• .
adsads
Untitled design 60
Lượt Xem 17 K

Trong cuộc sống, khi đối diện với những căng thẳng hoặc rắc rối khó có thể giải quyết được thì suy nghĩ đầu tiên của chúng ta đó là: “Có nên thay đổi công việc hiện tại hay không?” Vậy cách suy nghĩ này có đúng hay không? Chúng ta phải làm gì để đối diện với điều này một cách tốt nhất?

Rời bỏ một công việc là một quyết định lớn. Tuy nhiên, tiếp tục một công việc không đi đến đâu có thể có tác động tiêu cực lâu dài đến sự nghiệp của bạn.

Một số lý do sau đây khiến một nhân viên có ý định nghỉ việc:

 

1. Không có điều kiện phát triển và cơ hội thăng tiến

Bạn có thấy rằng mình không có một điều kiện nào để có thể thăng tiến ở công ty hiện tại không? Tác giả nổi tiếng nước Mỹ – Suzy Welch khẳng định “Đây là lý do hàng đầu cho thấy đã đến lúc bạn nên ra đi”.

Có 2 mốc thời gian nhân viên cảm thấy nhàm chán với công việc của mình. Đó là thời gian họ chuyển từ nhân viên có kinh nghiệm sang quản lý cấp trung (trưởng phòng). Và thời gian từ quản lý cấp trung sang quản lý cấp cao. 

Với độ tuổi và kinh nghiệm ngày càng cao, người lao động sẽ đặt ra nhiều tiêu chí với công việc mơ ước của mình. Khi đó, sẽ nảy sinh một vấn đề đó là “Có nên thay đổi công việc hay không?” Và công việc nào đáp ứng đủ nhu cầu của họ.

Ví dụ bạn đang làm việc cho một công ty mà có ai đó ở vị trí cấp trên không bao giờ muốn rời khỏi vị trí đó. Đó có thể là một người cực kỳ giỏi hoặc là người thân của lãnh đạo. Dù có là ai đi chẳng nữa, thì bạn cũng không thể phát triển nếu không có cơ hội nào cho bạn ở đó.

 

2. Bạn đang bị mắc kẹt trong vị trí nào đó

Giả sử, bạn bắt đầu công việc ở một công ty với vai trò là một trợ lý. Một số người sẽ không bao giờ nghĩ rằng bạn có thể đảm nhận được vị trí nào khác ngoài vai trò là trợ lý.

Hoặc có thể bạn đã từng tham gia một dự án thất bại nào đó trong công ty. Hình ảnh của bạn trong mắt đồng nghiệp sẽ bị gắn chặt với sự thất bại đó. Dù  đó không phải lỗi của bạn.

Dù là vấn đề gì, nhưng đã khiến bạn đứng mãi một vị trí đều sẽ đánh mất cơ hội thăng tiến của bạn hoặc có hình ảnh xấu. Khi sự việc xảy ra, bạn nên tìm một môi trường mới tốt hơn để phát triển bản thân.

 

3. Bạn không còn hào hứng với công việc hiện tại thì nên thay đổi công việc

Thông thường, một người lao động có suy nghĩ muốn thay đổi công việc khi họ cảm thấy áp lực, không tìm thấy niềm vui trong công việc của mình nữa. Họ cảm thấy không học hỏi được gì từ công việc hiện tại. Sự nỗ lực của họ không được cấp trên ghi nhận.

Nếu bạn cảm thấy chán nản với công việc hiện tại. Đó là dấu hiệu rất rõ ràng để bạn nên thay đổi công việc.

Cuộc sống rất ngắn ngủi và quý giá. Đừng dành 40 hay 50 giờ/ tuần cho công việc mà chính bạn cũng không cảm thấy có hứng thú và tin tưởng. Thay vào đó hãy tìm một công ty khiến bạn tự hào nói “Tôi làm việc ở đây”

 

4. Mức lương thấp 

Công sức bạn bỏ ra cho công việc là rất nhiều? Hay bạn đã đặt hết tâm huyết và kỳ vọng vào đó mà mức thu nhập lại không tương xứng. Đó chính là nguyên nhân khiến bạn mệt mỏi với công việc.

Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến bạn gặp phải tình cảnh éo le này. Ví dụ như: kinh tế thị trường đang bất ổn, các kỹ năng kiến thức của bạn không đáp ứng đủ nhu cầu của nhà tuyển dụng, hay chưa tìm được công việc thực sự phù hợp,…

Khi bạn cảm thấy mức lương chưa phù hợp với năng lực của bạn, thì bạn nên thay đổi công việc. Và tìm một công việc khác tận dụng hết được khả năng của bạn.

 

5. Bạn muốn có sự nghiệp riêng nên thay đổi công việc

Nếu trong con người bạn luôn bị thôi thúc bởi suy rằng phải làm điều gì đó cho riêng mình, đó là lúc bạn nên nghỉ việc. Nhưng trước khi thực hiện kế hoạch này, bạn phải chắc chắn rằng bạn đã sẵn sàng cho tinh thần kinh doanh hay bất cứ việc gì bạn muốn làm.

Hãy nhớ rằng kinh doanh riêng sẽ không có hiệu quả nếu như bạn không có một ý tưởng tuyệt vời. Nếu có rồi, hãy theo đuổi nó. Còn nếu không, hãy đợi đến khi bạn có.

Không có công việc nào là hoàn hảo, và tất cả chúng ta đều có những lúc chúng ta nghĩ về việc rời đi. Nhưng đừng thay đổi công việc mà chưa xem xét kỹ các dấu hiệu này, và biết ít nhất một trong số chúng từng diễn ra với bạn. Và hãy nhớ, khi đã quyết định nghỉ việc thì đừng bao giờ hối hận về quyết định của mình.

 

— HR Insider —
VietnamWorks.com – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Tết này ấm no, sung túc, công việc thuận lợi, không thể không nhắc đến những con giáp này

Giáp Thìn đi qua chào đón Ất Tỵ 2025 - năm “bé na” đáng yêu đang đến gần, mang theo những cơn gió mới của...

Tuyển dụng mùa cuối năm và những tín hiệu quan trọng cho ứng viên muốn chuyển việc

Thị trường tuyển dụng cuối năm luôn mang đến những cơ hội đặc biệt cho các ứng viên đang có ý định chuyển việc. dù...

Vinasoy - Biểu tượng chuyên gia dinh dưỡng thực vật của Việt Nam vươn tầm thế giới

Được thành lập vào năm 1997, từ một doanh nghiệp địa phương, Vinasoy đã vượt qua muôn vàn khó khăn để phát triển thành một...

Offboarding là gì? Hướng dẫn quy trình nhân viên nghỉ việc

Offboarding là gì? Hướng dẫn chi tiết quy trình nhân viên nghỉ việc

Offboarding là gì? Đó chính là quy trình chấm dứt hợp đồng lao động giữa nhân viên và công ty một cách chuyên nghiệp. Vậy...

Cách viết lời cảm ơn báo cáo thực tập chân thành và ấn tượng

Mẫu lời cảm ơn trong báo cáo thực tập: Chân thành, chuyên nghiệp và ấn tượng

Báo cáo thực tập là kết quả của quá trình học hỏi và làm việc nghiêm túc. Lời cảm ơn không chỉ là một hình...

Bài Viết Liên Quan

Tết này ấm no, sung túc, công việc thuận lợi, không thể không nhắc đến những con giáp này

Giáp Thìn đi qua chào đón Ất Tỵ 2025 - năm “bé na” đáng yêu...

Tuyển dụng mùa cuối năm và những tín hiệu quan trọng cho ứng viên muốn chuyển việc

Thị trường tuyển dụng cuối năm luôn mang đến những cơ hội đặc biệt cho...

Vinasoy - Biểu tượng chuyên gia dinh dưỡng thực vật của Việt Nam vươn tầm thế giới

Được thành lập vào năm 1997, từ một doanh nghiệp địa phương, Vinasoy đã vượt...

Offboarding là gì? Hướng dẫn quy trình nhân viên nghỉ việc

Offboarding là gì? Hướng dẫn chi tiết quy trình nhân viên nghỉ việc

Offboarding là gì? Đó chính là quy trình chấm dứt hợp đồng lao động giữa...

Cách viết lời cảm ơn báo cáo thực tập chân thành và ấn tượng

Mẫu lời cảm ơn trong báo cáo thực tập: Chân thành, chuyên nghiệp và ấn tượng

Báo cáo thực tập là kết quả của quá trình học hỏi và làm việc...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers