adsads
tuyen dung ban sao cua chinh minh cai bay can tranh 3
Lượt Xem 18 K

Tránh những cái bẫy “giống nhau”

Con người có xu hướng nghiêng về những gì thân quen và thoải mái với những người giống chúng ta. Bạn không nên rơi vào bẫy của việc lựa chọn ứng viên chỉ vì có ngoại hình hoặc hành động giống bạn. Người phỏng vấn thiếu kinh nghiệm thường dễ dàng có cảm tình với những ứng viên đã đi học cùng trường hoặc làm việc tại cùng một công ty, hoặc lớn lên ở cùng một khu vực nào đó.

 

Những điểm tương đồng về kinh nghiệm, ngôn ngữ, giới tính, quan điểm và vẻ bên ngoài có thể làm tăng “kết nối” giữa người phỏng vấn và ứng viên. Sự kết nối này có thể làm người phỏng vấn bị “mờ mắt” và không nhận ra những khiếm khuyết của ứng viên. Thông thường, bạn sẽ cảm thấy dễ dàng hơn khi quản lý những người có ít sự khác biệt và ít xung đột với bạn? Với suy nghĩ như vậy, bạn sẽ không đủ khách quan để có thể tuyển dụng đúng người đúng việc.

 

Bạn cần những tài năng bổ sung lẫn nhau

Khi xây dựng một tổ chức, bạn thực sự cần một đội ngũ đa dạng về kinh nghiệm, tầm nhìn, và các kỹ năng để cùng giải quyết những vấn đề lớn, qua đó, nắm bắt những cơ hội lớn hơn. Và nếu các nhà quản lý không cảm thấy thoải mái với những người có kinh nghiệm, tính cách khác họ, đó cũng là chuyện bình thường.

 

Khả năng nhìn nhậnsự khách quan

Dành thời gian để lựa chọn và tuyển những người sẽ bổ sung cho bạn, từ đó hoàn thiện tổ chức của mình. Điều này được thực hiện từ sự khách quan và khả năng nhìn nhận của bạn.

 

Khi đối diện với ứng viên, hãy tỉnh táo ngay khi bạn có suy nghĩ “mình thích ứng viên này”.

 

Câu hỏi đầu tiên bạn nên nghĩ đến là: Bạn thích họ vì họ giống bạn, hay bạn đang nhận thấy mức độ phù hợp của họ trong đội ngũ của bạn? Bạn cần cân nhắc:

 

– Liệu ứng viên có kỹ năng hoặc khả năng tiềm ẩn nào giúp họ phát triển khi đảm nhận vị trí này?

– Ứng viên có khả năng sáng tạo hay kỹ năng phân tích không?

– Ngoài công việc, ứng viên thường quan tâm đến những điều gì khác?

– Quan sát thêm cách ứng viên sử dụng từ “Tôi” và “Chúng tôi”, ứng viên chỉ nói về bản thân họ hay đó là sự đóng góp của cả nhóm. Liệu ứng viên có thực sự phù hợp với văn hoá công ty không?

 

Việc lựa chọn đúng người đúng việc và phù hợp với văn hoá sẽ giúp cả đội làm việc với nhau hiệu quả và “chắp cánh” cho những ý tưởng mới. Họ thách thức những quan điểm của nhau với sự tôn trọng, tin tưởng và thúc đẩy nhau cùng tiến.

 

adsads
Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong...

Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers