bạn là một người có kế hoạch rõ ràng và đang hướng đến điều gì đó. Đồng thời, chúng cũng chính là bằng chứng của sự tích cực trong bạn.

HRHr Insider mong rằng với những nhận định thái độ hơn trình độ trên, các ứng cử viên có thể hiểu hơn và kịp thời trang bị tâm lý thái độ phù hợp nhất trong công việc cũng như trong quá trình rèn luyện bản thân mình. Hơn thế nữa, sự đầu tư vào khía cạnh này không bao giờ là dư thừa cả, nó sẽ giúp chúng ta tiến xa hơn trong con đường đã chọn.

>> Xem thêm: Mách bạn bí quyết chữa bệnh “lười” hiệu quả

— HR Insider—
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không thể thiếu đối với mỗi nhân viên bán hàng. Vậy Sales Pitch là gì và tại sao nó lại quan trọng trong quá trình chinh phục khách hàng? Nội dung bài viết dưới đây, các bạn hãy cùng VietnamWorks HR Insider tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này nhé!

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng máy tính. Vậy CCNA là gì và vì sao nó lại được nhiều người theo đuổi? Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu từ A đến Z về chứng chỉ này và cách đạt được nó.

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực như hợp đồng. Sử dụng phụ lục hiệu quả sẽ giúp người dùng đảm bảo quyền lợi và hạn chế những sai sót, tranh chấp xảy ra trong quá trình thực hiện. Phụ lục hợp đồng có những loại nào, nguyên tắc soạn thảo và ký kết phụ lục ra sao? Các bạn hãy cùng VietnamWorks HR Insider tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh viên nắm vững kiến thức theo từng giai đoạn. Vậy học phần là gì, có những loại học phần nào và cách tính điểm ra sao? Cùng VietnamWorks HR Insider khám phá ở nội dung chi tiết dưới đây!

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn xa lạ trong thế giới kinh doanh. Nhưng điều thú vị là ngay cả những ngành nghề tưởng chừng như không liên quan đến con số, từ nghệ thuật đến nhà hàng, từ y tế đến giáo dục, đều đang phải "bơi" trong đại dương dữ liệu. 

Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không thể thiếu đối với mỗi nhân viên bán hàng. Vậy Sales Pitch là gì và tại sao nó lại quan trọng trong quá trình chinh phục khách hàng? Nội dung bài viết dưới đây, các bạn hãy cùng VietnamWorks HR Insider tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này nhé!

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng máy tính. Vậy CCNA là gì và vì sao nó lại được nhiều người theo đuổi? Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu từ A đến Z về chứng chỉ này và cách đạt được nó.

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực như hợp đồng. Sử dụng phụ lục hiệu quả sẽ giúp người dùng đảm bảo quyền lợi và hạn chế những sai sót, tranh chấp xảy ra trong quá trình thực hiện. Phụ lục hợp đồng có những loại nào, nguyên tắc soạn thảo và ký kết phụ lục ra sao? Các bạn hãy cùng VietnamWorks HR Insider tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh viên nắm vững kiến thức theo từng giai đoạn. Vậy học phần là gì, có những loại học phần nào và cách tính điểm ra sao? Cùng VietnamWorks HR Insider khám phá ở nội dung chi tiết dưới đây!

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn xa lạ trong thế giới kinh doanh. Nhưng điều thú vị là ngay cả những ngành nghề tưởng chừng như không liên quan đến con số, từ nghệ thuật đến nhà hàng, từ y tế đến giáo dục, đều đang phải "bơi" trong đại dương dữ liệu. 

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers