Tìm hiểu hình ảnh của tổ chức thông qua phân tích G-P
Từ góc nhìn của nhà tuyển dụng, chuyên gia nhân sự và cấp quản lý, bạn đã trả lời được những câu hỏi sau?
Tôi muốn biết hình ảnh nhân viên hiện tại của một phòng ban, họ có những xu hướng chung về tính cách như thế nào? Nhân viên tương lai gia nhập sẽ phù hợp như thế nào?
Hay Trong một phòng ban đó, hình ảnh của nhóm nhân viên có thành tích tốt và nhóm nhân viên có thành tích chưa tốt có điểm chung và khác biệt như thế nào về xu hướng tính cách?
Hay Tôi muốn biết hình ảnh của nhóm nhân viên có thành tích tốt hoặc nhóm cấp quản lý, có điểm chung nào về tính cách?
Hay Đối với những trường hợp sau khi nhận việc một thời gian ngắn đã nghỉ, tôi muốn biết so với những người gắn bó lâu với công ty, có sự khác biệt đặc biệt nào về xu hướng tính cách không?
Phân tích G-P (G-P Analysis) từ 3E-IP Test sẽ đưa ra các thông số và dữ liệu, là cơ sở khách quan và khoa học giúp doanh nghiệp trả lời những câu hỏi trên, từ đó phục vụ nhiều mục đích và hỗ trợ các hoạt động nhân sự khác nhau.
Phân tích G-P là gì?
Là bản phân tích sử dụng kết quả của bài kiểm tra 3E-IP Test, để tìm hiểu, đánh giá và khám phá sự khác biệt trong xu hướng tính cách của hai nhóm người dự thi, có thể là hai nhóm nhân viên, hoặc kết quả ở hai thời điểm khác nhau của một nhóm nhân viên.
Từ các báo cáo, Khách hàng có thể nhận biết được sự khác biệt giữa các nhóm nhân viên, ví dụ: Người có biểu hiện tốt so với Người biểu hiện trong công việc kém, Leader so với Nhân viên, v.v. và sử dụng chính những phân tích đó để xây dựng tiêu chí tuyển dụng, phân công nhiệm vụ, quản lý, đào tạo & Phát triển, v.v
Phân tích G-P có thể được áp dụng như thế nào?
A. Phân tích để tìm hiểu sự khác biệt giữa nhóm nhân viên đạt được kết quả xuất sắc (Good) với nhóm nhân viên có thành tích chưa tốt (Poor), từ đó có thể:
- Xác định các đặc điểm của nhóm nhân viên Good, hỗ trợ việc đặt tiêu chuẩn trong tuyển dụng.
- Tìm ra yếu tố khác biệt giữa hai nhóm để đánh giá xem yếu tố này có thể cải thiện thông qua đào tạo nhằm giúp nhóm Poor nâng cao thành tích trong công việc hay không.
B. Phân tích để tìm hiểu sự khác biệt giữa nhóm nhân viên gắn bó và cống hiến lâu với công ty với nhóm nhân viên hoặc ứng viên đã từ chối offer hoặc nghỉ việc sớm, từ đó có thể:
- Xác định các đặc điểm của nhóm nhân viên gắn bó lâu, hỗ trợ việc đặt ra tiêu chuẩn tuyển dụng, đặc biệt là những vị trí mong muốn sự gắn bó lâu dài.
- Giúp tránh rủi ro từ việc tuyển sai người không phù hợp.
C. Phân tích để tìm hiểu điểm chung giữa nhóm nhân viên có thành tích tốt, cân nhắc cho các bước thăng tiến, và nhóm cấp quản lý, từ đó có thể:
- Xác định hình ảnh của đội ngũ cấp quản lý của doanh nghiệp, hỗ trợ các hoạt động thăng tiến, đào tạo cho nhóm nhân viên tiềm năng.
Vì sao việc hiểu về xu hướng tính cách của tổ chức lại quan trọng?
- Hỗ trợ đánh giá mức độ phù hợp với đội nhóm trong khâu tuyển dụng, từ đó giảm rủi ro của việc tuyển sai người cũng như cải thiện tình trạng tỉ lệ nghỉ việc cao
Việc hiểu rõ xu hướng tính cách của từng bộ phận hoặc phòng ban mà ứng viên chuẩn bị gia nhập đóng vai trò quan trọng để đánh giá mức độ phù hợp của ứng viên trong khâu tuyển dụng. Bên cạnh việc đánh giá về khả năng chuyên môn, từ lâu, việc đánh giá mức độ phù hợp về tính cách đóng vai trò quan trọng không kém trong việc giữ chân và nuôi dưỡng nhân tài.
