• .
adsads
van hoa nghi viec ban thau hieu bao nhieu 5
Lượt Xem 144 K

Chốn công sở rất vui, ai cũng thừa nhận là vậy nhưng trong đó cũng tiềm ẩn cả những điều khó nói, như mối quan hệ giữa các đồng nghiệp với nhau, giữa sếp và đồng nghiệp rồi lại chuyện kèn cựa để thăng chức hoặc chuyện tình cảm nam nữ đang độ thanh xuân. Và có một điều phải thừa nhận là con số những người nhảy việc không phải là ít bởi qua thời gian họ sẽ tích lũy được kinh nghiệm và “tăm tia” được nơi nào đó mới mẻ hơn, tiềm năng hơn cho sự phát triển của họ.

Tất nhiên, trước khi đến được nơi mới thì họ sẽ phải chia tay nơi cũ, người cũ. Có những người nghỉ việc rồi vẫn được sếp và đồng nghiệp cũ trân trọng nhưng chẳng hiểu sao có những người lại chẳng bao giờ được nhắc đến, mà có nhắc thì cũng là với ấn tượng cực xấu. Cái đó người ta gọi là sự khác biệt trong “tư duy” xin nghỉ việc, và là văn hóa chia tay đúng mực của mỗi cá nhân.

Vấn đề đó được cựu giám đốc nhân sự, người chuyên tổ chức event cho phụ nữ, chị Giao Giao đề cập rất rõ ràng và mạch lạc, chạm đến nỗi lòng của rất nhiều người đang làm công tác quản lý ở các chốn công sở và khiến nhiều người nhìn lại hành trình đi làm của mình.

“Mình tuyển rất nhiều nhân viên đủ các cấp bậc. Tuyển vị trí khó mấy rồi cũng tuyển được, chỉ là thời gian, người có năng lực người kém, người yếu đuối hay mạnh mẽ mình gặp đủ.

Điều làm mình rất thất vọng, là nhân viên cả cấp cao lẫn cấp thấp, đều rất ít người biết cách cư xử đẹp khi nghỉ việc, khi chia tay. Cuộc đời mình đi làm rất lâu, ít khi gặp được người đàng hoàng chính trực, có trách nhiệm và biết cư xử khi nghỉ việc. Giúp việc (lương 10 triệu/ tháng), cũng bịa lý do về quê nghỉ đột ngột, giám đốc cấp cao có 20 năm đi làm trong và ngoài nước, (thu nhập 3 tỉ/ năm) cũng cư xử y hệt nhau, chán là bỏ đi, không thèm dọn dẹp gì. Không phải do trình độ văn hoá, xuất thân, kinh nghiệm, tuổi đời, cũng lại chả phải vì họ bị đối xử tệ hại. Họ chả hề biết chia tay sao cho văn minh.

Mình ghi ra đây những điều tâm niệm của mình mong rằng văn hóa chia tay (công việc, tình yêu, bạn bè) đều sẽ được coi trọng y như lễ đính hôn, thư mời tuyển dụng, hay nhận lời ai làm việc gì.

1. Chia tay là chuyện… bình thường trong đời. Không yêu nữa, không hợp nữa, không đi cùng nhau nữa thì chia tay lịch sự. Có gặp gỡ khắc có chia ly. Đừng nói xấu, đừng đổ lỗi. Lý do chia tay nên cụ thể. Năng lực em không kham được công việc này. Em không phù hợp văn hoá công ty. Em muốn làm chỗ oai hơn… nói thật dễ biết bao nhiêu. Đừng nghĩ mình nghỉ công ty sẽ sập, nếu mình nghỉ, đừng nghĩ không có ai thay được mình. Nghĩ cho mình cũng nên nghĩ cho người khác, sao cho việc nghỉ ít ảnh hưởng nhất đến người khác.

2. Đừng nghỉ việc vì tiền. Hãy thử làm mọi việc, học thêm kỹ năng sao cho mình giỏi hơn, chủ động hơn, đương nhiên mình sẽ có thu nhập xứng đáng hơn. Hãy nghỉ việc vì hết gắn bó, hết yêu, hết thấy tương lai mình ở đây. Nghỉ việc để tìm việc lương cao hơn, bạn sẽ sớm thất vọng, vì chả có việc gì dễ mà lương cao cả.

 

3. Hãy gặp sếp, trò chuyện thẳng về lý do hoàn cảnh, bày tỏ sự lo ngại. Mình có thể không tiếp tục công việc, ít nhất 2 tháng trước khi nghỉ, để người ta đủ thời gian tìm người thay. Đừng nói dối bịa ra lý do, đừng nghỉ đột ngột khi chưa có ai đảm nhiệm công việc, sự tử tế này sẽ mang cho bạn may mắn, tiếng tốt khi tìm công việc sau. 

Hãy tận tâm làm việc đến ngày nào bạn còn nhận lương, và đừng nghĩ mình xin nghỉ rồi mình không cần làm việc tích cực nữa. Trừ khi bạn bị đối xử rất tệ, thì mới nên chọn cách viết mail xin nghỉ theo thời gian báo trước của luật, vốn rất ít ỏi. Hãy nói chuyện, trước khi gửi mail. Hãy chuẩn bị việc bàn giao thật cẩn thận, chu đáo. Hãy hết lòng làm tròn trách nhiệm trước khi nghỉ. Bạn sẽ thấy mình nhẹ lòng khi ra đi.

4. Sếp bạn khi tuyển bạn vào làm việc, họ bỏ rất nhiều công sức, dành cho bạn nhiều hy vọng, giúp bạn tiến bộ, đồng nghiệp bạn tử tế thân thiện, giúp đỡ bạn rất nhiều, công ty giúp bạn có công việc lương thiện. Hãy biết ơn cả những điều nhỏ bé, đừng coi là đương nhiên, đừng nói xấu đừng quay lưng bội bạc. Bạn hãy chính trực, quân tử, khi chia tay. Đừng tham ít tiền hay đòi hỏi gì vô lý. Hãy để mọi người nhớ về mình với sự tôn trọng và quý mến kể cả khi bạn đã rời bỏ công việc.

5. Đừng gửi một email chào cả công ty, cảm ơn. Hãy gặp từng người quan trọng với bạn, để tạm biệt, đừng thông báo việc bạn nghỉ, khi sếp bạn chưa thông báo. Hãy vui vẻ đúng mực, đừng tỏ ra hả hê, nghỉ việc như trả thù cá nhân. Hãy mời vài người thân ăn một bữa chia tay, hay tặng họ một món quà nhỏ. Bạn chắc sẽ có dịp gặp đồng nghiệp ở nơi khác, trân trọng mối quan hệ công việc, giúp bạn biết cách giữ liên lạc với đồng nghiệp cũ một cách chân thành.

6. Đừng bao giờ nhận một công việc vội vàng thiếu cân nhắc, để khó xử khi chia tay. Nhớ coi sếp có tử tế nhân hậu không. Hãy cư xử lịch thiệp lễ độ với sếp. Hơn cả cách sếp đối với bạn. Công việc nào cũng đầy áp lực, đừng nghĩ nghỉ việc là giải pháp. Đừng nghỉ khi đang thử việc trừ khi cả hai không thể tiếp tục. Thời gian tối thiểu bạn xem có hợp 1 công việc hay không, trung bình là 6 tháng. Tốt nhất là đặt mục tiêu thời gian làm một công việc 2 năm, để học được cặn kẽ các năng lực của một công việc cụ thể. Nếu vượt qua 6 tháng đầu, bạn sẽ trụ lại công việc được lâu.

7. Hãy chia tay khôn ngoan. Chia tay xong phải dứt điểm không nặng nề dây dưa, tránh cho nhau những hệ luỵ về sau. Gặp gỡ đẹp chả nói nên điều gì. Chia tay đẹp làm nên nhân cách một người tử tế.

Mỗi khi gặp một nhân viên tìm việc, mình thường tự hỏi họ có biết chia tay sao cho lịch sự, từ chối sao cho đàng hoàng không. Dù thế mình cũng vẫn nhầm như thường. Mình thật kinh ngạc khả năng cạn tình của nhiều người khi ra đi.

Mình nghĩ do đạo đức, do giáo dục, mà chuyện chia tay sao cho đừng khinh, đừng ghét nhau, thật khó.

Mình cần tuyển nhân viên có nhân cách, có tự trọng, biết chia tay văn minh”.

(Theo Nhân Mã/Helino.vn)

adsads
Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không thể thiếu đối với mỗi nhân viên bán hàng. Vậy...

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng máy tính. Vậy CCNA...

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực như hợp đồng. Sử dụng phụ lục hiệu quả sẽ...

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh viên nắm vững kiến thức theo từng giai đoạn. Vậy...

Tết này ấm no, sung túc, công việc thuận lợi, không thể không nhắc đến những con giáp này

Giáp Thìn đi qua chào đón Ất Tỵ 2025 - năm “bé na” đáng yêu đang đến gần, mang theo những cơn gió mới của...

Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không...

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ...

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực...

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh...

Tết này ấm no, sung túc, công việc thuận lợi, không thể không nhắc đến những con giáp này

Giáp Thìn đi qua chào đón Ất Tỵ 2025 - năm “bé na” đáng yêu...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers