adsads
Lượt Xem 3 K

Hãy tưởng tượng tình huống oái ăm này nhé: bạn được thông báo người đồng nghiệp thân thiết giờ sẽ là sếp của bạn. Cố giấu vẻ sửng sốt, bạn gượng cười tự hỏi “Bạn ấy sẽ quản lý mình ư? Mọi chuyện sẽ ra sao đây?”.

Hoặc, ngược lại: bạn được thăng chức thành sếp – người sẽ ra các quyết định quan trọng cho phòng ban sau này.

Bạn không phải là người duy nhất trải qua tình huống trên. Thay đổi thường không dễ dàng, nhất là khi liên quan đến việc tái thay đổi cơ cấu chức vụ. Bạn sẽ ứng phó ra sao để vượt qua sự thay đổi này một cách êm ái?

 

Kịch bản 1: Nếu như bạn là nhân viên

Bạn đang thất vọng tràn trề? Hãy nhớ bạn là người quyết định đây là một sự hạn chế trên con đường sự nghiệp hay là cơ hội tích lũy kinh nghiệm. 4 cách sau sẽ giúp bạn giữ lạc quan trong tình huống này:

1. Khởi động

Bất kể bạn cảm thấy thế nào, điều quan trọng cần làm lúc này là thể hiện thái độ tích cực. Hãy gặp gỡ sếp mới, bày tỏ sự ủng hộ. Chính suy nghĩ và hành động tích cực của bạn sẽ quyết định thành công sau này.

2. Học theo hình mẫu của sếp

Đừng mãi băn khoăn vì sao người được thăng chức lại là cô ấy. Chắc hẳn đồng nghiệp của bạn đã làm việc rất tốt nên mới nhận được sự tiến cử này. Đây cũng là thời điểm để bạn đánh giá lại năng lực làm việc của mình. Hãy dẹp bỏ mọi ganh ghét. Hãy học và làm theo cách cô ấy đã cống hiến cho công ty, bạn có thể nhận được những phần thưởng tương tự.

3. Chấp nhận sự thật

Thay vì tự vấn bản thân những câu hỏi bi quan như mình không tốt hay tại hoàn cảnh, hãy dùng mọi năng lượng bạn có để trả lời câu hỏi “Mình có thể làm gì để tiến bộ hơn?”. Hãy thay đổi quan điểm và hướng đến sự thay đổi tốt đẹp hơn. Có khi bạn sẽ thích người sếp mới này hơn người sếp cũ đấy.

4. Thay đổi chủ đề câu chuyện

Nếu những đồng nghiệp khác than phiền, hãy thay đổi chủ đề câu chuyện. Bạn nên thật lòng nói những điều tích cực về sếp mới, cùng mọi người loại bỏ những than phiền và lo lắng.

Có khi, bạn chính là nhân vật tiếp theo được thăng chức đấy.

 

Kịch bản 2: Nếu như bạn trở thành sếp

Bạn được lên chức và trở thành quản lý của những đồng nghiệp cũ, hành động của bạn sẽ có sức mạnh hơn lời nói. Hãy bắt đầu nhiệm kỳ mới với thông điệp rõ ràng qua 4 bước:

1. Thông báo với phòng ban của bạn

Đừng xem việc thông báo đến cả phòng ban là đáng sợ. Thông báo một cách chân thật và nghiêm túc việc bạn được thăng chức và nhiệm vụ mới của bạn để cả phòng được biết cùng một lúc. Thông báo đồng loạt sẽ thể hiện sự minh bạch và hạn chế thông tin sai lệch từ người khác. Hãy xây dựng hình ảnh một nhà lãnh đạo thực thụ – luôn đối diện thẳng thắn với cả đội của mình.

2. Đón nhận sự tán thành

Mọi người có tin tưởng bạn với vai trò nhà lãnh đạo hay có thắc mắc nào cần thảo luận hay không? Để hiểu rõ điều này, hãy họp với từng nhân viên. Nếu có nhân viên không ủng hộ, hãy thống nhất với người ấy những việc cần làm để giúp họ thích ứng với sự thay đổi.

3. Nhấn mạnh sự ủng hộ

Những người vừa lên chức sếp thường cố gắng tạo thiện cảm bằng cách trao đổi nhẹ nhàng, mềm mỏng. Tuy nhiên, bạn cần giữ tính dứt khoát và nhấn mạnh sự ủng hộ. Hãy đặt những câu hỏi mở để tìm hiểu nguyện vọng, khơi gợi đối thoại thẳng thắn và trung thực với nhân viên như:

  1. Bạn muốn đạt được gì tại nơi làm việc?
  2. Bạn sẵn sàng làm gì để đạt được mong muốn ấy?
  3. Tôi có thể làm gì để có thể hỗ trợ bạn làm được điều đó?

4. Động viên nhân viên

Có thể trước đây bạn từng buôn chuyện với đồng nghiệp, nhưng bây giờ đừng để nơi làm việc trở thành “cái chợ”. Nếu mọi người tập hợp một danh sách dài các rắc rối cần bạn khắc phục, hãy bình tĩnh trước sức ép, lắng nghe nhưng đừng vội hứa hẹn sẽ giải quyết hết mọi việc. Bạn nên giữ thái độ lạc quan trong từng câu trả lời như “Tôi ghi nhận nhé” hoặc “Cám ơn bạn đã thông báo cho tôi biết”, cũng như lên lịch trình giải quyết từng việc một. Tránh áp đặt các giải pháp (đây chính là lỗi mà nhà quản lý mới thường mắc phải). Thay vào đó, hãy nhiệt tình hướng dẫn nhân viên giải quyết vấn đề trong những tình huống khó khăn và đạt được mục tiêu cuối cùng.

– HR Insider / VietnamWorks –

adsads
Bài Viết Liên Quan

Vì sao nhân viên ngại chia sẻ với sếp hơn là với đồng nghiệp

Trong môi trường làm việc hiện đại, giao tiếp không chỉ là cách để nhân viên và sếp truyền đạt thông tin mà còn là cầu nối tạo sự thấu hiểu và tin tưởng lẫn nhau. Tuy nhiên, không ít nhân viên cảm thấy dễ dàng chia sẻ tâm tư với đồng nghiệp hơn là với cấp trên.

Ngại thăng tiến: Xu hướng nhân viên hài lòng với vị trí hiện tại

Nếu trước kia thăng tiến là mục tiêu lớn nhất trong hành trình sự nghiệp của hầu hết người đi làm thì hiện nay, “ngại thăng tiến” lại trở thành xu hướng được nhiều người chọn. Nguyên do vì đâu và nghệ thuật từ chối khéo lời đề nghị thăng tiến không bị “mất điểm” trong mắt Sếp là gì? Cùng VietnamWorks Hr Insider đi sâu tìm hiểu về xu hướng này trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Phát triển kỹ năng mềm và AI: Cơ hội để "chứng tỏ" bản thân với Sếp trong mùa thăng tiến

Nhiều người lo lắng rằng AI sẽ thay thế vai trò của mình, thì thực tế là công nghệ này lại mở ra những cơ hội tốt hơn cho những ai biết cách kết hợp giữa kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm và biết ứng dụng AI. Giai đoạn cuối năm, mùa “review” và thăng tiến đang đến gần, cùng tìm hiểu bí quyết kết hợp kỹ năng mềm và AI để ghi điểm với sếp nhé!  

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho đến những lĩnh vực phức tạp hơn như phân tích thị trường và dự đoán xu hướng, AI đã chứng minh khả năng hỗ trợ đắc lực cho nhiều vị trí công việc hiện nay. Nhưng liệu với vai trò là một nhân viên - bạn đã thực sự biết khi nào nên dựa vào AI và khi nào nên tự mình quyết định? 

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện nay chính là các cuộc họp không hiệu quả – những buổi thảo luận kéo dài mà không mang lại kết quả cụ thể. Thời gian quý báu của nhân viên bị lãng phí trong những cuộc họp kéo dài, khiến họ cảm thấy mệt mỏi, mất tập trung và ảnh hưởng đến năng suất chung. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo, người đi làm dường như đã tìm thấy “vị cứu tinh” có thể biến những cuộc họp thành công cụ tối ưu cho việc ra quyết định. 

Bài Viết Liên Quan

Vì sao nhân viên ngại chia sẻ với sếp hơn là với đồng nghiệp

Trong môi trường làm việc hiện đại, giao tiếp không chỉ là cách để nhân viên và sếp truyền đạt thông tin mà còn là cầu nối tạo sự thấu hiểu và tin tưởng lẫn nhau. Tuy nhiên, không ít nhân viên cảm thấy dễ dàng chia sẻ tâm tư với đồng nghiệp hơn là với cấp trên.

Ngại thăng tiến: Xu hướng nhân viên hài lòng với vị trí hiện tại

Nếu trước kia thăng tiến là mục tiêu lớn nhất trong hành trình sự nghiệp của hầu hết người đi làm thì hiện nay, “ngại thăng tiến” lại trở thành xu hướng được nhiều người chọn. Nguyên do vì đâu và nghệ thuật từ chối khéo lời đề nghị thăng tiến không bị “mất điểm” trong mắt Sếp là gì? Cùng VietnamWorks Hr Insider đi sâu tìm hiểu về xu hướng này trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Phát triển kỹ năng mềm và AI: Cơ hội để "chứng tỏ" bản thân với Sếp trong mùa thăng tiến

Nhiều người lo lắng rằng AI sẽ thay thế vai trò của mình, thì thực tế là công nghệ này lại mở ra những cơ hội tốt hơn cho những ai biết cách kết hợp giữa kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm và biết ứng dụng AI. Giai đoạn cuối năm, mùa “review” và thăng tiến đang đến gần, cùng tìm hiểu bí quyết kết hợp kỹ năng mềm và AI để ghi điểm với sếp nhé!  

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho đến những lĩnh vực phức tạp hơn như phân tích thị trường và dự đoán xu hướng, AI đã chứng minh khả năng hỗ trợ đắc lực cho nhiều vị trí công việc hiện nay. Nhưng liệu với vai trò là một nhân viên - bạn đã thực sự biết khi nào nên dựa vào AI và khi nào nên tự mình quyết định? 

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện nay chính là các cuộc họp không hiệu quả – những buổi thảo luận kéo dài mà không mang lại kết quả cụ thể. Thời gian quý báu của nhân viên bị lãng phí trong những cuộc họp kéo dài, khiến họ cảm thấy mệt mỏi, mất tập trung và ảnh hưởng đến năng suất chung. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo, người đi làm dường như đã tìm thấy “vị cứu tinh” có thể biến những cuộc họp thành công cụ tối ưu cho việc ra quyết định. 

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers