Thu nhập chịu thuế là gì? Những đối tượng và tổ chức nào phải chịu thuế thu nhập cá nhân (thuế TNCN)? Hằng tháng bạn đều phải chấp nhận đóng một khoản tiền được gọi là thuế thu nhập cá nhân, vậy mức đóng đó đã đúng chưa? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thuế tncn và những mức thu nhập chịu thuế và không chịu thuế.
Các khoản thu nhập chịu thuế theo quy định pháp luật
Điều 3, Nghị quyết số 51/2001/QH10 trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định về thu nhập chịu thuế như sau:
1. Thu nhập từ kinh doanh, bao gồm:
a) Thu nhập đến từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa hoặc dịch vụ;
b) Nguồn thu nhập từ hoạt động kinh doanh độc lập của cá nhân có giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công, bao gồm:
a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tương tự như tiền lương, tiền công;
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp (trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp được quy định trong khoản miễn chịu thuế tncn bên dưới)
c) Tiền thù lao được trả dưới các hình thức;
d) Tiền nhận được từ việc tham gia các hiệp hội kinh doanh, ban kiểm soát, hội đồng quản lý, hội đồng quản trị và các tổ chức khác;
đ) Các khoản lợi ích khác mà những đối tượng đóng thuế nhận được bằng tiền hoặc không bằng tiền;
e) Tiền thưởng, trừ các khoản tiền thưởng kèm theo những danh hiệu được Nhà nước phong tặng, tiền nhận nhờ giải thưởng quốc gia, quốc tế, tiền thưởng trong những sáng chế cải tiến kỹ thuật được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận, tiền thưởng nhờ việc phát hiện, khai báo những hành vi vi phạm pháp luật với cơ quan nhà nước để giảm tránh tệ nạn xã hội.
3. Thu nhập từ đầu tư vốn, bao gồm:
a) Tiền lãi khi thực hiện việc cho vay;
b) Lợi tức được sinh ra từ cổ phần;
c) Thu nhập từ đầu tư vốn dưới những hình thức khác nhau (trừ thu nhập từ lãi trái phiếu Chính phủ)
4. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, bao gồm:
a) Nguồn thu đến từ việc chuyển nhượng phần vốn trong những tổ chức kinh tế;
b) Nguồn thu từ những lần chuyển nhượng chứng khoán;
c) Nguồn thu từ việc chuyển nhượng vốn dưới các hình thức khác.
5. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, bao gồm:
a) Nguồn thu từ việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất và những tài sản gắn liền với đất;
b) Nguồn thu từ chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở;
c) Nguồn thu từ chuyển nhượng quyền thuê đất.
d) Tất cả những khoản thu nhận được từ chuyển nhượng bất động sản
6. Thu nhập chịu thuế – Thu nhập từ trúng thưởng, bao gồm:
a) Trúng thưởng xổ số;
b) Trúng thưởng khuyến mại;
c) Trúng thưởng dưới hình thức cá cược, chơi ở các casino;
d) Trúng thưởng trong những trò chơi, cuộc thi có thưởng tiền và những lần trúng thưởng khác
7. Thu nhập chịu thuế – Thu nhập từ bản quyền, bao gồm:
a) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng các đối tượng có quyền sở hữu trí tuệ;
b) Thu nhập từ chuyển giao công nghệ.
8. Thu nhập từ nhượng quyền thương mại.
Nhượng quyền thương mại là khi bên nhượng quyền cho phép bên nhận quyền được phép kinh doanh và buôn bán những hàng hóa và dịch vụ cụ thể được đề cập trong hợp đồng.
9. Thu nhập từ nhận thừa kế là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.
10. Thu nhập khi nhận quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, bất động sản,…
2/ Thu nhập chịu thuế – Những nguồn thu nhập nào không chịu thuế thu nhập cá nhân
Ngoài những loại thu nhập người lao động phải chịu thuế ra, người lao động còn có những khoản thu không phải chịu thuế. Những khoản không chịu thuế bao gồm:
- Trợ cấp và các khoản tiền thưởng cho những người lao động có công theo quy định của pháp luật.
- Trợ cấp mỗi tháng cho những người đã thực hiện nghĩa vụ quân sự, tham gia kháng chiến, bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế hay thanh niên xung phong.
- Các khoản phụ cấp dành cho quốc phòng; an ninh hoặc cho lực lượng vũ trang
- Các khoản phụ cấp về độc hại, những mối nguy hiểm đối với ngành nghề đang công tác.
- Phụ cấp thu hút và phụ cấp khu vực
- Các khoản trợ cấp thai sản, dưỡng sức, hồi sức sau sinh, tai nạn lao động, bệnh do nghề nghiệp,…
- Trợ cấp dành cho những đối tượng được bảo trợ xã hội
- Phụ cấp cho những lãnh đạo cấp cao
- Trợ cấp cho những cá nhân công tác tại vùng sâu vùng xa, có điều kiện kinh tế khó khăn
- Các nhân viên y tế tại thôn, bản cũng được nhận phụ cấp
- Phụ cấp riêng cho ngành nghề
Ngoài ra, những khoản phụ cấp và trợ cấp không chịu thuế tncn phải được cơ quan Nhà nước thẩm quyền quyết định.
Các khoản chi không chịu thuế thu nhập cá nhân
Bên cạnh những khoản trợ cấp trên, còn có một số khoản chi được miễn chịu thuế khác: các khoản chi trang phục bằng hiện vật; tiền ăn trưa, ăn giữa ca; tiền thưởng; tiền xe đưa rước,..
Nắm được những khoản thu nhập chịu thuế và khoản thu không chịu thuế, cũng như các khoản được giảm trừ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn mình đang là đối tượng nào khi thực hiện đóng thuế. Hãy luôn cập nhật những thông tin mới nhất về luật thuế tncn tại Việt Nam vì các luật định về thuế có thể thay đổi theo từng thời điểm khác nhau.
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.