Giai đoạn 1 (18 – 22 tuổi): 4 năm Đại học, giai đoạn chọn hạt giống
4 năm Đại học là giai đoạn rất quan trọng, vì nếu kiến thức chuyên môn kém thì sau khi ra trường đi làm bạn sẽ khá chật vật. Đây được ví như giai đoạn chọn hạt giống! Chọn nhầm hạt giống và hạt giống không khỏe thì sẽ khó mà nảy mầm rồi phát triển tốt được.
Vậy nên ngay từ đầu hãy chọn trường, chọn ngành sao cho đúng và phù hợp nhất với bản thân. Trong 4 năm Đại học, bạn phải chú tâm học tập đồng thời chăm chỉ ôn luyện kiến thức và kỹ năng được học ở trường. Đây chính là hành trang vững chắc nhất giúp bạn tiến bước ra đời sớm được thành công. Như một hạt giống khỏe mạnh sẵn sàng nảy mầm vậy!
Giai đoạn 2 (22 – 26 tuổi): giai đoạn gieo mầm
Gieo mầm là giai đoạn vất vả nhất, vì mới ra trường đi làm là khoảng thời gian bạn phải đối mặt nhiều gian nan và thất bại nhất. Nhưng có như vậy mới giúp bạn nâng cao năng lực, nhờ thế mới đủ sức đâm chồi và phát triển.
Nhà tuyển dụng yêu cầu kinh nghiệm
Thị trường lao động hiện nay đầy cạnh tranh. Bằng cấp thôi thì chưa đủ, bạn phải trau dồi thêm nhiều kinh nghiệm thực tiễn ngoài lý thuyết suông được học trên ghế nhà trường. Vậy nên ngay từ bây giờ, hãy rèn luyện thêm nhiều kỹ năng quan trọng như kỹ năng giao tiếp, thuyết phục, làm việc nhóm… Đồng thời tham gia nhiều câu lạc bộ, hoạt động cộng đồng, làm thêm hoặc nhận nhiều job… để trau dồi thêm nhiều kinh nghiệm thực tiễn.
Nhìn vấn đề đa góc độ khi gặp khó khăn
Đi làm bị Sếp la, gặp khách hàng khó tính hay đồng nghiệp khó chịu… là những vấn đề tiêu cực mà người đi làm nào cũng thường gặp phải. Nếu chỉ gặp chút chuyện đã đòi nghỉ việc thì sang công ty khác bạn cũng có thể gặp trường hợp tương tự thôi. Vậy nên vấn đề nằm ở chính bản thân bạn. Muốn làm tốt công việc, hãy nhìn vấn đề đa góc độ khi gặp khó khăn và thay đổi chính bản thân mình. Chẳng hạn học cách cân bằng cảm xúc hoặc thấu hiểu tâm lý khách hàng hơn… bạn nhé.
Điều bạn không đạt được trong 1 năm, vẫn có thể đạt được trong 5 năm
Có thể hiện tại bạn chưa thành công, thậm chí là thất bại trong công việc, nhưng đừng hoài nghi rồi tự ti về chính mình. Thay vào đó hãy nỗ lực phát triển bản thân giỏi hơn để đạt được mục tiêu sự nghiệp trong tương lai.
Chẳng hạn đọc nhiều sách để tự trau dồi kiến thức, đăng ký tham gia nhiều khóa học online lẫn offline để nâng cao năng lực. Bên cạnh đó, tìm mentor giỏi để chỉ bảo và dẫn đường giúp bạn phát triển đúng đắn hơn trên hành trình sự nghiệp. Chỉ cần không ngừng nỗ lực, bạn sẽ không ngừng tiến về phía trước.
Xem thêm: Những kỹ năng mềm quan trọng chốn công sở quyết định đến sự thành bại của bạn
Giai đoạn 3 (26 – 30 tuổi): 4 năm chạy nước rút, giai đoạn đâm chồi và phát triển
Khi đã trau dồi đủ năng lực và kỹ năng, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn để sẵn sàng đối đầu và vượt qua mọi thử thách. Giai đoạn này, bạn như hạt giống nhỏ giờ đâm chồi và phát triển. Hạt giống ấy chỉ cần được cung cấp đủ dưỡng chất thì sẽ ngày càng lớn mạnh hơn. Cũng như chỉ cần không ngừng trau dồi và rèn luyện, thành công sẽ sớm đến với bạn.
Sẵn sàng đối mặt mọi thử thách để phát huy tối đa năng lực bạn nhé. Cứ làm để biết mình sai ở đâu, có như vậy mới biết cách sửa và đúc rút được nhiều kinh nghiệm đắt giá. Nhờ thế bạn sẽ ngày càng giỏi hơn, bản lĩnh hơn để vươn mình phát triển thành một cây lớn mạnh hơn.
Trên đây là cách các bạn tuổi 23 nên áp dụng quy tắc 4-4-4 để không hối hận tuổi 30. Hy vọng sẽ hữu ích với những bạn trẻ đang loay hoay trên hành trình phát triển sự nghiệp. Chúc bạn sớm đạt được thành công nhất định trước mốc 30 trên hành trình sự nghiệp nhé.
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.