adsads
Untitled design 6
Lượt Xem 3 K

Nguyên nhân gây bệnh có thể đến từ chính tư thế làm việc, lao động sai cách hoặc quá sức hàng ngày. Vì vậy, bất cứ ai cũng có thể mắc phải bệnh này với những dấu hiệu thoát vị đĩa đệm rất đa dạng và khác nhau.

 

Những dấu hiệu dễ nhận biết

Các chuyên gia khuyên rằng, mỗi chúng ta đều cần chú ý tới những dấu hiệu sức khỏe khác thường để nhận biết và điều trị bệnh từ sớm. Có như vậy, việc chữa trị và khả năng phục hồi sẽ đơn giản và nhanh chóng hơn.

Dựa vào các dấu hiệu điển hình sau đây, mỗi bệnh nhân có thể tự đoán biết được tình trạng sức khỏe của mình và có kế hoạch thăm khám, điều trị càng sớm càng tốt:

– Đau tại vị trí thoát vị đĩa đệm: 2 vị trí đau nhức điển hình là thắt lưng và cổ, vai gáy. Ban đầu, cảm giác đau mỏi xuất hiện tại vị trí thoát vị, khi bệnh nặng dần, đau nhức sẽ lan tới các vùng lân cận, tần suất đau tăng lên, kéo dài từng đợt.

– Dị cảm, rối loạn cảm giác nóng – lạnh, đau, thậm chí là xúc giác do dây thần kinh bị chèn ép cũng là một trong những triệu chứng thoát vị đĩa đệm sớm.

– Đau thần kinh tọa, cảm giác đau lan từ cổ, vai gáy xuống 2 cánh tay hoặc đau lan từ thắt lưng xuống 1 hoặc 2 bên chân.

– Khả năng vận động hạn chế, bệnh nhân cảm thấy đau dữ dội khi cúi xuống, ngồi hoặc đứng lâu.

– Tiểu nhiều lần, tiểu són cũng là một trong những dấu hiệu bệnh thoát vị đĩa đệm, do ảnh hưởng của tổn thương dây thần kinh chỉ huy. Trong trường hợp tổn thương rễ S3, S4, S5 bệnh nhân sẽ có hiện tượng đi tiểu, đi đại tiện không tự chủ được, nước tiểu chảy ra một cách thụ động.

Các dấu hiệu thoát vị đĩa đệm kể trên có thể rất mờ nhạt nhưng vẫn nhận biết được nếu người bệnh chú ý tới sức khỏe của bản thân.

 

Hướng dẫn tự chẩn đoán thoát vị đĩa đệm tại nhà

Cùng với các dấu hiệu kể trên, bạn có thể tự thực hiện các bài kiểm tra tại nhà theo hướng dẫn sau đây:

Kiểm tra thoát vị đĩa đệm cổ:

– Phản xạ hoffman: Đứng thẳng, đưa 1 tay ra trước, duỗi thẳng bàn tay. Nhờ 1 người đứng đối diện chạm hoặc kéo nhẹ ngón tay giữa hoặc ngón tay đeo nhẫn. Theo phản xạ bình thường của cơ thể, cả bàn tay sẽ co lại về phía thân mình, như vậy chứng tỏ dây thần kinh của bạn khỏe mạnh bình thường.

Nếu thực hiện như vậy mà bàn tay không có phản ứng gì thì chứng tỏ dây thần kinh của bạn bị chèn ép do chứng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.

Tự kiểm tra nhanh dấu hiệu thoát vị đĩa đệm cho dân văn phòng

– Kéo căng dây thần kinh chi trước: Bạn ngồi thẳng lưng, ngay ngắn trên ghế. Đưa 2 tay lên trước mặt, duỗi thẳng song song với mặt sàn. Tiếp tục nâng phần từ khuỷu tay tới bàn tay hướng lên trên trần nhà. Giữ nguyên cổ tay, duỗi thẳng cánh tay ra trước sau đó từ từ đưa tay thẳng ra phía sau.

Nếu cảm thấy đau đớn vùng cánh tay thì bạn có thể đã bị thoát vị cột sống cổ.

 

Kiểm tra thoát vị đĩa đệm thắt lưng:

– Nâng cẳng chân: Bạn nằm ngửa trên giường hoặc trên mặt sàn phẳng. Dùng sức từ từ nâng 2 chân lên khỏi mặt sàn cách mặt sàn khoảng 15 – 20cm.

Nếu thực hiện động tác này mà bạn cảm thấy đau chân, dù chỉ làm cảm giác đau nhẹ và càng nâng chân lên cao, cảm giác đau nhức càng rõ rệt thì đó là dấu hiệu thoát vị đĩa đệm thắt lưng.

– Động tác kéo cẳng chân: cũng với tư thế nằm ngửa như trên, bạn nhờ 1 người nắm lấy cổ chân và từ từ kéo về phía đối diện. Nếu bạn có cảm giác đau ở cẳng chân thì đó là một trong những dấu hiệu bệnh.

Chỉ với một vài động tác kiểm tra đơn giản thực hiện tại nhà, kết hợp với các dấu hiệu thoát vị đĩa đệm kể trên, chúng ta đã có thể phần nào chẩn đoán được khả năng bị bệnh. Để đảm bảo sức khỏe, bạn hãy thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt nhé!

 

— HR Insider / Theo cafef —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không thể thiếu đối với mỗi nhân viên bán hàng. Vậy...

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng máy tính. Vậy CCNA...

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực như hợp đồng. Sử dụng phụ lục hiệu quả sẽ...

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh viên nắm vững kiến thức theo từng giai đoạn. Vậy...

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn xa lạ trong thế giới kinh doanh. Nhưng điều thú...

Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không...

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ...

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực...

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh...

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers