adsads
trac nghiem ban co nen doi viec hay khong 3
Lượt Xem 51 K

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến quyết định thay đổi công việc. Mức lương không tương xứng với năng lực, không được sếp đánh giá cao, hay không có cơ hội thăng tiến với công việc hiện tại…Bạn có đang nghi vấn những suy nghĩ trên và cân nhắc liệu đây là thời điểm để thay đổi công việc? 11 câu hỏi trắc nghiệm sau sẽ giúp bạn có sự lựa chọn đúng đắn.

1. Bạn đã làm công việc hiện tại được 2 năm chưa?

a. Đúng, và tôi rất yêu nó.
b. Chưa. Tôi chỉ mới vào làm thôi.
c. Đúng, nhưng tôi ngỡ mình đã làm được 3 – 4 năm rồi.

2. Bạn có còn thích công việc đó không hay bạn muốn thay đổi?

a. Tôi yêu thích công việc hiện tại của tôi.
b. Tôi cũng chưa chắc tôi muốn gì nữa.
c. Không. Tôi không hiểu sao mình lại chọn công việc này nữa.

3. Bạn có cơ hội thăng tiến trong công việc hiện tại không?

a. Có.
b. Có. Nhưng tôi đang hài lòng với vị trí hiện tại.
c. Không. Tôi phải làm công việc này cho đến khi có ai đó nghỉ hưu thì tôi mới được lên chức.

4. Bạn có bao giờ cảm thấy chán và mệt mỏi với công việc hiện tại không?

a. Không. Tôi rất thích thử thách trong công việc và nhận thấy công việc này rất thú vị.
b. Có. Tôi thường xuyên mất tập trung và trì hoãn công việc.
c. Tôi đang rất căng thẳng và mệt mỏi vì công việc.

5. Bạn có thời gian cho những thú vui, sở thích ngoài công việc không?

a. Có chứ, tôi yêu cuộc sống hàng ngày của tôi.
b. Chắc tôi phải dành nhiều thời gian hơn cho sở thích của mình.
c. Tôi thậm chí không có thời gian để nhớ sở thích của mình là gì.

6. Công ty của bạn có đang gặp khó khăn hay sắp có sự thay đổi lớn nào không?

a. Không. Công ty của tôi vẫn đang hoạt động rất tốt.
b. Tôi không biết nữa.
c. Có. Và tôi đang lo bị mất việc.

7. Bạn có đang làm việc với sếp độc đoán và bảo thủ không?

a. Không. Tôi rất yêu mến và quý trọng sếp tôi.
b. Thỉnh thoảng sếp tôi có như vậy. Nhưng tôi biết cách để xử lý.
c. Sếp tôi còn kinh khủng hơn như vậy nữa cơ.

8. Có bao giờ bạn cảm giác bị đánh giá thấp chưa?
a. Không. Sếp tôi luôn đánh giá chính xác đúng người đúng việc.
b. Ah, tôi thường phải tự khen thưởng chính mình đó chứ.
c. Có. Công sức của tôi thường không được ghi nhận.

9. Bạn có bị trả lương thấp không?

a. Không. Tôi thấy như vậy là đúng với khả năng của tôi.
b. Tôi thấy tôi có thể được trả lương cao hơn với vị trí này.
c. Với tất cả công việc mà tôi đang làm, tôi hoàn toàn xứng đáng được trả lương cao hơn.

10. Bạn có từng nghĩ muốn nghỉ việc không?

a. Có. Nhưng tôi không chắc mình muốn làm ở một công ty mới.
b. Không. Nếu nghỉ thì tôi không đủ tiền để trang trải cuộc sống của mình.
c. Có. Dù đây là một quyết định khó khăn.

11. Đã có công ty nào khác đề nghị một vị trí tốt hơn cho bạn chưa?

a. Thực sự thì bây giờ tôi không có ý định tìm việc mới.
b. Có. Nhưng tôi không chắc là mình muốn đổi qua công việc mới.
c. Có. Một công việc tốt hơn, một người sếp tử tế hơn và một mức lương lý tưởng hơn.

KẾT QUẢ

Nếu hầu hết câu trả lời là A: Bạn thực sự yêu mến công việc hiện tại, nhưng bạn cũng đang có cảm giác chán dần. Công việc dường như không nhiều thử thách nữa. Đã đến lúc bạn nên thẳng thắn đề nghị sếp giao cho những trọng trách khác hay những dự án mới để có động lực mới trong công việc.

Nếu hầu hết câu trả lời là B: Bạn không chắc là mình đã sẵn sàng muốn đổi việc hay chưa. Bạn không còn nhiều hăng hái với công việc nữa. Có thể là do bạn cảm thấy công việc không còn thử thách nữa. Hoặc có thể bạn thấy công việc không như bạn hình dung ngay lúc đầu khi vào làm. Lời khuyên cho bạn là hãy thẳng thắn chia sẻ với sếp/cấp trên về những suy nghĩ của mình. Một người sếp lý tưởng sẽ giúp bạn có những định hướng đúng đắn cho con đường phát triển sự nghiệp của nhân viên.