Ví dụ như, cho một vị trí có cùng chức danh, trong khi một doanh nghiệp có thể ưu tiên một người có khả năng mở rộng thị trường, dám chấp nhận rủi ro và đạt được thành quả nhanh chóng, đặc biệt là những sản phẩm mới, thì một doanh nghiệp khác lại mong muốn một người có sự chi tiết, chắc chắn và gắn bó dài lâu với công ty.
Tương tự, phải đi từ việc hiểu và nắm bắt xu hướng tính cách của chính tổ chức để có thể xác định mảnh ghép về tính cách mà doanh nghiệp đang tìm kiếm để gia nhập vào đội ngũ hiện tại.
- Phát triển sự đa dạng về tính cách trong đội nhóm, góp phần nâng cao hiệu quả làm việc
Có những ý kiến đánh giá cao người tiên phong và chủ động trong công việc hơn so với những người tuân thủ và hỗ trợ. Nhưng một đội nhóm bao gồm toàn những người thuộc nhóm làm việc cá nhân, độc lập, thích dẫn dắt và làm theo cách của mình, sẽ có thể đạt được mục tiêu đề ra nhưng sẽ thiếu sự gắn kết cũng như giao tiếp và trao đổi thông tin thường xuyên, chặt chẽ. Tương tự, nếu một đội nhóm bao gồm toàn những người thuộc nhóm hỗ trợ và hòa đồng sẽ tạo nên một sự hòa hợp và thân thiện quá mức, nhưng sẽ khó mà trở nên cạnh tranh để đạt được thành tích tốt nhất trong công việc. Vậy nên, một đội nhóm có sự cân bằng sẽ giúp làm việc không chỉ hiệu quả, mà còn có sự hòa hợp nhất định với nhau.
Việc hiểu hình ảnh của đội nhóm hiện tại giúp nhà quản lý nắm bắt, có cách lãnh đạo phù hợp, đồng thời giúp đưa ra các hướng phát triển cho đội ngũ trong tương lai.
- Hỗ trợ các quyết định liên quan đến hoạt động đào tạo, huấn luyện, luân chuyển phù hợp
Việc nắm bắt được xu hướng tính cách của đội ngũ nhân viên giúp xác định được yếu tố có sự chênh lệch lớn giữa nhóm nhân viên xuất sắc và nhóm chưa tốt, từ đó có thể hỗ trợ cải thiện để giúp nhóm nhân viên chưa tốt nâng cao thành tích.
Ví dụ như, từ phân tích cho thấy sự khác biệt giữa nhóm tốt và chưa tốt nằm ở mức năng lượng, doanh nghiệp có thể đề xuất và tiến hành các hoạt động giúp rèn luyện các phương pháp tự tạo động lực cũng như thay đổi hành vi tại nơi làm việc, từ đó giúp nâng cao hiệu quả và thành tích.
Lợi ích dành cho khách hàng sử dụng 3E-IP Test
Khách hàng khi sử dụng bài kiểm tra 3E-IP Test sẽ được tư vấn, hỗ trợ tiến hành và cung cấp dịch vụ phân tích G-P hoàn toàn miễn phí, nhằm giúp khách hàng có được cái nhìn khách quan và chi tiết về hình ảnh của chính tổ chức, hữu ích trong việc đưa ra các quyết định về các hoạt động nhân sự một cách hiệu quả hơn.
Bài kiểm tra 3E-IP là một công cụ toàn diện giúp cho nhà tuyển dụng hiểu được tính cách và trí tuệ của ứng viên tiềm năng cũng như nhân viên hiện tại. 3E-IP Test hỗ trợ người tìm việc và công ty đưa ra quyết định đúng từ giai đoạn tuyển dụng, tạo được giá trị cho doanh nghiệp và đạt được “Thành công sau khi gia nhập”. Đây cũng là tầm nhìn dài hạn của Navigos Group giúp doanh nghiệp và ứng viên kết nối thành công với nhau và đóng góp cho sự phát triển bền vững cho cả hai phía.
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.