Nhiều người cho rằng thời điểm bản thân quá tải là thời điểm thuận lợi để có thể bứt phá giới hạn chính mình và, “Áp lực tạo kim cương”. Thế nhưng, không phải ai cũng có thể chịu được áp lực nặng nề của công việc, thậm chí là gục ngã trước sự đè nén của áp lực.
Kiên trì, không chịu thua trước áp lực, bền bỉ, khao khát muốn vượt qua giới hạn bản thân, nhưng những điều trên sẽ không thể giúp đỡ bản thân bạn với một cơ thể mệt mỏi. Dù có cố gắng thế nào, bạn vẫn không thể đáp ứng được công việc với một cơ thể mệt mỏi. Vậy nên, hãy cùng theo dõi bài viết để tìm ra những biểu hiện cơ thể đang cảnh báo bạn rằng bạn đang bị quá tải trong công việc.
1. Thường xuyên bị ốm
Có một sự gắn bó chặt chẽ giữa sức khỏe thể chất và tinh thần. Khi cơ thể trở nên mệt mỏi, chúng sẽ gửi những dấu hiệu cảnh báo về việc bản thân bạn đang bị kiệt sức. Trong đó, ốm là một trong biểu hiện ban đầu của việc cơ thể đang cố cảnh báo bạn. Tuy nhiên, chúng ta thường xuyên bỏ qua những dấu hiệu này và cho rằng chúng không quá đáng lo ngại. Nhưng dần dần chúng có thể ảnh hưởng đến cơ thể của bạn một cách nghiêm trọng và gây gián đoạn cuộc sống và công việc của bạn. Bạn cần chú ý hơn đến những biểu hiện dù là nhỏ nhất của cơ thể, chú ý đến những bất thường và có cho mình chế độ sinh hoạt hợp lý hơn.
2. Mất đi động lực làm việc
Bạn là một người yêu thích và luôn hết mình với công việc của mình. Tuy nhiên, nếu một ngày bạn cảm thấy có đôi phần chán ghét, trì hoãn, cảm thấy công việc trở nên ngán ngẩm thậm chí là ghét chính công việc mà mình từng yêu thích. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang cảnh báo về việc bạn đang quá tải. Cho dù có yêu thích công việc đến đâu, nhưng trong quá trình làm việc, bạn không thể học hỏi thêm được điều gì nữa và công việc thì dần trở nên quá sức, động lực của bạn sẽ dần cạn kiệt. Bởi vì việc quá tải trong công việc khiến bản thân bạn mất động lực vào quá trình làm việc hàng ngày. Khi mức độ của mọi thứ tăng dần, bạn sẽ không thể chịu đựng được áp lực đang đè nặng lên mình, và mất dần động lực vào công việc mà bạn đã từng rất yêu thích. Tại thời điểm này, mọi thứ diễn ra trong cuộc sống sẽ khiến bạn bức bối và khó có thể kiểm soát.
3. Luôn cảm thấy thiếu thời gian
Khối lượng công việc càng nhiều đồng nghĩa với việc bạn càng phải hi sinh càng nhiều thời gian để hoàn thành chúng. Đôi khi, giờ làm việc của bạn sẽ chiếm phần lớn cả thời gian sinh hoạt và giải trí của bạn. Tại thời điểm này, có thể bạn không ý thức được, nhưng cơ thể chính bạn đang phải gồng gánh lượng công việc trên bằng cả sức lực và tinh thần.
Điều này không hiếm thấy ở những công ty nhỏ hoặc thiếu nguồn nhân lực, khi một nhân viên đôi khi phải đảm đương khối lượng công việc của hai đến ba người. Lúc này, bản thân bạn sẽ phải làm việc ở mọi lúc, mọi nơi, thậm chí là ngoài giờ hành chính, và việc tăng ca là điều hiển nhiên đối với bạn. Tất nhiên, với tình trạng trên, cơ thể của bạn sẽ tạo cho bạn cảm giác rằng bạn có rất ít thời gian, và lúc nào bạn cũng sẽ cảm thấy bản thân mình thiếu thời gian để hoàn thành mọi thứ. Đó là sức nặng của công việc đè nặng lên tinh thần bạn. Bạn cần tỉnh táo và nhận ra đâu là khối lượng công việc phù hợp với bản thân mình. Hoặc chí ít đừng để bản thân phải đảm đương một khối lượng công việc quá sức trong thời gian quá dài.
4. Sức khỏe xấu đi rõ rệt
Bạn cảm thấy chán ăn, cơ thể sụt cân. Bạn cảm thấy căng thẳng đến mức không muốn ăn gì cả. Bạn không còn thời gian để tập thể dục hoặc ăn uống đúng giờ. Bạn dễ mắc bệnh hơn bản thân của thời gian trước. Bạn thường xuyên mệt mỏi, ngay cả khi chưa thực sự làm gì cả và tâm trạng thì xuống dốc. Tất cả những biểu hiện trên đều là những dấu hiệu cho thấy cơ thể đang cố gắng cảnh báo về tình trạng của bản thân bạn hiện tại. Cơ thể muốn nói rằng bản thân bạn đang quá tải về cả sức khỏe tinh thần và sức khỏe vật lý và bạn cần nghỉ ngơi để điều chỉnh tình trạng của mình. Có thể đôi khi bạn không thực sự chú ý đến cơ thể của mình, nhưng những tình trạng trên đều xảy ra theo tuần tự, từ dấu hiệu nhỏ nhất đến những dấu hiệu phía sau. Bạn cần chú ý hơn đến cơ thể của mình và có biện pháp điều chỉnh hợp lí. Có lẽ, bạn đang quá tải với chính công việc của bản thân.
5. Khó tập trung, mau quên
Phần lớn các công ty đều có lộ trình phát triển rõ ràng với từng nhân viên, sau quá trình đào tạo, bản thân bạn sẽ dần làm quen với công việc về khối lượng và cả chuyên môn. Điều đó đồng nghĩa với việc danh sách việc bạn cần làm trong một ngày sẽ tăng lên dần. Đôi khi bạn sẽ nhận thấy bản thân mình phải hoàn thành nhiều công việc và dự án cùng lúc. Công việc lúc nào cũng tăng dần, đôi khi bạn không thể tự kiểm soát khối lượng công việc của bản thân mình. Lúc này, bởi vì áp lực từ công việc đè nặng lên cơ thể về mặt tinh thần, bạn sẽ không biết phải bắt đầu từ đâu, mọi thứ bắt đầu chồng chất và bạn không thể hoàn thành đúng thời hạn. Lúc này, tâm trí bạn đưa bạn ra khỏi công việc như một sự điều chỉnh. Bạn trở nên hay mơ mộng và có những suy nghĩ ngoài luồng công việc. Đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang cảnh báo về mức độ quá tải của cơ thể.
Có rất nhiều lý do khiến cơ thể bạn trở nên quá tải vì công việc. Trên đây là 5 lý do thường gặp nhưng bản thân bạn có thể không chú ý về sự bất thường này. Công việc quan trọng nhưng bản thân bạn sẽ không thể hoàn thành tốt công việc với một cơ thể quá tải. Vậy nên, hãy chú ý đến những bất thường mà cơ thể đang cố cảnh báo chúng ta và có cho mình sự điều chỉnh hợp lí.
>> Xem thêm: Chốn công sở: Cách đối phó với đồng nghiệp không chịu hợp tác
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.