adsads
Untitled design 7
Lượt Xem 5 K

Nếu sự lựa chọn là “Có” – nghĩa là tôi hoàn toàn trung thực. Tôi không xấu hổ về chứng tự kỷ của mình. Bệnh tự kỷ là một phần của con người tôi, giống như thực tế tôi là nữ. Nhưng lựa chọn câu trả lời này có nghĩa là tôi có thể bị phân biệt đối xử hoặc sẽ khiến tôi bị từ chối cho một vị trí nào đó (mặc dù tôi đủ khả năng). Nhưng trả lời là “Không” – đồng nghĩa với việc tôi là một kẻ nói dối. 

 

Nói thật hay nói dối: Điều gì sẽ có lợi hơn cho sự nghiệp? 

Một lựa chọn khác của tôi là: Từ chối tiết lộ. Tôi thường nói đùa với bạn bè và đồng nghiệp rằng tôi mắc chứng bệnh tự kỷ như một sự tiết lộ rằng tôi bị có khiếm khuyết. Đôi khi tôi không muốn đề cập đến vấn đề này bởi vì đôi khi điều đó khiến tôi đánh mất cơ hội việc làm của chính mình. 

Mỗi khi gặp câu hỏi này, những người có khiếm khuyết như tôi sẽ tự vấn rằng: Có nên nói thật không? Có nên tiết lộ không, khi nào là thời điểm thích hợp để nói? Tiết lộ với ai trong công ty thì được: nhà tuyển dụng, trưởng phòng, đồng nghiệp hay nhân sự? 

Về mặt pháp lý, không có câu trả lời nào phù hợp cho tất cả mọi người. Luật pháp không yêu cầu bạn tiết lộ khi bạn ứng tuyển hay trong quá trình phỏng vấn. 

Khi vừa tốt nghiệp đại học Luật, tôi nghĩ rằng khiếm khuyết của bản thân sẽ khó mà giấu được bởi lý lịch hay các thứ tương tự sẽ tiết lộ với nhà tuyển dụng. Nhưng thay vì chia sẻ điều này khi nộp hồ sơ, tôi chọn chia sẻ nó ở buổi phỏng vấn. Việc trò chuyện và chia sẻ trực tiếp về khiếm khuyết của bản thân sẽ giúp tôi thoải mái cũng như được trao cơ hội trao đổi về năng lực nhiều hơn.

Trong các cuộc phỏng vấn với nhà tuyển dụng, tôi đề cập đến khiếm khuyết của bản thân song song với năng lực, khả năng làm việc của mình. Tôi thường dùng khiếm khuyết ấy để làm nổi bật điểm mạnh của mình, nhấn mạnh những gì tôi có thể làm tốt mà không bị ảnh hưởng bởi các khiếm khuyết này. 

Tiết lộ khiếm khuyết: Chú trọng đến bối cảnh và người nghe 

Nhưng đôi khi, việc tiết lộ khiếm khuyết của bản thân quá sớm không thật sự đúng đắn. Tôi đã nói chuyện với một người mắc chứng động kinh, anh ấy chia sẻ rằng: tiết lộ là một quyết định cực kỳ quan trọng, bối cảnh và người nghe là hai yếu tố bạn cần phải cân nhắc khi chia sẻ khiếm khuyết của mình. 

Cá nhân, tôi thấy điều này khá đúng đắn. Tôi đã chia sẻ về tình trạng khiếm khuyết của mình với tất cả các đồng nghiệp. Tôi tin tưởng và chia sẻ về căn bệnh tự kỷ của mình và cách mà căn bệnh ảnh hưởng đến công việc của tôi. Tôi đã tiết lộ điều này với trưởng phòng trước về căn bệnh của mình và sau đó sẽ nói với đồng nghiệp vì tôi để được đối xử  bình đẳng trong công sở. 

Việc tiết lộ bản thân khuyết tật giúp tôi nhận được sự hỗ trợ tốt nhất để được làm việc bình đẳng như mọi người. Và việc tiết lộ đúng thời điểm, đúng người sẽ không làm ảnh hưởng đến cơ hội việc làm cũng như con đường phát triển sự nghiệp trong tương lai.

Đối với tôi, tiết lộ về căn bệnh tự kỷ giúp bản thân có thể đeo tai nghe khi làm việc, hạn chế phải lắng nghe các cuộc trò chuyện trong văn phòng và những tiếng ồn xung quanh. Những điều nhỏ nhặt này giúp tôi không bị áp lực và đạt được hiệu suất công việc cao hơn. 

Chia sẻ từ HR Insider

Cho dù việc tiết lộ là cần thiết để nhận được sự giúp đỡ về thể chất hoặc tinh thần, để tạo ra môi trường ôn hòa trong văn hóa công ty hoặc cảm thấy bạn có thể thể hiện như chính bản thân mình trong công việc, quyết định mang tính cá nhân cao. Nó có thể dẫn đến những cuộc trò chuyện quan trọng và cho mỗi người cơ hội thành công và cảm thấy được thấu hiểu.

Khiếm khuyết không có gì đáng xấu hổ và hoàn toàn có cơ hội thành công như bao người nhưng nên cân nhắc khi trao đổi khi đi phỏng vấn và trong quá trình làm việc. Điều này cũng tương tự với tiết lộ điểm yếu của bản thân.

 

>>Xem thêm bài viết: Hướng ngoại sôi nổi nhưng nhân viên hướng nội chưa hẳn là điểm trừ

 

— HR Insider/Theo fastcompany —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Bí kíp nâng cấp kỹ năng trình bày thuyết phục dành cho mùa performance review 2024

"Em làm việc rất chăm chỉ cả năm, nhưng sao sếp vẫn không thấy được giá trị của em?" Câu than thở này có lẽ...

Thật hư chuyện lên chức, lên lương nhờ tấm bằng Thạc sĩ?

Trong xã hội hiện đại, nơi sự cạnh tranh trong công việc ngày càng gay gắt, tấm bằng Thạc sĩ đã trở thành lựa chọn...

999+ Câu chúc Tết bạn bè độc đáo, hài hước nhất 2025

[2025] Tuyển tập câu chúc Tết bạn bè hay, độc đáo và hài hước nhất

Tết đến xuân về là dịp để chúng ta trao gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến bạn bè, người thân. Dưới đây là...

Tổng hợp lời chúc Tết người yêu, đồng nghiệp ý nghĩa

Tổng hợp lời chúc Tết người yêu, đồng nghiệp ý nghĩa và ngọt ngào nhất

Năm mới là dịp để trao gửi yêu thương qua những lời chúc chân thành và ý nghĩa. Đặc biệt, lời chúc năm mới người...

Những điều kiêng kỵ ngày Tết cổ truyền cần nắm

Những điều kiêng kỵ ngày Tết cổ truyền cần nắm

Tết Nguyên đán không chỉ là dịp để sum họp gia đình mà còn là thời điểm để người Việt thể hiện sự tôn trọng...

Bài Viết Liên Quan

Bí kíp nâng cấp kỹ năng trình bày thuyết phục dành cho mùa performance review 2024

"Em làm việc rất chăm chỉ cả năm, nhưng sao sếp vẫn không thấy được...

Thật hư chuyện lên chức, lên lương nhờ tấm bằng Thạc sĩ?

Trong xã hội hiện đại, nơi sự cạnh tranh trong công việc ngày càng gay...

999+ Câu chúc Tết bạn bè độc đáo, hài hước nhất 2025

[2025] Tuyển tập câu chúc Tết bạn bè hay, độc đáo và hài hước nhất

Tết đến xuân về là dịp để chúng ta trao gửi những lời chúc tốt...

Tổng hợp lời chúc Tết người yêu, đồng nghiệp ý nghĩa

Tổng hợp lời chúc Tết người yêu, đồng nghiệp ý nghĩa và ngọt ngào nhất

Năm mới là dịp để trao gửi yêu thương qua những lời chúc chân thành...

Những điều kiêng kỵ ngày Tết cổ truyền cần nắm

Những điều kiêng kỵ ngày Tết cổ truyền cần nắm

Tết Nguyên đán không chỉ là dịp để sum họp gia đình mà còn là...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers