• .
adsads
Shutterstock 1934582297 1
Lượt Xem 5 K

Thị trường việc làm rộng mở cho phép ta lựa chọn đa dạng hơn ngành nghề theo đuổi. Chúng ta có nhiều cơ hội hơn trong việc săn đón những công việc lý tưởng, đúng với đam mê, năng lực của bản thân. Đi cùng với dòng chảy hối hả 4.0 khiến nhiều bạn trẻ bối rối trước sự lựa chọn của mình, nhiều khi mất phương hướng. Vậy thì hãy bắt đầu thấu hiểu bản thân cần gì, phù hợp với điều gì qua bài viết sau đây. Top 5 câu hỏi bạn nên tự hỏi trước khi bắt đầu một công việc mới dưới đây sẽ giúp bạn định hướng rõ ràng, đảm bảo quyết định của bản thân là chính xác.

Tại sao bạn bỏ công việc cũ?

Trước khi quyết định hay lựa chọn bất kỳ thứ gì, hãy phân tích lý do cốt lõi khiến bạn hành động như vậy. Nhảy việc cũng thế, ắt hẳn công việc cũ phải có điều gì khiến bạn không hài lòng, đó có thể là sự nhàm chán vì công việc đơn giản, lặp đi lặp lại, văn hoá doanh nghiệp không phù hợp với tính cách của bạn, hay chỉ đơn giản là bạn không phù hợp với lối lãnh đạo nơi làm việc. 

Có muôn vàn lý do để một công việc cũ bị từ bỏ. Tuy nhiên, bạn cần phải nhìn lại một cách thẳng thắn đâu là vấn đề khiến bạn không hài lòng. Việc phân tích như vậy sẽ giúp bạn xem xét được tính nghiêm trọng của sự việc. Bởi lẽ nếu bạn nhảy việc chỉ vì bạn không có thiện cảm với một người đồng nghiệp, không gian văn phòng làm việc không đúng “gu” của bạn, thì bạn nên cân nhắc kỹ hơn. Đảm bảo rằng bạn từ bỏ công việc cũ vì những lý do chính đáng thì quyết định nhảy việc mới trở nên đúng đắn. Nếu chỉ vì những lý do quá nhỏ nhặt, bình thường trong đời sống, thì dù bạn tìm kiếm và làm việc ở bất kỳ công ty nào, bạn cũng sẽ gặp những vấn đề tương tự và bạn không thể nhảy việc liên tục như vậy được. Điều này sẽ trở thành một điểm xấu trong mắt nhà tuyển dụng khi được hỏi về lý do từ bỏ công việc cũ.

Bạn có đủ khả năng tài chính trong khoảng thời gian tìm kiếm công việc mới?

Trong khoảng thời gian tìm kiếm công việc mới, bạn cần phải đảm bảo bản thân có đủ khả năng tài chính để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, chi tiêu của mình, ít nhất là trong vòng 3 tháng. Không phải ai cũng có thể dễ dàng tìm kiếm công việc mới, và thu nhập là một yếu tố quan trọng trong cuộc sống. Vì vậy, bạn hãy tiết kiệm và cân đối chi tiêu để dự phòng cho khoảng thời gian đi tìm việc sắp tới. 

Mức lương công việc mới ban đầu có thể sẽ còn thấp và bạn cần đảm bảo có thể nuôi sống bản thân, thậm chí là gia đình nếu bạn phải gánh vác tài chính gia đình. Nếu câu trả lời cho câu hỏi trên là không, hãy cân nhắc kỹ lại về việc tiếp tục công việc cũ một thời gian ngắn nữa để tích góp một khoản thu nhập nhất định cho thời gian tìm việc sắp tới.

Điều gì làm bạn mong đợi ở công việc mới?

Công việc cũ đặt ra nhiều vấn đề khiến bạn cảm thấy không hài lòng, không phù hợp. Vậy công việc mới tốt hơn công việc cũ ở những yếu tố nào? Hãy xem xét, phân tích thật kỹ để đảm bảo quyết định nhảy việc của bạn là đúng đắn. 

Công việc mới ngoài việc phù hợp với năng lực, đam mê của bản thân còn cần phải hội tụ những yếu tố chi tiết khác sao cho đáp ứng nhu cầu, mong muốn của bạn. Chẳng hạn như công việc cũ không thể thăng tiến, không có sự khác biệt và bứt phá, vậy thì thay vì hàng ngày lặp đi lặp lại những việc khiến bạn cảm thấy nhàm chán, hãy tự tin săn đón một công việc mới mở ra nhiều cơ hội phát triển năng lực của bạn hơn trong tương lai. Hay chế độ lương thưởng, phúc lợi xã hội của công ty cũ không hề hấp dẫn mặc dù bạn đã cống hiến rất nhiều trong một thời gian dài cho sự đi lên của công ty, đừng ngần ngại tìm kiếm một vị trí mới, thoả đáng hơn với tinh thần nhiệt huyết của bạn.

Bản thân đã học hỏi, tích lũy được gì từ công việc cũ?

