Grank Donelly là giáo sư môn Marketing tại trường đại học bang Ohio. Ông tốt nghiệp tiến sĩ quản trị kinh tế tại trường Harvard vào năm 2018. Câu chuyện thực tế của ông sau đây có lẽ là một trường hợp kinh điển mà bất cứ ai trong chúng ta cũng vô tình gặp phải đôi lần trong đời:
“Mùa xuân vừa rồi tôi vừa nhận một lời mời dự đám cưới của một người đồng nghiệp ở Paris. Dù tôi rất muốn có mặt chung vui, nhưng tôi luôn mang hai nỗi bận tâm chính: Du lịch tới Paris sẽ tốn rất nhiều tiền và sẽ chiếm gần hết quỹ thời gian nghỉ dưỡng của tôi.
Vì vậy tôi quyết định sẽ không đi, nhưng thật sự chưa biết từ chối như thế nào là ổn cả. Tôi chỉ nói là tôi không đi thôi thì có ổn không? Hay chia sẻ thẳng thắn nỗi bận tâm của tôi? Làm cách nào có thể từ chối mà không làm đồng nghiệp của tôi buồn và cho rằng tôi không quý trọng anh ấy?”
Cùng với đồng nghiệp Ashley Whillans, Michael Norton, và Anne Wilson, tôi đã nghiên cứu các cuộc đối thoại trên trang Twitter và thực hiện ba thí nghiệm trong phòng thí nghiệm. Kết quả cho thấy rằng câu từ chối “tôi bận” có thể làm rạn nứt mối quan hệ, mặt khác thừa nhận rằng đang kẹt tiền sẽ tốt hơn cho bạn.
Những thí nghiệm của Tiến sĩ Grank Donelly dưới đây sẽ cung cấp cho bạn kiến thức thực tế từ những trường hợp thường xuyên xảy ra với các lời mời; đồng thời hướng bạn xử lý các lời mời thường xuyên xuất hiện xung quanh bạn bằng phương pháp khéo léo nhất có thể để có thể giữ được tình bạn, tình đồng nghiệp trong công ty… lâu dài và êm đẹp nhất có thể.
Người khác đón nhận lời từ chối của chúng ta như thế nào?
Thí nghiệm 1
Phần đầu của nghiên cứu chính là nghiên cứu phân tích các cuộc đối thoại trên trang Twitter. Trong vòng một tuần vào năm 2018, ông thu thập các dữ kiện khoảng 2310 cuộc trò chuyện có cụm từ “tôi kẹt tiền rồi” và “tôi bận rồi”. Một cách mà những người bị từ chối phản hồi đó chính là bấm “like” tweet chia sẻ đó. Những người bị từ chối vì lý do người kia bận sẽ ít bấm like những tweet đó hơn là phần bị từ chối vì lý do hết tiền.
Việc này cho thấy rằng người ta sẽ phản hồi khác nhau về việc thiếu tiền thay vì thiếu thời gian. Tuy nhiên các cuộc đối thoại trên Twitter đôi khi không được khách quan lắm vì đó đơn thuần là những chia sẻ trên mạng xã hội; thế còn đối với giữa bạn bè và đồng nghiệp của bạn ngoài đời thực thì như thế nào?
Thí nghiệm 2
Để kiểm tra điều này, Tiến sĩ đã thu thập dữ liệu từ 327 cặp đôi chuẩn bị cưới ở Mỹ và đã gửi thư mời đám cưới. Tôi thăm dò có bao nhiêu khách đã từ chối vì lý do tiền bạc hoặc thời gian. Trung bình mỗi cặp sẽ nhận 2 lời từ chối vì tiền bạc và 2 lời từ chối vì bận, dễ thấy rằng hai lý do xuất hiện với tần suất như nhau.
Ông còn hỏi các cặp đôi về cảm xúc với những người từ chối lời mời của họ, ông muốn kiểm nghiệm xem họ thay đổi như thế nào đối với những người đó. Các cặp đôi nói rằng sau khi bị từ chối họ cảm thấy ít gần gũi và thân mật hơn đối với những người từ chối lời mời vì bận, so với những người từ chối vì hết tiền.
Thí nghiệm 3
Tại sao việc từ chối vì lý do bận lại khiến người khác xa cách chúng ta hơn?
Để thử nghiệm điều này, ông đã lấy 300 người lao động phổ thông và cho họ suy nghĩ về một tình huống: Giả định họ mời một người bạn đi ăn tối và bị từ chối. Một vài người sẽ đặt vào tình huống người từ chối họ vì bận, một vài người vì đang kẹt tiền, và phần còn lại chỉ đơn giản từ chối không cho lý do. Sau đó hỏi ý kiển của 300 người tham gia xem họ cảm thấy mối quan hệ của họ có thay đổi sau khi nghe được lời từ chối như thế nào, và họ liệu có tin lý do của người bạn là chính đáng hay không. Tiến sĩ Grank Donelly còn hỏi xem họ nghĩ gì về việc một người không thể sắp xếp thời gian và một người đang thật sự kẹt tiền.
Cũng như trường hợp từ chối chẳng có lý do nào, ta thấy rằng từ chối vì lý do bận khiến họ bớt thân thiết hơn với người bạn, trong khi đó đối với trường hợp vì hết tiền ngược lại khiến cho mối quan hệ tốt hơn. Những người tham gia cuộc thí nghiệm nói rằng lý do vì tiền đáng tin hơn lý do thời gian hay chẳng có lý do nào cả, một phần bởi vì họ tin rằng người bạn của họ hết tiền thật sự và không có cách nào thay đổi chuyện đó, trong khi bạn luôn có thể sắp xếp về yếu tố thời gian.
Căn nguyên của sự việc
Có thể thấy rằng việc thời gian dễ sắp xếp hơn nên mọi người đều nghĩ chúng ta luôn có thể nhích một tí thời gian nếu chúng ta thật sự muốn. Chính vì vậy chúng ta sẽ mất đi niềm tin về những người bảo rằng họ không có thời gian cho những lời mời quan trọng, và điều này gây ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ.
Nghe có vẻ hợp lý đúng không? Tuy nhiên, chúng ta lại ít nghĩ về hệ quả này khi chúng ta nói “tôi bận” với người khác. Trong thí nghiệm thứ tư, một số người tin rằng nếu thành thật chia sẻ về lý do cụ thể tại sao lại bận sẽ khiến người khác tin tưởng hơn. Tôi có 808 người tham gia vào một cuộc trò chuyện về việc tham gia công tác từ thiện, một nửa sẽ nói và một nửa sẽ lắng nghe. Trong những người chia sẻ, một nửa nói rằng họ sẽ tham gia từ thiện nếu có thời gian còn một nửa sẽ tham gia nếu có nhiều tiền hơn. Những người nghe lần lượt bày tỏ rằng họ cảm thông với những người có lý do về tiền bạc hơn là thời gian. Điều này do mọi người cho rằng việc tài chính là thứ không thể kiểm soát chủ động được một sớm một chiều.
Phương pháp giải quyết
Nếu chúng ta muốn kiểm soát một cách hợp lý thời gian và tiền bạc – hai tài nguyên quý giá nhất của chúng ta – chúng ta nên tập tính cách từ chối khá nhiều thứ. Nhưng nếu chúng ta vẫn muốn duy trì mối quan hệ, chúng ta phải tìm cách thích hợp để làm điều đó. Nghiên cứu của tôi cho thấy rằng nếu từ chối bằng “tôi bận” sẽ khiến người đưa ra lời mời nghĩ rằng bạn không trân trọng họ. Việc này sẽ ảnh hưởng đến sau này khi bạn cần nhờ ngược lại một vài sự giúp đỡ gì đó trong tương lai. Vì vậy tốt hơn là nói rằng bạn đang kẹt tiền (cứ cho là điều này là thật đi), vì người khác sẽ không đánh giá bạn về vấn đề này và ngược lại, người đó sẽ thấy bạn là một người thật thà, làm thắt chặt mối quan hệ hơn.
Tuy nhiên, có những trường hợp từ chối vì vấn đề tiền sẽ không phù hợp (chẳng hạn như người mời bạn là người phát lương cho bạn mỗi tháng chẳng hạn); trong những trường hợp như thế này, có một nghiên cứu nói rằng một lý do khác sẽ hợp lý hơn là “Sức khỏe tôi đang không tốt” bởi vì sức khỏe cũng là một thứ bạn không hoàn toàn tự chủ được.
“Khi tôi từ chối lời mời đến dự đám cưới ở Paris, tôi trả lời rằng tôi không có thời gian để đi đến Paris. Mọi chuyện giữa tôi và người đồng nghiệp ấy vẫn tốt đẹp, nhưng vì lý do của tôi là về thời gian, tôi luôn dành thời gian để gọi và nhắn tin họi thăm về đám cưới của anh ấy. Sẽ luôn có những lúc bạn phải từ chối một lời mời vì bạn không có thời gian. Nhưng bạn nên nhớ rằng một mối quan hệ rạn nứt cũng sẽ tốn nhiều thời gian để hàn gắn.”
Từ đó, nếu có lý do chính đáng để từ chối một lời mời từ đồng nghiệp, hãy chia sẻ cụ thể và thẳng thắn nhất có thể. Hoặc sẽ tuyệt vời hơn nếu bạn dành được thời gian hoặc một ít tiền bạc cho vấn đề đó – nếu nó xứng đáng. “Kiếm củi ba năm, tiêu một giờ” : Những mối quan hệ – như tình cảm với đồng nghiệp của bạn nơi công sở chẳng hạn – mất cơ số thời gian để có thể gây dựng được tốt đẹp, nhưng sẽ sụp đổ rất nhanh và không thể “hoành tráng” hơn nếu bạn không khéo léo.
— HR Insider / Theo Harvard Business Review —
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.