Chính vì thế, một ứng viên phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều thời gian và tiền bạc. Đồng thời, nhân viên phù hợp văn hóa cũng hoàn thành công việc tốt hơn và mang lại nhiều thành công hơn cho tổ chức. Vậy, làm thế nào để tìm được người phù hợp với văn hóa công ty?
Hiểu rõ về văn hóa doanh nghiệp của bạn
Khi không hiểu rõ về văn hóa doanh nghiệp, bạn sẽ không thể nào tìm được ứng viên phù hợp cho công ty mình. Vì thế, trước khi bạn đi tìm ứng viên, bạn cần phải xác định được văn hóa doanh nghiệp của mình là gì?
Văn hóa doanh nghiệp bao gồm giá trị cốt lõi, sứ mệnh, tầm nhìn, các quy tắc, chiến lược, các biểu hiện hành vi của người trong doanh nghiệp và cách thể hiện ra bên ngoài. Đó là tất cả những điều tạo ra sự khác biệt của các doanh nghiệp với nhau.
Sau khi bạn đã xác định rõ ràng và cụ thể được văn hóa doanh nghiệp, hãy tận dụng các kênh truyền thông, các kênh tuyển dụng của doanh nghiệp hay của kênh thứ ba để thể hiện hết những nét văn hóa cho mọi người nhìn thấy. Các ứng viên tiềm năng sẽ hiểu được sơ bộ về tổ chức từ những hình ảnh mà doanh nghiệp thể hiện và lan tỏa. Để từ đó, bạn đã có thể sàng lọc được những ứng viên chất lượng, những người thực sự muốn làm việc ở trong tổ chức của bạn.
Trao đổi với ứng viên về văn hóa doanh nghiệp của bạn
Thực chất, phỏng vấn là quá trình tương tác hai chiều và cũng là bước quan trọng để chọn người phù hợp. Hồ sơ cá nhân của ứng viên chỉ liệt kê những kỹ năng và thành tích đạt được ở trong quá khứ. Nhưng, qua một buổi phỏng vấn, bạn sẽ đánh giá kỹ được tính cách và những giá trị mà ứng viên có thể tạo ra cho tổ chức.
Tuy nhiên, trong buổi phỏng vấn, bạn có thể gặp nhiều điều bất lợi như ứng viên hoàn toàn có nói dối, họ sẽ nói những điều mà bạn muốn nghe chỉ để nhận việc mà không quan tâm tới công việc có thực sự phù hợp với họ hay không. Do đó, bạn tạo nên cuộc phỏng vấn thành những cuộc đối thoại bình thường.
Tất nhiên, nếu bạn muốn ứng viên trung thực trong câu trả lời của mình. Bạn cũng cần thành thật khi trao đổi với ứng viên. Khi ứng viên mong muốn bạn có thể chia sẻ về những điểm yếu trong văn hóa doanh nghiệp, bạn hãy chia sẻ thẳng thắn.
Bởi vì, dù bạn có cố gắng giấu những điểm chưa tốt đi, ứng viên cũng sẽ dần phát hiện ra trong quá trình làm việc. Điều này sẽ khiến doanh nghiệp mất đi uy tín, ứng viên mất dần niềm tin và nghỉ việc ngay lập tức. Hãy thoải mái chia sẻ cho họ biết rõ về văn hóa và hoạt động của công ty, thậm chí bạn có thể tạo bầu không khí hài hước để ứng viên có thể thoải mái tiếp nhận thông tin.
Sử dụng các câu hỏi mở
Những câu hỏi về chuyên môn giúp bạn kiểm tra được kỹ năng của ứng viên nhưng những câu hỏi định hướng nhằm xác định tính cách ứng viên là những gì bạn cần. Bạn có thể tham khảo một số câu hỏi dưới đây:
“Bạn có kỳ vọng gì ở công việc mới?”
“Môi trường làm việc lý tưởng của bạn là gì? Môi trường làm việc bạn không thích là gì?”
“Bạn thích làm việc nhóm hay cá nhân?”
Đối với những câu hỏi này, cách ứng viên xử lý câu hỏi quan trọng hơn câu trả lời của họ đưa ra. Để từ đó, nhà tuyển dụng có thể tìm hiểu thêm về tính cách của họ. Bạn có thể tham khảo một số bộ câu hỏi để biết được tính cách của ứng viên là người cởi mở hay kín đáo và mức độ họ phù hợp với văn hóa của công ty.
Gọi điện cho người tham khảo
Nhiều nhà tuyển dụng thường bỏ qua bước này mà sẵn sàng đưa ra offer cho ứng viên. Nhưng, việc liên lạc với người tham khảo giúp bạn tìm hiểu về cách đồng nghiệp cũ của họ nghĩ gì về ứng viên. Đặc biệt, đây đều là những thông tin từ những người đã từng làm việc với ứng viên, do đó chúng đều có độ tin cậy nhất định.
Hãy chủ động thu thập những thông tin về điểm mạnh và điểm yếu của ứng viên ở công việc trước đây. Từ đó, bạn có thể so sánh mức độ tương đồng giữa môi trường làm việc của hai bên. Sau đó, bạn có thể đánh giá lại mức độ phù hợp của ứng viên với tổ chức.
Xem thêm: 5 phương pháp phát triển kỹ năng lãnh đạo của nhân viên
Hỗ trợ nhân viên hòa nhập vào văn hóa doanh nghiệp
Khi bạn đã đưa ra quyết định tuyển dụng ứng viên phù hợp, bước tiếp theo bạn cần làm là cần giúp họ hòa nhập thật nhanh vào văn hóa của tổ chức. Thực tế, nhiều ứng viên cảm thấy mất kết nối với văn hóa doanh nghiệp và cảm thấy bị cô đơn trong những ngày đầu tiên đi làm. Nếu như ứng viên cảm thấy như vậy, họ sẽ thường lựa chọn rời đi ngay lập tức dù phúc lợi của doanh nghiệp có tốt đến mức nào. Do đó, bạn cần chăm sóc họ chu đáo, giúp họ làm quen với những vấn đề trong công việc.
Việc chuẩn bị chỗ ngồi, tài khoản làm việc, người phụ trách đào tạo văn hóa nội bộ đều cần được sắp xếp trước khi ứng viên đi làm ngày đầu tiên. Các thông tin và tài liệu làm việc cũng cần được cung cấp cho họ để tránh tình trạng lúng túng, mơ hồ khi mới làm quen công việc của ứng viên.
Tìm người đủ năng lực làm việc không khó bằng tìm được người phù hợp văn hóa. Bời vì, về lâu dài, bên cạnh chế độ lương thưởng, yếu tố tinh thần sẽ là yếu tố chính để nhân viên quyết định gắn bó lâu dài và cống hiến cho doanh nghiệp của bạn.
Tham khảo các công việc tiềm năng tại VietnamWorks!
- Việc làm ngành dược
- Tuyển dụng giao dịch viên ngân hàng
- Tuyển dụng designer
- Tuyển dụng nhân viên hành chính nhân sự
- Việc làm hoá học
- Tuyển dụng IoT
- Tuyển dụng nhân viên ISO
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
THẢ GA HỌC E-LEARNING MIỄN PHÍ
ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC VietnamWorks là kênh thông tin tuyển dụng và tìm kiếm việc làm hàng đầu tại Việt Nam, luôn mang đến các thông tin tuyển dụng uy tín, chất lượng và nhanh chóng. Với hơn 9.4 triệu lượt truy cập hàng tháng, VietnamWorks giúp kết nối ứng viên với các nhà tuyển dụng có nhu cầu tìm nhân sự tiềm năng. Người tìm việc có thể dễ dàng tiếp cận các thông tin tuyển dụng đáng tin cậy trên toàn quốc. Bên cạnh đó, VietnamWorks còn tích hợp các tính năng hiện đại, hỗ trợ người dùng tạo CV trực tuyến và ứng tuyển một cách dễ dàng, tiết kiệm thời gian. |
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.