adsads
Shutterstock 2119618091 1
Lượt Xem 1 K

Không tìm kiếm những chuyên gia

Google không tìm kiếm những chuyên gia có am hiểu sâu về một lĩnh vực nhất định mà tập trung tuyển dụng những người thông minh, ham học hỏi và yêu thích tìm hiểu. Công ty công nghệ này cho rằng, những người đam mê học hỏi có khả năng tìm ra những giải pháp mới cho những vấn đề khó khăn hơn là những chuyên gia có thói quen lặp lại những gì đã làm trước đó.

Tìm kiếm những nhân sự có năng khiếu và khả năng học cái mới

Google chú trọng tuyển dụng những nhân sự có năng khiếu và khả năng học hỏi, có khả năng sáng tạo ra những ý tưởng mới. Họ muốn tìm nhân sự có khả năng tạo ra cách làm việc mới thay vì lặp lại cách làm của người khác.

Khả năng giải quyết những khó khăn

Ngoài ra, khi tuyển dụng, Google còn yêu cầu ứng viên nói về kinh nghiệm giải quyết các vấn đề mà họ đã gặp phải trong quá khứ. Từ đó, người tuyển dụng có thể đánh giá được cách ứng viên phản ứng với các khó khăn trong thực tế và biết được vấn đề nào đối với họ là khó nhằn.

Khả năng phân tích

Bên cạnh các kỹ năng về khoa học máy tính, Google cho rằng những ứng viên giỏi có khả năng phân tích chính là những nhân tố tạo nên sự khác biệt với các ứng viên khác.

Không chú trọng đến điểm trung bình (GPA)

Google không chú trọng đến điểm trung bình của ứng viên trong quá khứ mà tập trung vào khả năng họ đưa ra giải pháp cho những vấn đề phức tạp.
Ở môi trường học học thuật khi các câu hỏi và vấn đề được đặt ra rõ ràng và nhiệm vụ của người học là tìm ra đáp án cho vấn đề đó. Trái lại, khi làm việc tại những công ty công nghệ như Google, nhiệm vụ của bạn đôi khi chính là tìm ra câu hỏi, hay vấn đề cần giải quyết.

Một bản CV đúng chuẩn

Để có một bản CV ấn tượng khi ứng tuyển vào Google, ứng viên cần trình bày chi tiết các thành tựu đã đạt được để công ty có thể so sánh với những ứng viên khác. Theo phó chủ tịch cấp cao về nguồn nhân lực tại Google, ông Laszlo Bock, có một công thức viết CV chất lượng mà nhiều người thường bỏ quên, công thức đó như sau: “Tôi đã hoàn thành công trình X, liên quan tới lĩnh vực Y, bằng cách làm công việc Z”.

Tìm kiếm người có khả năng lãnh đạo sáng suốt

Google tìm kiếm ứng viên có khả năng nhận diện thời điểm phải đứng ra lãnh đạo nhóm nhưng cũng sẵn sàng rút lui nhường quyền lãnh đạo cho người khác khi cần thiết. Một người lãnh đạo thành công trong môi trường làm việc tại Google cần phải sẵn sàng từ bỏ quyền lực.

Khả năng làm chủ dự án

Khả năng làm chủ dự án là yếu tố quan trọng giúp nhân viên giải quyết vấn đề liên quan đến dự án và có trách nhiệm với sự thành bại của dự án. Đồng thời, họ còn phải biết lắng nghe ý kiến để hoàn thành dự án tốt nhất.

Sự khiêm tốn

Thiếu khiêm tốn thường xuyên xảy ra ở những người học cao, có nhiều kiến thức. Họ ít gặp phải thất bại nên không biết cách học hỏi từ thất bại. Thay vào đó, họ thường đổ lỗi. Trong khi đó, sự khiêm tốn sẽ giúp người ta không ngừng học hỏi những điều quý giá và giúp họ đạt được thành công khi làm việc tại Google.

Tóm lại, để gia nhập Google, bạn không chỉ cần có đầy đủ những kỹ năng chuyên môn, mà điều quan trọng nhất là đam mê và nỗ lực không ngừng trong học tập và làm việc. Nếu bạn có tất cả những yếu tố trên và sẵn sàng tận dụng cơ hội, chắc chắn bạn có thể đạt được mục tiêu của mình và trở thành một phần trong đội ngũ nhân tài của Google tại Việt Nam.

Xem thêm: Cách Google xây dựng thương hiệu tuyển dụng

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

4 kiểu góp ý mang tính xây dựng (Constructive Feedback) mà nhà quản lý nên biết

Trong cuộc hành trình của mỗi nhà quản lý, việc góp ý mang tính xây dựng không chỉ là một kỹ năng mà là một...

Những "KOL" lĩnh vực Nhân sự mà bạn nên theo dõi

LinkedIn là một nền tảng tuyệt vời để kết nối với các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nhân sự (HR). Việc theo dõi...

Amazon quan tâm đến cả "sức khỏe tài chính" của nhân viên

Amazon Quan Tâm Đến Cả "Sức Khỏe Tài Chính" Của Nhân Viên. Gần 72% người Mỹ sống dựa vào lương hằng tháng, với số tiền...

3 phẩm chất của nhà lãnh đạo thành công dưới góc nhìn của CEO Mircrosoft

Dưới góc nhìn của CEO Microsoft, Satya Nadella, có ba phẩm chất chính mà ông tin rằng cần có để trở thành một nhà lãnh...

Lắng nghe - bí mật kiến tạo sự hạnh phúc của nhân viên tại Netflix

Trong thế giới ồn ào và hối hả của chúng ta, có một nghệ thuật thường bị lãng quên nhưng lại có sức mạnh kỳ...

Bài Viết Liên Quan

4 kiểu góp ý mang tính xây dựng (Constructive Feedback) mà nhà quản lý nên biết

Trong cuộc hành trình của mỗi nhà quản lý, việc góp ý mang tính xây...

Những "KOL" lĩnh vực Nhân sự mà bạn nên theo dõi

LinkedIn là một nền tảng tuyệt vời để kết nối với các chuyên gia hàng...

Amazon quan tâm đến cả "sức khỏe tài chính" của nhân viên

Amazon Quan Tâm Đến Cả "Sức Khỏe Tài Chính" Của Nhân Viên. Gần 72% người...

3 phẩm chất của nhà lãnh đạo thành công dưới góc nhìn của CEO Mircrosoft

Dưới góc nhìn của CEO Microsoft, Satya Nadella, có ba phẩm chất chính mà ông...

Lắng nghe - bí mật kiến tạo sự hạnh phúc của nhân viên tại Netflix

Trong thế giới ồn ào và hối hả của chúng ta, có một nghệ thuật...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers