Turnover rate là gì?
Turnover rate là gì? Turnover rate chính là thuật ngữ phản ánh tỷ lệ nhân sự thôi việc trên bình quân số nhân sự trong một tháng, một quý hoặc một năm, qua đó xác định tốc độ thay đổi của nhân viên của doanh nghiệp/công ty.
Nhân sự nghỉ việc sẽ được phân chia thành hai nhóm chính:
Tự nguyện nghỉ việc do các nguyên nhân chủ quan như chán việc, không hài lòng với chính sách đãi ngộ, không bắt kịp công việc,…
Không tự nguyện do các nguyên nhân khách quan như nghỉ hưu, thay đổi nơi ở, bệnh tật,…
Xem thêm :
- Onboarding là gì? 7 Lợi ích khi doanh nghiệp triển khai quy trình onboarding
- Outsource là gì? Điểm danh ưu và nhược của outsource
- Năm của “Thiên nga đen” và những tác động không thể lường trước
Cách tính Turnover rate và ý nghĩa qua những con số
Như vậy chúng ta tìm hiểu rõ về khái niệm về Turnover rate là gì. Vậy cách tính Turnover rate như thế nào?
Trước tiên, chúng ta cần nắm rõ về các chỉ số sau:
- Lượng nhân sự ở thời điểm đầu (B– beginning)
- Lượng nhân sự vào thời điểm cuối (E – Ending)
- Lượng nhân sự đã nghỉ làm trong thời gian cần tính (L – Left).
Tiếp theo, bạn cần thực hiện số lượng nhân sự trung bình trong thời gian cần tính (Avg – Average).
Để tính tỷ lệ nghỉ việc trong tháng đó, bạn chỉ cần lấy số nhân sự đã nghỉ việc trong tháng chia cho lượng nhân sự trung bình trong tháng, rồi nhân với 100.
Ví dụ: Đầu tháng, công ty bạn có tổng 60 nhân sự, sau đó có 10 nhân sự nghỉ việc. Như vậy đến cuối tháng số nhận sự còn lại là 50. Vậy tỷ lệ nhân sự nghỉ việc trong tháng sẽ được tính như sau:
= [10/(60+50)/2]*100 = 18.2%
Áp dụng tương tự nếu như bạn muốn tính tỷ lệ nhân sự nghỉ việc trong năm bằng cách: lấy số nhân viên đã nghỉ việc trong năm chia cho số lượng nhân viên trong năm.
Thế nào là Turnover rate tốt hay xấu?
Sau khi đã tính được tỷ lệ nhân sự nhảy việc, dựa vào con số này chúng ta có thể thấy được sự phản ánh về tình trạng nhân sự trong doanh nghiệp như sau:
- Tỷ lệ dưới 3%: Thể hiện tình hình lao động đang có sự ổn định, số lượng nhân viên nghỉ việc ít và chủ yếu đến chủ yếu từ lý do khách quan. Trường hợp đến từ yếu tố chủ quan thì bộ phận nhân sự cần xem xét lại cách quản lý nhân sự, cách ứng xử và giải quyết các khúc mắc trong công việc,…
- Tỷ lệ từ 3 – 5%: Tình hình nhân sự ở đây vẫn còn đang nằm trong tầm kiểm soát. Lý do khiến nhân sự nghỉ việc chủ yếu đến từ chính sách về lương và nhân sự cấp trên.
- Tỷ lệ từ 5 – 8%: Dấu hiệu cho thấy công ty đang bắt đầu có sự xuất hiện các vấn đề về nhân sự. Bên cạnh hai vấn đề về lương và cấp trên đã nói thì doanh nghiệp sẽ phải cần quan tâm đến các chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực của mình.
- Tỷ lệ từ 8 – 10%: Dấu hiệu nhằm cảnh báo về nguồn nhân sự của công ty đang bất ổn định. Bên cạnh những yếu tố vừa nêu thì cần xem xét về văn hóa doanh nghiệp. Nếu văn hoá không thực sự tốt thì sẽ khiến nhân viên không hài lòng với công việc dẫn đến nghỉ làm.
- Tỷ lệ trên 10%: Doanh nghiệp cần nghiêm túc nhìn lại các vấn đề kể trên đây và tham chiếu với môi trường ngành để có thể xác định sự ảnh hưởng từ những tác động bên ngoài đến doanh nghiệp của mình, từ đó có thể tìm ra hướng giải quyết kịp thời.
Nguyên nhân khiến nhân sự nghỉ việc là gì?
Nguyên nhân nào khiến cho nhân sự nghỉ việc là gì? Đây chắc chắn là thắc mắc mà nhiều người muốn được giải đáp. Chắc chắn sẽ có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc nhân sự nghỉ việc như đã nêu ở trên. Sẽ có hai xu hướng nghỉ việc là tự nguyện và không tự nguyện.
Theo một nghiên cứu đã được thực hiện bởi Flexjobs, khảo sát trên 2202 nhân sự, họ đã đưa ra 5 lý do phổ biến nhất, trong đó:
- Vấn đề văn hóa doanh nghiệp độc hại chiếm 62%
- Vấn đề lương thấp chiếm 59%
- Sự quản lý thấp kém chiếm 56%
- Không cân bằng được việc làm và sức khỏe chiếm 49%
- Không cho phép làm việc từ xa chiếm 43%
Cũng theo một nghiên cứu khác của ConsumerAffairs khi đã được thực hiện trên 1000 người cho biết 5 lý do họ nghỉ việc là:
- Tìm kiếm cho mình một mức lương cao hơn với 47%
- Tìm kiếm lợi ích tốt hơn với 42%
- Tăng lương không đủ với 41%
- Nhu cầu của bản thân không được được đáp ứng bằng lương với 40%
- Thanh toán không công bằng với 41%
Phương pháp giảm tỷ lệ nghỉ việc hiệu quả
Để có thể giảm thiểu tỷ lệ nghỉ việc hiện nay, các doanh nghiệp cần phải thực hiện các phương pháp điều chỉnh phù hợp.Các bạn có thể tham khảo thêm một số phương pháp sau:
Xác định đối tượng nghỉ việc
Sẽ có các đối tượng sau đây sẽ có nguy cơ xin nghỉ việc cao:
Nếu tỷ lệ Turnover rate của doanh nghiệp thấp hơn trung bình ngành thì không có lý do gì để ăn mừng nếu như không xác định được người nghỉ việc.
Nếu người nghỉ việc là người có hiệu suất công việc tốt và doanh nghiệp muốn được chiêu mộ thì bạn cần hành động ngay lập tức, bởi hiệu suất của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Nếu nhân sự nghỉ việc là người có hiệu suất làm việc thấp bạn có thể đạt được lợi nhuận bằng việc tận hưởng sự tương tác của nhân sự, năng suất và lợi nhuận cao hơn.
Thời điểm nghỉ việc
Việc xem xét về thời điểm lựa chọn nghỉ việc của nhân viên thực sự quan trọng. Việc này có thể xác định nguyên nhân của vấn đề nghỉ việc ở đây là gì? Đó có thể là thời điểm có vấn đề gì đó tác động. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp có các biện pháp để có thể hạn chế điều này.
Cần xem xét lại bảng mô tả công việc nếu nhân sự rời đi do trách nhiệm của họ khác hoặc mâu thuẫn với JD thì doanh nghiệp sẽ cần đầu tư thời gian và tiền bạc để tổ chức các buổi định hướng nếu nhân sự rời đi do vấn đề văn hóa, đồng thời triển khai các hoạt động gắn kết và tương tác với nhân sự nếu nhân sự gặp khó khăn với việc cân bằng công việc và cuộc sống.
Nguyên nhân nhân sự rời đi
Bằng việc xác định được lý do rời đi của nhân sự thì từ đó doanh nghiệp có thể thay đổi phong cách quản lý, hoặc các chính sách đãi ngộ cho phù hợp hơn.
Phỏng vấn nghỉ việc chính là một cách hữu ích để doanh nghiệp có thể biết được lý do khiến họ rời đi. Hoặc gợi ý cho doanh nghiệp những cách làm hữu ích nhằm cải thiện tình hình. Những chia sẻ của nhân sự chính là cơ sở để doanh nghiệp xem xét lại toàn bộ hoạt động quản trị nhân sự mình.
Giải pháp cần bằng nhân sự
Bất ổn nhân lực là điều mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng mong muốn gặp phải. Để có thể ngăn ngừa tình trạng “nhảy việc” xảy ra liên tục, gây ảnh hưởng đến hoạt động và sự phát triển của đơn vị thì các nhà Quản lý cần có những giải pháp cụ thể. Dưới đây là một số các hành động thiết thực nhằm cân bằng nhân sự mà các chuyên gia đưa ra, doanh nghiệp có thể tham khảo:
- Tiến hành khảo sát mức độ hài lòng hiện tại của tất cả nhân viên hiện tại đang có.
- Phỏng vấn nhân viên nếu như họ có ý định hoặc quyết định nghỉ việc để làm rõ nguyên do, từ đó đưa ra giải pháp thích hợp.
- Dự báo tỷ lệ nghỉ việc để có các phương án xử lý kịp thời, phân chia các đối tượng lao động rõ ràng.
- Nâng cao thêm khả năng quản trị nhân sự cho cấp lãnh đạo.
- Giới thiệu văn hóa doanh nghiệp từ khâu tuyển chọn cho ứng viên dễ hình dung, sàng lọc và tuyển chọn nhân sự phù hợp.
Thay vì việc thụ động nhìn nhân viên lần lượt nghỉ việc, doanh nghiệp cần phân tích được tình hình thực tế của mình và đưa ra giải pháp phù hợp để có thể cân bằng nhân sự. Hy vọng với bài viết “Turnover rate là gì? Nguyên nhân và cách giảm tỷ lệ nghỉ việc” đã giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về thuật ngữ này, đồng thời có cái nhìn rõ nét hơn về tỷ lệ đặc biệt này trong doanh nghiệp.
Xem thêm các tin tuyển dụng việc làm khắp khu vực phổ biến:
- Tuyển dụng việc làm Cần Thơ – Cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn
- Việc làm Kiên Giang – Những vị trí tuyển dụng nổi bật
- Việc làm ĐàLạt – Thành phố du lịch và cơ hội phát triển sự nghiệp
- Việc làm Lào Cai – Tìm kiếm việc làm tại vùng đất phát triển
- Tuyển dụng Ninh Thuận – Các cơ hội việc làm trong ngành kinh tế và du lịch
- Việc làm Phú Yên – Cơ hội nghề nghiệp cho bạn tại vùng đất miền Trung
- Việc làm Quảng Bình – Những cơ hội việc làm đầy hứa hẹn
- Việc làm Quảng Trị – Các vị trí tuyển dụng cho nhiều ngành nghề
- Việc làm Tây Ninh – Khám phá những cơ hội việc làm tốt nhất
- Việc làm Thái Bình – Cơ hội nghề nghiệp đa dạng và hấp dẫn
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC VietnamWorks là kênh thông tin tuyển dụng và tìm kiếm việc làm hàng đầu tại Việt Nam, luôn mang đến các thông tin tuyển dụng uy tín, chất lượng và nhanh chóng. Với hơn 9.4 triệu lượt truy cập hàng tháng, VietnamWorks giúp kết nối ứng viên với các nhà tuyển dụng có nhu cầu tìm nhân sự tiềm năng. Người tìm việc có thể dễ dàng tiếp cận các thông tin tuyển dụng đáng tin cậy trên toàn quốc. Bên cạnh đó, VietnamWorks còn tích hợp các tính năng hiện đại, hỗ trợ người dùng tạo CV trực tuyến và ứng tuyển một cách dễ dàng, tiết kiệm thời gian. |
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.