Nếu hầu hết câu trả lời là C: Bạn nên tìm một công việc mới. Công việc hiện tại không như bạn mong muốn ngay từ đầu, bạn luôn căng thẳng và hầu như không có thời gian cho thú vui cá nhân nữa. Nếu bạn nhận đề nghị vị trí tốt hơn, hãy nghĩ đến chuyện ra đi và phát triển trong công việc mới. Tuy nhiên, hãy nghiêm túc nhìn nhận lại đây thực sự là vấn đề nan giải, hay chỉ là một cảm xúc nhất thời. Nghỉ việc là một quyết định mạo hiểm, nhưng nếu bạn quyết định đúng, sự mạo hiểm đó sẽ mang đến cho bạn nhiều lợi ích trong con đường sự nghiệp và cuộc sống của mình.

– HR Insider – 

adsads
Bài Viết Liên Quan

9 pha “tự hủy” khiến bạn trượt phỏng vấn ngay lập tức!

Phỏng vấn là bước sàng lọc ứng viên dựa trên tiêu chuẩn phù hợp với doanh nghiệp yêu cầu. Ở bước này, nhiều ứng viên gặp phải khó khăn hay vô tình nói những điều “cấm kỵ” khiến bản thân bị mất điểm với nhà tuyển dụng. Vậy làm sao để tránh những sai lầm trên? Hãy cùng điểm qua 9 điều tuyệt đối không nên nói khi tham gia phỏng vấn nhé.

Viết CV chuẩn JD: Bí quyết được HR chọn phỏng vấn bạn thay vì đối thủ

Bạn có bao giờ rơi vào tình huống CV của bạn rất đầy đủ, liệt kê mọi công việc từng làm, nhưng gửi đi mãi mà chẳng nhận được hồi âm? Hay tệ hơn là nhà tuyển dụng xem CV xong thẳng thừng từ chối, dù bạn thấy mình hoàn toàn đáp ứng được công việc?

8 1200x900 2

Những thời điểm vàng để chuyển việc trong năm, bạn đã biết?

Không phải lúc nào chúng ta cũng tìm được công việc như ý ngay từ đầu, nhiều lúc chuyển việc mới chính là sự lựa chọn tốt nhất. Tuy nhiên, nhu cầu tuyển dụng của các công ty luôn lên xuống thất thường nhất là trong thời điểm kinh tế khó khăn như hiện nay. Trong một năm, sẽ có những lúc các công ty ồ ạt tuyển dụng, nhưng có lúc lại chẳng tuyển dụng vị trí nào. Nhảy việc nhầm mùa tuyển dụng sẽ khiến bạn chật vật tìm việc, thậm chí tình trạng này còn kéo dài đến cả tháng trời.

Tìm việc lợi thế sau Tết từ con số 0 với 5 bí quyết sau

Sau Tết là thời điểm “cánh cửa tuyển dụng” mở rộng hơn bao giờ hết với hàng trăm cơ hội việc làm đa dạng. Song song đó là hàng nghìn ứng viên hối hả tìm việc sau Tết.

shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn. Không ít người lao động đã gặp khó khăn khi tiền lương không đáp ứng đúng với kỳ vọng và khả năng thực tế của họ. Bạn đang trăn trở về vấn đề này? Làm sao để xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương?

Bài Viết Liên Quan

9 pha “tự hủy” khiến bạn trượt phỏng vấn ngay lập tức!

Phỏng vấn là bước sàng lọc ứng viên dựa trên tiêu chuẩn phù hợp với doanh nghiệp yêu cầu. Ở bước này, nhiều ứng viên gặp phải khó khăn hay vô tình nói những điều “cấm kỵ” khiến bản thân bị mất điểm với nhà tuyển dụng. Vậy làm sao để tránh những sai lầm trên? Hãy cùng điểm qua 9 điều tuyệt đối không nên nói khi tham gia phỏng vấn nhé.

Viết CV chuẩn JD: Bí quyết được HR chọn phỏng vấn bạn thay vì đối thủ

Bạn có bao giờ rơi vào tình huống CV của bạn rất đầy đủ, liệt kê mọi công việc từng làm, nhưng gửi đi mãi mà chẳng nhận được hồi âm? Hay tệ hơn là nhà tuyển dụng xem CV xong thẳng thừng từ chối, dù bạn thấy mình hoàn toàn đáp ứng được công việc?

8 1200x900 2

Những thời điểm vàng để chuyển việc trong năm, bạn đã biết?

Không phải lúc nào chúng ta cũng tìm được công việc như ý ngay từ đầu, nhiều lúc chuyển việc mới chính là sự lựa chọn tốt nhất. Tuy nhiên, nhu cầu tuyển dụng của các công ty luôn lên xuống thất thường nhất là trong thời điểm kinh tế khó khăn như hiện nay. Trong một năm, sẽ có những lúc các công ty ồ ạt tuyển dụng, nhưng có lúc lại chẳng tuyển dụng vị trí nào. Nhảy việc nhầm mùa tuyển dụng sẽ khiến bạn chật vật tìm việc, thậm chí tình trạng này còn kéo dài đến cả tháng trời.

Tìm việc lợi thế sau Tết từ con số 0 với 5 bí quyết sau

Sau Tết là thời điểm “cánh cửa tuyển dụng” mở rộng hơn bao giờ hết với hàng trăm cơ hội việc làm đa dạng. Song song đó là hàng nghìn ứng viên hối hả tìm việc sau Tết.

shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn. Không ít người lao động đã gặp khó khăn khi tiền lương không đáp ứng đúng với kỳ vọng và khả năng thực tế của họ. Bạn đang trăn trở về vấn đề này? Làm sao để xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương?

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers