1. Lý do dẫn đến tình trạng nhân viên nghỉ việc sau khi lấy thưởng
Năm mới đến, nhiều người ấp ủ ý định thay đổi công việc, tìm kiếm việc làm Tết cũng như một bước tiến mới cho sự nghiệp của mình, chẳng hạn như làm việc thực sự yêu thích, kiếm được nhiều tiền hơn hoặc chỉ đơn giản là chuyển về công ty gần nơi ở hơn.
Thông thường, những nhân viên đó đã có kế hoạch nghỉ việc từ trước Tết nhưng họ vẫn chờ đợi để nhận đầy đủ lương, thưởng và các đãi ngộ khác mà doanh nghiệp cung cấp vào dịp cuối năm. Bên cạnh đó, xu hướng nghỉ việc sau Tết cũng dẫn đến việc hầu hết các doanh nghiệp buộc phải bổ sung nhân sự, tạo nên một thị trường tuyển dụng tấp nập hơn, mở ra cơ hội cho nhiều ứng viên hơn.
Rõ ràng, một số nhân viên ngay cả những người được quản lý tin tưởng và đánh giá cao vẫn đang mơ ước có khởi đầu tốt đẹp hơn tại công ty mới. Vì vậy, người sử dụng lao động phải thực hiện các biện pháp bổ sung để giữ chân người lao động trong khoảng thời gian quan trọng này.
2. Cách ứng phó tình trạng nghỉ việc sau khi lấy thưởng
Triển khai đào tạo nội bộ
Một trong những cách nhanh nhất để giúp việc nhân viên tiếp tục làm việc sau khi lấy thưởng trong doanh nghiệp hiệu quả, giảm tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên đó là đảm bảo họ cảm thấy hài lòng ngay từ đầu thông qua việc xây dựng và triển khai chương trình onboard và đào tạo nội bộ phù hợp. Đảm bảo cho nhân viên luôn cảm thấy hào hứng khi làm việc và gắn bó lâu dài với công ty.
Thể hiện sự đánh giá tích cực, đưa ra lời khen ngợi kịp thời
Một trong những cách hiệu quả nhất để giữ nhân viên là đưa ra những đánh giá tích cực, sẵn sàng khen thưởng khi họ thực hiện xuất sắc nhiệm vụ. Lời khen sẽ giúp nhân viên cảm thấy họ được coi trọng. Nhìn chung, thể hiện sự đánh giá cao đối với nhân viên là công việc vô cùng quan trọng của các quản lý, vì nó ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên, từ đó quyết định xem họ có muốn tiếp tục gắn bó với công ty hay không.
Cung cấp cơ hội thăng tiến
Doanh nghiệp cần tạo ra một lộ trình nghề nghiệp rõ ràng và được chia sẻ với toàn thể nhân viên công ty thông qua các trang mạng nội bộ. Điều này sẽ cho phép nhân viên được tìm hiểu rõ hơn về các mục tiêu phát triển nghề nghiệp và cảm thấy như mình là một phần không thể thiếu của công ty. Thêm vào đó, nhân viên có thể biết những kỹ năng kiến thức họ cần phải có để có được vị trí tốt hơn trong doanh nghiệp.
Cùng kết nối trao đổi
Các vấn đề đối với kỹ năng giao tiếp ảnh hưởng rất lớn đến quan hệ giữa quản lý và nhân viên. Sự thiếu kết nối, mất liên lạc, sơ suất trong phản hồi công việc thể hiện nhà quản lý không quan tâm đến nhân viên của mình. Nếu có thể, hãy phác thảo kế hoạch thay đổi cách giao tiếp với nhân viên. Đừng ngại trao đổi thẳng thắn với họ, dù với vấn đề trong công việc hay quan tâm đúng mực tới cuộc sống cá nhân, gia đình, v.v.
Để có thể xây dựng được một giải pháp giảm tỷ lệ nghỉ việc hiệu quả là điều không dễ dàng, nhưng cũng không quá khó nếu như bạn áp dụng những gợi ý trên đây của Testcenter. Chúc bạn cùng doanh nghiệp có thể giữ chân thật nhiều nhân tài và xây dựng doanh nghiệp vững mạnh!
Xem thêm: Là Gen Z, chúng ta bị bắt nạt công sở và thao túng tâm lý như thế nào?
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.