Một điều quan trọng không kém mà bạn cần cân nhắc trước khi nhảy việc đó là xem xét bản thân đã tích lũy, đúc rút được những kiến thức, kinh nghiệm gì trong thời gian làm công việc cũ. Tại sao điều này lại quan trọng? Bởi lẽ chúng sẽ là tiền đề để bạn tìm kiếm một công việc mới tốt hơn, thích hợp hơn. Bạn cần phải thấu hiểu bản thân có đủ năng lực với những yêu cầu của công việc mới hay không, hay với năng lực hiện tại của mình, bạn có thể tìm kiếm vị trí ở mức độ nào sao cho phù hợp mà không bỏ lỡ giá trị bản thân.

Thời gian qua, những bài học bạn học hỏi, đúc rút được sẽ giúp bạn làm tốt hơn ở công việc mới bằng cách phát huy những ưu điểm và cải thiện những khuyết điểm vốn có. Không ngừng hoàn thiện bản thân là một yếu tố quan trọng để bạn tiến gần hơn với ước mơ, hoài bão trong những chặng đường sự nghiệp của mình.

Bạn đã có kế hoạch với quyết định mới của mình hay chưa?

Suy nghĩ việc tìm kiếm công việc mới là một điều dễ dàng nhưng lên kế hoạch hành động không hề giản đơn như vậy. Bạn cần phải lên ý tưởng cho việc tìm hiểu công việc mới của mình để tăng khả năng chinh phục nhà tuyển dụng. Đầu tiên đó chính là trang bị cho bản thân những kiến thức, kỹ năng phù hợp với yêu cầu của vị trí mới. Bạn cần phải biết hiện tại mình đang sở hữu những giá trị gì, thiếu những gì để không ngừng cải thiện, phát triển bản thân.

Bên cạnh đó, việc tìm hiểu về công việc mới một cách chi tiết, qua những trang thông tin đại chúng, lời khuyên từ bạn bè, đồng nghiệp là một cách để bạn có cái nhìn khách quan hơn. 

Nhảy việc luôn là lựa chọn đắn đo, trăn trở của nhiều người, nhất là những bạn trẻ đang sống giữa dòng chảy hiện đại 4.0 hiện nay. Chúng ta cần phải cân nhắc thật kỹ, toàn diện để đưa ra quyết định sáng suốt nhất. Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn đưa ra câu trả lời cho bản thân từ đó thấu hiểu, định hình rõ ràng hơn hướng đi sự nghiệp của chính mình.

Xem thêm: Chuẩn bị gì khi nhảy việc?

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

9 dấu hiệu cho thấy bạn đã chinh phục thành công buổi phỏng vấn

Mỗi buổi phỏng vấn là một cơ hội để bạn chứng tỏ khả năng và sự phù hợp với công ty. Tuy nhiên, không phải...

Phát hiện bản thân không cùng "tần số" với đồng nghiệp mới, tôi phải làm sao?

Bạn đã bao giờ bước chân vào một môi trường mới, với đồng nghiệp mới, và ngay lập tức nhận ra mình không hoàn toàn...

Chọn quà giáng sinh cho đồng nghiệp theo 12 cung hoàng đạo

Bí quyết chọn quà Giáng sinh "trúng tủ" cho đồng nghiệp theo 12 cung hoàng đạo

Đã bao giờ bạn đau đầu với câu hỏi "Nên tặng gì cho đồng nghiệp dịp Giáng sinh?" chưa? Việc chọn một món quà vừa...

AI CV review: Biến CV chuẩn JD với trợ thủ AI từ VietnamWorks

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và sự xuất hiện của các hệ thống lọc tự động như Applicant Tracking System (ATS),...

Bí quyết để có một Referral mạnh mẽ: Cách thu hút sự giúp đỡ từ người trong nghề

Referral – sự giới thiệu từ người trong nghề – luôn là một cách "ghi điểm" hiệu quả với nhà tuyển dụng. Nhưng làm sao...

Bài Viết Liên Quan

9 dấu hiệu cho thấy bạn đã chinh phục thành công buổi phỏng vấn

Mỗi buổi phỏng vấn là một cơ hội để bạn chứng tỏ khả năng và...

Phát hiện bản thân không cùng "tần số" với đồng nghiệp mới, tôi phải làm sao?

Bạn đã bao giờ bước chân vào một môi trường mới, với đồng nghiệp mới,...

Chọn quà giáng sinh cho đồng nghiệp theo 12 cung hoàng đạo

Bí quyết chọn quà Giáng sinh "trúng tủ" cho đồng nghiệp theo 12 cung hoàng đạo

Đã bao giờ bạn đau đầu với câu hỏi "Nên tặng gì cho đồng nghiệp...

AI CV review: Biến CV chuẩn JD với trợ thủ AI từ VietnamWorks

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và sự xuất hiện của các...

Bí quyết để có một Referral mạnh mẽ: Cách thu hút sự giúp đỡ từ người trong nghề

Referral – sự giới thiệu từ người trong nghề – luôn là một cách "ghi...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers