adsads
New Project 2023 05 18T153447.576
Lượt Xem 35 K

Có thể nói, ngoài hoàn thành tốt công việc, hòa hợp trong quá trình làm việc với nhân viên là điều khiến các “boss” thường than phiền. Dù “sếp” có giỏi và tâm lý đến mấy đều khó chiều lòng được nhân viên, và điều này ảnh hưởng vô cùng lớn đến hiệu quả công việc của công ty bạn. Dưới đây là 6 kiểu nhân viên có khả năng gây “ám ảnh” cho nhà quản lý và phương án giải quyết hiệu quả nhất mà bạn nên làm:

  1. Người lắm điều

Theo khảo sát, trong một tuần, mỗi nhân viên văn phòng sẽ bỏ ra trung bình 2 đến 3 giờ để lắng nghe, nhìn nhận, và tham gia “buôn chuyện” cùng đồng nghiệp.

Khiến nhân viên ngừng bình phẩm là điều ngoài tầm kiểm soát của các sếp. Thay vì tỏ ra khó chịu, hãy xem đây là công cụ giúp bạn và các nhân viên hoàn thiện bản thân hơn. Nói cách khác, khi biết được ai đó bình luận không tốt về mình, bạn sẽ biết đâu là điểm yếu, lỗi sai của bản thân. Từ đó sửa chữa và hoàn thiện mình. Nếu nhìn thấy sự thay đổi tích cực từ bạn, chắc chắn họ sẽ không còn lý do nào để bàn tán.

  1. Người khó tính

Trong cuộc sống sẽ luôn tồn tại những nhân viên có tính cách khó hiểu và khó chiều. Tuy nhiên, chỉ cần khéo léo một chút, bạn sẽ dễ dàng “chinh phục” và khiến họ nghe theo sự chỉ đạo của mình.

Một trong những cách ứng phó hiệu quả nhất, đó là hãy đối xử với họ thật tốt. Sự khó chịu của con người luôn có lý do, ngoài tài năng, hãy trở thành nhà lãnh đạo tâm lý. Thay vì phớt lờ hoặc chỉ trích, bạn nên tìm lý do khiến nhân viên không vui vẻ và động viên họ. Bộ đôi “lắng nghe, sẻ chia” chính là chìa khóa tạo nên một mối quan hệ tốt đẹp.

  1. Người cầu toàn

Cầu toàn là tính cách chứa đựng cả ưu và nhược. Làm việc với người cầu toàn, bạn sẽ không bao giờ phải lo lắng về tiến độ và mức độ hoàn thành tốt của công việc. Trái lại, người cầu toàn có xu hướng thiếu kiên nhẫn và thường cảm thấy không công bằng nếu như những người xung quanh đầu tư cho công việc không tốt bằng họ.

Để phối hợp ăn ý, đừng ép buộc kiểu người này phải hoàn thành công việc theo đúng cách thức, trình tự mà bạn yêu cầu. Bởi lẽ, người cầu toàn sẽ luôn tìm ra cách làm việc tốt nhất và phù hợp nhất, do đó, việc chỉ đạo dập khuôn chỉ khiến họ muốn “nổi loạn”. Ngoài ra, không nên qúa chú trọng vấn đề khen thưởng cho kiểu nhân viên này.

  1. Người xua nịnh

Đây là kiểu người bạn nên thận trọng vì họ sẽ luôn rót vào tai cấp trên những lời ngon ngọt nhằm đạt được mục đích cá nhân.

Là một nhà lãnh đạo giỏi, hãy tỉnh táo và nhận biết được đâu là sự thật, đâu là nịnh hót. Nếu bạn cảm nhận được rằng nhân viên đang giả vờ lấy lòng mình, hãy cư xử lịch sự và không để tâm nhằm khiến những kẻ xua nịnh nhanh nản lòng. Khi biểu dương, hãy đảm bảo rằng họ đã hoàn thành tốt mọi công việc.

  1. Người lười biếng

Hầu hết các nhà quản lý thường cảm thấy “sợ hãi” khi phải làm việc với kẻ lười biếng, vì kiểu người này luôn tìm cách trốn tránh công việc một cách khéo léo nhất có thể.

Sự chán nản và thiếu thử thách dễ khiến chúng ta trở nên uể oải và giảm nhiệt huyết. Hãy nhớ lại thời còn đi học, bạn đã từng không làm bài tập về nhà và tận dụng 15 phút ngắn ngủi đầu giờ nhằm hoàn thiện bài một cách cật lực. Lý do đơn giản: giáo viên ra lệnh nộp vở chấm điểm. Đồng nghiệp lười biếng cũng vậy, nếu bạn đốc thúc và cho họ biết được hậu quả nghiêm trọng nào sẽ xảy ra nếu họ không làm, làm chậm tiến độ, hay đổ dồn công việc cho người khác, chắc chắn họ sẽ thay đổi tác phong làm việc một cách tích cực hơn.

  1. Người đùa quá khích

Đây là những người tạo ra bầu không khí vui vẻ cho công ty, nhưng có lúc, họ không ý thức được đâu là thời điểm phù hợp để vui đùa. Công ty của bạn sẽ không thể làm việc hiệu quả nếu như họ – những người thích đùa, liên tục làm ngắt quãng quá trình làm việc, khiến đồng nghiệp mất tập trung.

Để hạn chế điều này, hãy thẳng thắn góp ý một cách khéo léo. Hoặc cách khác nhưng rất hiệu quả: giao cho họ một lượng lớn công việc với “deadline” dồn dập. Có thể nói, sự bận rộn sẽ khiến “những chú hề công sở” không còn thời gian để làm người khác xao lãng.

 

Môi trường làm việc đã khiến bạn mất đi hứng thú ban đầu? Bạn đang hằng tìm kiếm một môi trường tốt hơn với vị trí tương đương và mức đãi ngộ ngoài mong đợi? Hãy để VietnamWorks đưa bạn đến một “tầm cao” mới, công việc mới thỏa mãn đam mê!

Tìm kiếm việc làm “Top Management”

 

VietnamWorks xin giới thiệu đến bạn trang “Top Management” – trang việc làm dành riêng cho cấp quản lý. Tại đây, bạn sẽ dễ dàng tiếp cận với các công việc từ cấp quản lý trở lên với mức lương cực hấp dẫn cùng môi trường làm việc tuyệt vời, tạo mọi điều kiện để bạn học hỏi, phát triển. Nhanh tay nhấn nút dưới đây và tìm hiểu thêm về “Top Management”

— HR Insider / VietnamWorks —

adsads
Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong...

Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers