• .
adsads
Untitled design 24
Lượt Xem 1 K

Thuế thu nhập cá nhân là một loại thuế trực thu đánh vào một số khoản thu nhập của các cá nhân có phát sinh thu nhập trong xã hội. Như vậy, để tính được mức thuế thu nhập cá nhân chính xác và dễ dàng nhất đòi hỏi chúng ta phải biết các phương pháp cũng như những vấn đề liên quan đến thuế thu nhập cá nhân để giải các “bài tập” thuế thu nhập cá nhân.

Đây có lẽ là bài viết hữu ích cho những ai quan tâm đến vấn đề thuế cũng như những người đang đóng thuế cho nhà nước. 

 

Cách tính thuế TNCN

Thuế TNCN được tính mỗi tháng một lần, thời điểm tính thuế là thời điểm chi trả thu nhập.

Ví dụ: Tháng 5/N chi trả lương tháng 4/N cho người lao động thì khoản lương đó tính vào thu nhập chịu thuế của tháng 5/N.

Tuỳ vào từng trường hợp cụ thể sẽ có các cách tính thuế TNCN như sau:

  1. Đối với cá nhân có ký hợp đồng lao động (HĐLĐ) từ 3 tháng trở lên

– Những cá nhân có ký HĐLĐ từ 3 tháng trở lên tại một hay nhiều nơi.

– Những cá nhân cư trú ký HĐLĐ từ 3 tháng trở lên nhưng nghỉ làm việc trước thời hạn trong hợp đồng thì tổ chức hoặc cá nhân chi trả thu nhập vẫn khấu trừ thuế vào lương của người lao động theo biểu thuế luỹ tiến từng phần.

– Mức thuế suất áp dụng trong công thức (1) cho cách tính thuế TNCN theo biểu luỹ tiến từng phần, dựa trên các mức thu nhập tính thuế/người/tháng:

+ Thu nhập tới 5 triệu đồng (trđ), áp dụng thuế suất (TS) 5%.

+ Thu nhập từ trên 5 trđ đến 10 trđ, áp dụng TS 10%.

+ Thu nhập từ trên 10 trđ đến 18 trđ, áp dụng TS 15%.

+ Thu nhập từ trên 18 trđ đên 32 trđ, áp dụng TS 20%.

+ Thu nhập từ trên 32 trđ đến 52 trđ, áp dụng TS 25%.

+ Thu nhập từ trên 52 trđ đến 80 trđ, áp dụng TS 30%.

+ Thu nhập trên 80 trđ, áp dụng TS 35%.

– Ví dụ về bài tập tính thuế TNCN theo biểu luỹ tiến từng phần:

Ông Nguyễn Văn A có thu nhập từ tiền lương, tiền công chi trả tháng 6/2015 cụ thể như sau:

– Lương thực tế là 100 triệu đồng, phụ cấp ăn giữa ca và ăn trưa là 1 triệu đồng.

– Lương cơ bản để đóng bảo hiểm bao gồm bảo hiểm xã hội (BHXH) và bảo hiểm y tế (BHYT) là 20 triệu đồng.

– Ông A nuôi 2 con nhỏ (dưới 18 tuổi).

Yêu cầu: Tính thuế thu nhập phải nộp trong tháng của ông A.

  1. Thu nhập chịu thuế =100.000.000 – 680.000 = 99.320.000

(tiền phụ cấp ăn giữa ca và ăn trưa tối đa là 680.000 và khoản này bị loại ra khỏi thu nhập chịu thuế)

  1. Các khoản giảm trừ cho ông A

 Giảm trừ gia cảnh cho bản thân: 9.000.000

 Giảm trừ gia cảnh cho 2 người phụ thuộc ( 2 con nhỏ):

 3.600.000 * 2 = 7.200.000

  BHXH, BHYT: 20.000.000 *8% + 20.000.000*1,5% = 1. 900.000

→ Tổng các khoản giảm trừ cho ông A

 9.000.000 + 7.200.000 + 1.900.000  = 18.100.000

  1. Thu nhập tính thuế = 99.320.000 – 18.100.000 = 81.220.000

Áp dụng mức thuế suất luỹ tiến từng phần

  1. Thuế TNCN phải nộp:

= (5.000.000 * 5%) + (10.000.000 – 5.000.000)*10% + (18.000.000 – 10.000.000)*15% + (32.000.000 – 18.000.000)*20%+ (52.000.000 – 32.000.000)*25% + (80.000.000 – 52.000.000)*30% + (99.320.000 – 80.000.000)*35% = 24.912.000

Vậy trong tháng 6/2015, ông A sẽ phải tạm nộp số thuế TNCN là 24.912.000 VNĐ.

  1. Đối với cá nhân không ký HĐLĐ hoặc có ký HĐLĐ nhưng dưới 3 tháng có tổng mức trả thu nhập từ 2 triệu đồng/lần trở lên:

Đối với cá nhân cư trú, thuế suất áp dụng trong công thức tính thuế TNCN phải nộp là 10%.

Ví dụ: Chị Hoàng Thị Lan có hợp đồng lao động với công ty X trong vòng 2 tháng , lương 1 tháng là 3 triệu đồng, phụ cấp ăn trưa 500.000 đồng/ tháng.

Như vậy, công ty X sẽ trừ vào lương của Thêu số thuế TNCN để tạm nộp cho cơ quan thuế: (3.000.000 + 500.000)*10% = 350.000

Đối với cá nhân cư trú, thuế suất áp dụng trong công thức tính thuế TNCN phải nộp là 10%.

  1. Đối với cá nhân không cư trú:

Đối với cá nhân không cư trú (theo định nghĩa ở trên) thì thường được xác định như sau:

Thuế TNCN phải nộp = thu nhập chịu thuế * 20%

Thu nhập chịu thuế được xác định hoàn toàn tương tự như nguyên tắc và ví dụ trên.

 

Thuế thu nhập bất thường đến từ trúng thưởng 

Theo Điều 15 Thông tư số 111/2013 thì căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ trúng thưởng từ xổ số là thu nhập tính thuế và thuế suất.

  1. Thu nhập tính thuế

Thu nhập tính thuế từ trúng thưởng là phần giá trị giải thưởng vượt trên 10 triệu đồng mà người nộp thuế nhận được theo từng lần trúng thưởng không phụ thuộc vào số lần nhận tiền thưởng. Trường hợp một giải thưởng nhưng có nhiều người trúng giải thì thu nhập tính thuế được phân chia cho từng người nhận giải thưởng. Người được trúng giải phải xuất trình các căn cứ pháp lý chứng minh.

Trường hợp không có căn cứ pháp lý chứng minh thì thu nhập trúng thưởng tính cho một cá nhân.

Trường hợp cá nhân trúng nhiều giải thưởng trong một cuộc chơi thì thu nhập tính thuế được tính trên tổng giá trị của các giải thưởng. Thu nhập tính thuế đối với một số trò chơi có thưởng, cụ thể như sau:

1) Đối với trúng thưởng xổ số là toàn bộ giá trị tiền thưởng vượt trên 10 triệu đồng trên một (01) vé xổ số nhận được trong một đợt quay thưởng chưa trừ bất cứ một khoản chi phí nào.

  1. Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ trúng thưởng áp dụng theo Biểu thuế toàn phần với thuế suất là 10%.
  2. Thời điểm xác định thu nhập tính thuế.

Thời điểm xác định thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ trúng thưởng là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thưởng cho người trúng thưởng.

Qua bài viết này, hy vọng sẽ mang đến cho các bạn kiến thức bổ ích để có thể hiểu thêm và giải được các dạng bài tập thuế thu nhập cá nhân dễ dàng và thuận lợi hơn. 

 

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Bài học làm Sếp: Đừng chỉ là người "forward" công việc, hãy là người dẫn dắt đội ngũ

Trong môi trường công việc hiện đại, vai trò của người lãnh đạo không chỉ dừng lại ở việc quản lý công việc, mà còn...

Trắc nghiệm: Hình ảnh đầu tiên bạn nhìn thấy sẽ tiết lộ điểm mạnh tiềm ẩn trong sự nghiệp của bạn

Bạn có biết không, theo các nhà tâm lý học, não bộ của chúng ta thường phản ứng đầu tiên với những hình ảnh có...

Bí kíp nâng cấp kỹ năng trình bày thuyết phục dành cho mùa performance review 2024

"Em làm việc rất chăm chỉ cả năm, nhưng sao sếp vẫn không thấy được giá trị của em?" Câu than thở này có lẽ...

Thật hư chuyện lên chức, lên lương nhờ tấm bằng Thạc sĩ?

Trong xã hội hiện đại, nơi sự cạnh tranh trong công việc ngày càng gay gắt, tấm bằng Thạc sĩ đã trở thành lựa chọn...

Dự đoán Top các ngành nghề mới sẽ trở thành hot trend trong năm 2025

Thế giới việc làm đang thay đổi với tốc độ chóng mặt, và năm 2025 hứa hẹn sẽ là một bước ngoặt quan trọng trong...

Bài Viết Liên Quan

Bài học làm Sếp: Đừng chỉ là người "forward" công việc, hãy là người dẫn dắt đội ngũ

Trong môi trường công việc hiện đại, vai trò của người lãnh đạo không chỉ...

Bí kíp nâng cấp kỹ năng trình bày thuyết phục dành cho mùa performance review 2024

"Em làm việc rất chăm chỉ cả năm, nhưng sao sếp vẫn không thấy được...

Thật hư chuyện lên chức, lên lương nhờ tấm bằng Thạc sĩ?

Trong xã hội hiện đại, nơi sự cạnh tranh trong công việc ngày càng gay...

Dự đoán Top các ngành nghề mới sẽ trở thành hot trend trong năm 2025

Thế giới việc làm đang thay đổi với tốc độ chóng mặt, và năm 2025...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers