Văn hoá doanh nghiệp là gì?
Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ giá trị văn hóa được hình thành và gắn liền trong phạm vi doanh nghiệp tạo nên sự khác biệt của doanh nghiệp đó so với doanh nghiệp khác.
Văn hóa doanh nghiệp tồn tại trong suốt quá trình phát triển của một tổ chức, doanh nghiệp. Qua đó, hình thành nên nếp sống và tập quán quen thuộc chi phối đến nhận thức, cách cư xử, hành vi của đội ngũ nhân sự trong doanh nghiệp.
Xem thêm:
- Top 10 cách khen thưởng nhân viên hiệu quả
- Chiến lược nhân sự là gì và những điều doanh nghiệp
Các yếu tố tạo nên văn hoá doanh nghiệp tích cực
Có nhiều yếu tố góp phần tạo thành văn hóa doanh nghiệp. Thông thường, văn hóa của doanh nghiệp được hình thành và ảnh hưởng trực tiếp từ những yếu tố sau đây:
Tầm nhìn
Tầm nhìn là tuyên bố ngắn gọn, rõ ràng về hình ảnh, vị trí mà doanh nghiệp muốn đạt được ở trong tương lai. Thông thường, tầm nhìn miêu tả mục tiêu lớn, có định hướng, tạo động lực cho ban lãnh đạo và tất cả nhân viên trong quá trình xây dựng, phát triển tổ chức.
Giá trị
Giá trị được hiểu là hệ thống nguyên tắc và tiêu chuẩn tôn chỉ về đạo đức, hành vi, hoạt động của doanh nghiệp và đội ngũ nhân sự trong quá trình hoạt động. Giá trị cốt lõi mang tính định hướng và hướng dẫn hành vi nội bộ trong doanh nghiệp, cách ứng xử đối với khách hàng.
Thực tiễn
Các giá trị trở nên ít quan trọng trừ khi chúng được tôn trọng trong thực tiễn doanh nghiệp. Nếu tổ chức khẳng định “con người là tài sản lớn nhất” thì tổ chức đó nên đầu tư vào con người theo cách thức mà họ từng khẳng định.
Còn nếu tổ chức có giá trị “khá thấp” thì buộc tổ chức phải khuyến khích nhân viên, quản lý cùng thảo luận đưa ra ý kiến về “giá trị chung” để tránh sự thụ động và bị ảnh hưởng tiêu cực. Mọi giá trị nào tổ chức đều phải được cân nhắc dựa vào tiêu chí đánh giá và chính sách hoạt động của doanh nghiệp, từ đó mới chuyển đổi “giá trị tinh thần” trở thành hiện thực.
Con người
Người nào đưa ra tầm nhìn? Ai chia sẻ giá trị cốt lõi đó? Nhân sự nào sẵn sàng, khả năng thực hiện giá trị đó?… Nhân tố quan trọng hàng đầu để góp phần tạo nên văn hóa doanh nghiệp tích cực là con người. Đó là lý do vì sao các doanh nghiệp lớn trên thế giới đều có chính sách tuyển dụng chặt chẽ để tìm ra nhân tố sáng giá cho doanh nghiệp. Một người sống trong văn hóa mà họ yêu thích thì họ có xu hướng gắn bó lâu dài hơn, góp phần củng văn hóa sẵn có của tổ chức.
Sức mạnh của câu chuyện
Bất kỳ tổ chức và doanh nghiệp nào cũng đều có lịch sử riêng biệt cùng câu chuyện độc đáo. Khả năng chuyển đưa lịch sự đó tái hiện ở hiện tại và biến nó thành câu chuyện lịch sử hấp dẫn chính là yếu tố cốt lõi của sự sáng tạo văn hóa doanh nghiệp.
Môi trường làm việc chuyên nghiệp
Tạo dựng môi trường làm việc hiệu quả là xây dựng nền văn hóa doanh nghiệp chuyên nghiệp và thành công. Trong môi trường làm việc năng động như hiện nay, bên cạnh việc sáng tạo, doanh nghiệp cần tìm ra cách riêng giúp làm việc nhanh chóng, đạt kết quả cao hơn. Đồng thời, hình thành thói quen, lề lối làm việc và phương cách ứng xử, hành vi văn minh trong doanh nghiệp.
Vai trò quan trọng của văn hóa doanh nghiệp
Dưới đây là 5 lợi ích quan trọng nhất của văn doanh doanh nghiệp mang lại:
Tuyển dụng
Văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ cũng là cách thu hút nhân viên tiềm năng hiệu quả. Một nền văn hóa tích cực sẽ đem lại lợi thế cạnh tranh tốt cho tổ chức. Tất cả mọi người đều muốn làm việc tại công ty có danh tiếng tốt. Một công ty có văn hóa tích cực sẽ thu hút người tài năng về, sẵn sàng biến nơi làm việc thành nhà và nỗ lực, gắn bó lâu dài.
Nhân viên trung thành
Một nền văn hóa tích cực sẽ giúp giữ chân nhân sự tài năng cho công ty. Những người chủ biết chú trọng đầu tư vào sự hài lòng của nhân viên sẽ nhận lại phần thưởng là nhân viên tận tụy, tự giác cống hiến. Văn hóa doanh nghiệp thích hợp giúp nhân viên cảm thấy công việc mình làm có ý nghĩa, hãnh diện vì là thành viên của công ty. Từ đó, thúc đẩy lòng trung thành của họ. Thực tế, nhân viên có nhiều khả năng gắn bó và ở lại với người quản lý khi họ cảm thấy mình được đối xử công bằng.
Tinh thần & động lực làm việc nhân viên
Văn hóa doanh nghiệp còn giúp nhân viên thấy được mục tiêu, định hướng, bản chất công việc mình đang làm, tạo ra mối quan hệ tích cực giữa nhân viên và môi trường làm việc trong công ty. Khi tình trạng “chảy máu chất xám” trở nên phổ biến, mức thu nhập chỉ là một phần thúc đẩy động lực làm việc. Khi thu nhập đạt đến mức nào đó, nhân sự sẵn sàng đánh đổi lựa chọn thu nhập thấp hơn để làm việc trong môi trường hòa đồng, thoại mái.
Giảm xung đột trong doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp tích cực giúp giảm sự căng thẳng ở nơi làm việc và là chất keo gắn kết các nhân sự trong doanh nghiệp lại với nhau. Nó giúp thành viên thống nhất về cách hiểu vấn đề, đánh giá, lựa chọn, định hướng hành động. Khi nhân viên đối mặt với các cuộc xung đột thì văn hoá sẽ là yếu tố giúp mọi người trở nên hòa nhập, thống nhất.
Hiệu suất làm việc
Văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ được liên kết với tỷ lệ năng suất cao. Điều này do nhân viên có xu hướng có động lực, tận tâm hơn đối với nhà tuyển dụng đầu tư sự hài lòng. Những công ty có văn hóa mạnh mẽ và tích cực có xu hướng nhìn thấy nhân viên ít căng thẳng, áp lực hơn, giúp củng cố sức khỏe lẫn hiệu suất làm việc cho nhân viên.
Điều phối và kiểm soát
Văn hóa doanh nghiệp góp phần điều phối, kiểm soát hành vi cá nhân bằng những câu chuyện, truyền thuyết, chuẩn mực, quy trình, quy tắc… Khi phải ra quyết định phức tạp, văn hóa doanh nghiệp giúp thu hẹp phạm vi lựa chọn để đi đến giải pháp tối ưu nhất.
Nâng cao lợi thế cạnh tranh
Tổng hợp những yếu tố gắn kết, điều phối, kiểm soát, tuyển dụng, tạo động lực… làm tăng hiệu quả hoạt động, tạo sự khác biệt so với đối thủ cùng ngành trên thị trường. Hiệu quả, sự khác biệt giúp công ty cạnh tranh tốt hơn.
Văn hoá doanh nghiệp có thể thay đổi được không?
Văn hoá doanh nghiệp vẫn có thể thay đổi qua thời gian do người lãnh đạo điều chỉnh một hay toàn bộ nội dung của văn hoá như đã nêu. Bên cạnh đó, các yếu tố khách quan như sự biến đổi của thị trường, công cụ sản xuất… cũng tác động đến sự thay đổi đó.
Để tồn tại, phát triển thì các công ty phải có sự điều chỉnh về tầm nhìn, chiến lược kinh doanh phù hợp với xu hướng hiện tại. Việc thay đổi này kéo theo thay đổi khác về chính sách nội bộ, nhân sự và đối tượng khách hàng. Từ đó, văn hoá doanh nghiệp thay đổi.
Cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Văn hoá doanh nghiệp được hình thành từ khi công ty mới thành lập. Tuy nhiên qua quá trình hoạt động, để văn hoá doanh nghiệp mang lại những ảnh hưởng tích cực thì ban lãnh đạo phải có phương án xây dựng văn hoá hiệu quả. Mỗi công ty, doanh nghiệp thường trải quá trình xây dựng văn hoá sau đây:
- Bước 1: Xác định mục tiêu và định hướng của doanh nghiệp.
- Bước 2: Tập trung soạn thảo và xây dựng, thực hiện khía cạnh của văn hoá doanh nghiệp:
- Quy chế, quy định của tổ chức;
- Khẩu hiệu;
- Tầm nhìn;
- Sứ mệnh;
- Giá trị cốt lõi;
- Triết lý kinh doanh;
- Đội ngũ nhân sự.
- Bước 3: Đánh giá lại quá trình tiến hành thực hiện văn hoá của tổ chức;
- Bước 4: Củng cố, điều chỉnh những khía cạnh của văn hoá doanh nghiệp.
Văn hoá doanh nghiệp của một số tập đoàn, doanh nghiệp lớn hiện nay
Doanh nghiệp, tập đoàn | Nội dung Văn hóa doanh nghiệp |
Chú trọng chính sách cho nhân sự, tạo sự thoải mái cho nhân sự khi làm việc và luôn cải tiến văn hoá doanh nghiệp để thích hợp với sự nâng tầm về cả quy mô, chất lượng của nhân viên. | |
Văn hóa làm việc tự do, bình đẳng, không có khoảng cách về cấp bậc. Hình thức làm việc theo nhóm luôn được ưu tiên và tạo điều kiện để tất cả mọi người giao tiếp mở. | |
Vingroup | Văn hóa làm việc với tốc độ cao, hiệu quả, việc tuân thủ kỷ luật đã thấm nhuần trong toàn bộ hành động của đội ngũ nhân sự. |
FLC group | Trở thành Tập đoàn có tiềm lực, năng động, sức cạnh tranh mạnh mẽ, luôn hướng tới chinh phục mục tiêu cao hơn và là lựa chọn hàng đầu của tất cả đối tác, khách hàng. Cam kết không ngừng đổi mới, thúc đẩy đầu tư toàn diện để phát triển, cung cấp sản phẩm – dịch vụ chất lượng cao, giá thành hợp lý, thân thiện môi trường, mang lại những giá trị tốt đẹp cho khách hàng. |
Văn hóa doanh nghiệp là yếu tố rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển mạnh mẽ của bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào. Mỗi doanh nghiệp sẽ có các yếu tố văn hóa khác nhau vì nếu thiếu đi văn hóa thì doanh nghiệp sẽ dễ xảy ra mâu thuẫn, chiến lược đưa ra khó phù hợp với thực tế. Hy vọng thông tin trên đây của HR Insider đã giúp bạn hiểu rõ tầm quan trọng và biết cách xây dựng văn hóa tích cực cho doanh nghiệp.
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.