adsads
Untitled design 4
Lượt Xem 6 K

Trong hầu hết các môi trường công sở, sẽ có lúc nhân viên cảm thấy chán nản hay tức giận. Đối với các nhà quản lý, đây có thể là một vấn đề nghiêm trọng khiến họ khó mà xoay xở một cách hợp lý. Dù tình huống xảy ra sẽ phải trải qua nước mắt, cơn bực tức hay nỗi lo lắng – thì đối với nhân viên và toàn thể công ty, cách bạn xử lý như thế nào mới là điều quan trọng. Khi một nhân viên có thái độ không mấy tích cực khi giao tiếp với nhà quản lý, có thể là họ đang cảm thấy bất mãn và khả năng cao là sẽ rời công ty mà thôi.

Lý do tại sao họ lại hành xử một cách bực dọc như vậy, có lẽ nguyên nhân sâu xa lại không nằm ở công việc. Mà nguyên do có thể đến từ phía đời sống cá nhân và gia đình của người nhân viên, khiến cho tâm trí bị phân tâm, dẫn đến việc người đó phản ứng không giống như thường ngày. Tuy nhiên, dù cho mối bận tâm của nhân viên là gì, thì cách bạn tạo sợi dây kết nối và giao lưu với họ mới là điều thiết yếu nhất.

Nhân viên với tâm trạng buồn bã, hướng giải quyết ra sao?

“Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu”

Đôi khi, điều họ muốn làm chỉ là hét lên thật to, khóc thật nhiều, và nói ra cho hết những tâm sự trong lòng mà thôi. Hãy giữ bình tĩnh cho đến khi họ thổ lộ ra hết nỗi lòng, và thể hiện rằng bạn ở đó là để lắng nghe và thấu hiểu. Đừng để bản thân “bùng cháy” cơn giận dữ giống như họ, và đừng khiến cho mọi việc trở nên xấu hơn. Hãy cẩn trọng lắng nghe, lên tiếng khi cần thiết, và luôn luôn giữ tâm thế bình tĩnh nhé.

Hãy nhớ rằng bạn đang trò chuyện với chủ thể là con người

Khi nói chuyện với nhân viên, hãy nhớ rằng họ cũng là con người, mà mỗi người thì lại có một cách phản ứng khác nhau trước các tình huống. Hãy tỏ ra tử tế, nhưng theo một cách chuyên nghiệp. Hãy nhớ rằng bản thân bạn đang đóng vai trò là một nhà quản lý. Nhưng đồng thời cần phải lưu ý rằng, sự đồng cảm và thấu hiểu từ quan điểm của nhân viên cũng là một phương pháp hữu ích khi giải quyết vấn đề đấy.

Đừng trích dẫn chính sách của công ty vào cuộc nói chuyện

Nếu bạn đang tổ chức một buổi họp và nhân viên tỏ thái độ bực mình hay buồn bã, thì việc đề cập đến những quy định của công ty sẽ chẳng đem lại lợi ích gì. Thực tế rằng, nhân viên đã nắm rất rõ những chính sách đó là gì rồi, và bạn cũng không cần phải nhắc nhở thêm trong khi tâm trạng họ đang không ổn định. Điều này chỉ càng làm cho tình huống xấu thêm đi mà thôi.

Tập trung vào những điều tích cực

Có lẽ nhân viên buồn phiền là do họ vừa làm điều gì đó sai, và họ sợ phải nghe lời phàn nàn từ bạn. Việc góp ý mang tính xây dựng cho ai đó là điều không hề dễ dàng, đặc biệt là khi bạn phải tìm những điểm tích cực để chú trọng vào đó nữa. Chẳng ai muốn mình bị gọi vào họp chỉ để nghe những về những lỗi lầm họ đã gây ra – điều này chỉ khiến bạn đang “thêm dầu vào lửa” mà thôi. Hãy cố gắng tìm những điểm tốt đẹp, hay những ví dụ tích cực từ việc làm của nhân viên – từ đó giúp họ “hạ hỏa” và sẽ dần dần bình tâm để hiểu ra vấn đề hơn đấy.

Luôn luôn tôn trọng chuyện riêng tư của nhân viên

Việc bàn ra tán vào là điều không thể tránh khỏi nơi chốn công sở. Trừ khi bạn mạnh tay nghiêm cấm việc “tám chuyện văn phòng”, nếu không thì mọi người sẽ vẫn tiếp tục bàn tán xôn xao khắp mọi nơi – từ việc ai sẽ được thăng chức, cho đến chuyện ai đó đã tranh cãi nảy lửa trong buổi họp ra sao. Có rất nhiều cách để xử lý thói quen “tám chuyện” nơi công sở, bao gồm cả việc bạn trò chuyện với nhân vật chính của câu chuyện nhằm tránh cho sự việc đáng buồn nào đó có thể xảy ra – và hãy giữ kín chuyện riêng tư từ họ nữa nhé!

Việc dàn cảnh đóng kịch trước mặt các thành viên khác thì không đem lại lợi lộc gì cho bất kì ai. Nếu một cá nhân muốn tâm sự giãi bày với một nhân viên khác về những gì đã xảy ra, hãy để làm làm vậy. Tuy nhiên, họ muốn đó là việc cá nhân của họ, và bạn phải tôn trọng điều đó. Hãy cho họ thời gian để trấn tĩnh bản thân, trước khi bạn muốn gặp mặt để nói chuyện hay giúp họ tương tác với một ai đó khác.

 

Nhân viên nóng nảy và bất mãn, hướng giải quyết ra sao?

Nhìn vào nguồn gốc câu chuyện

Bạn có nhận thấy rằng, nhiều nhân viên trở nên tức giận và buồn bực sau khi nói chuyện với bạn không? Nếu có, đã đến lúc bạn nên tìm hiểu nguyên nhân sâu xa của nó là gì rồi. Phải chăng nhân viên đang chịu quá nhiều khối lượng công việc? Deadline bạn đưa ra có quá khắt khe hay không? Bạn có đang quá hà khắc với nhân viên của mình? Nếu câu trả lời đều có liên quan nhiều đến bạn, hãy xác định nguyên do là gì, và hành động nhằm ngăn chặn sự việc đi quá xa tầm tay. Thay vì tập trung với từng cá thể, hãy thử tìm hiểu vấn đề với lăng kính đa chiều hơn xem sao nhé!

 

Quản trị hiệu suất liên tục chính là chìa khóa then chốt

Một cách để vực dậy tinh thần của nhân viên và tránh việc họ bị áp lực giữa công việc và cuộc sống, chính là thực hiện việc đánh giá hiệu suất quản trị một cách đều đặn. Việc đánh giá thường niên là một khoảng thời gian khá dài, khiến cho nhân viên không được bày tỏ cảm nhận của mình đối với công việc. Trái lại, việc đánh giá thường xuyên và xoay vòng sẽ giúp nhân viên có cơ hội lên tiếng cho những vấn đề đang tồn đọng trong tổ chức công ty hơn. Đã đến lúc bạn chuyển hướng từ đánh giá một năm một lần, sang việc tổ chức đối thoại giữa lãnh đạo và nhân viên sao cho hợp lý và đều đặn hơn. Các thành viên trong công ty sẽ càng cởi mở hơn nếu họ được tiếp xúc thường xuyên và có cảm giác thân quen hơn với nhà quản lý của chính mình đấy!

Đôi nét về tác giả

Stuart Hearn – CEO và người sáng lập của Clear Review, hệ thống phần mềm quản lý hiệu suất. Stuart có niềm đam mê trong quản lý hiệu suất hiện đại cũng như các phương thức có thể thúc đẩy nhân viên và quản lý hoàn thành công việc với kết quả vượt trội. Trải qua 20 năm làm việc trong ngành nhân sự, Stuart, có kinh nghiệm hợp tác với một số doanh nghiệp lớn nhất thế giới. Trước khi thành lập Clear Review, ông là Giám đốc nhân sự quốc tế tại Sony Music.

 

>>Xem thêm: Thấu hiểu cảm xúc, bí quyết “nắm giữ” trái tim nhân sự

 

— HR Insider/ Theo business —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

4 kiểu góp ý mang tính xây dựng (Constructive Feedback) mà nhà quản lý nên biết

Trong cuộc hành trình của mỗi nhà quản lý, việc góp ý mang tính xây dựng không chỉ là một kỹ năng mà là một nghệ thuật. Nắm vững khả năng này không chỉ giúp tạo ra một môi trường làm việc tích cực mà còn thúc đẩy sự phát triển cá nhân và chuyên môn của nhân viên.

Những "KOL" lĩnh vực Nhân sự mà bạn nên theo dõi

LinkedIn là một nền tảng tuyệt vời để kết nối với các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nhân sự (HR). Việc theo dõi các influencer HR trên LinkedIn không chỉ giúp bạn cập nhật những xu hướng mới nhất mà còn cung cấp những kiến thức, kinh nghiệm quý báu và những lời khuyên thực tiễn. Bài viết dưới đây, VietnamWorks sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về những "KOL" nổi tiếng trong lĩnh vực Nhân sự mà bạn nên theo dõi.

Amazon quan tâm đến cả "sức khỏe tài chính" của nhân viên

Amazon Quan Tâm Đến Cả "Sức Khỏe Tài Chính" Của Nhân Viên. Gần 72% người Mỹ sống dựa vào lương hằng tháng, với số tiền tiết kiệm dưới 2.000 đô la. Và nhân viên Amazon cũng nằm trong số đó.

3 phẩm chất của nhà lãnh đạo thành công dưới góc nhìn của CEO Mircrosoft

Dưới góc nhìn của CEO Microsoft, Satya Nadella, có ba phẩm chất chính mà ông tin rằng cần có để trở thành một nhà lãnh đạo thành công. Những phẩm chất này không chỉ là chìa khóa để đạt được thành công trong môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh, mà còn là yếu tố quan trọng trong việc tạo ra một tổ chức mạnh mẽ và đội ngũ nhân sự đầy năng lượng. Bài viết dưới đây đề cập đến ba phẩm chất quan trọng mà CEO Satya Nadella cho răng nên có ở một nhà lãnh đạo thành công.

Lắng nghe - bí mật kiến tạo sự hạnh phúc của nhân viên tại Netflix

Trong thế giới ồn ào và hối hả của chúng ta, có một nghệ thuật thường bị lãng quên nhưng lại có sức mạnh kỳ diệu trong việc kiến tạo niềm hạnh phúc và thành công - đó chính là nghệ thuật của sự lắng nghe.

Bài Viết Liên Quan

4 kiểu góp ý mang tính xây dựng (Constructive Feedback) mà nhà quản lý nên biết

Trong cuộc hành trình của mỗi nhà quản lý, việc góp ý mang tính xây dựng không chỉ là một kỹ năng mà là một nghệ thuật. Nắm vững khả năng này không chỉ giúp tạo ra một môi trường làm việc tích cực mà còn thúc đẩy sự phát triển cá nhân và chuyên môn của nhân viên.

Những "KOL" lĩnh vực Nhân sự mà bạn nên theo dõi

LinkedIn là một nền tảng tuyệt vời để kết nối với các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nhân sự (HR). Việc theo dõi các influencer HR trên LinkedIn không chỉ giúp bạn cập nhật những xu hướng mới nhất mà còn cung cấp những kiến thức, kinh nghiệm quý báu và những lời khuyên thực tiễn. Bài viết dưới đây, VietnamWorks sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về những "KOL" nổi tiếng trong lĩnh vực Nhân sự mà bạn nên theo dõi.

Amazon quan tâm đến cả "sức khỏe tài chính" của nhân viên

Amazon Quan Tâm Đến Cả "Sức Khỏe Tài Chính" Của Nhân Viên. Gần 72% người Mỹ sống dựa vào lương hằng tháng, với số tiền tiết kiệm dưới 2.000 đô la. Và nhân viên Amazon cũng nằm trong số đó.

3 phẩm chất của nhà lãnh đạo thành công dưới góc nhìn của CEO Mircrosoft

Dưới góc nhìn của CEO Microsoft, Satya Nadella, có ba phẩm chất chính mà ông tin rằng cần có để trở thành một nhà lãnh đạo thành công. Những phẩm chất này không chỉ là chìa khóa để đạt được thành công trong môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh, mà còn là yếu tố quan trọng trong việc tạo ra một tổ chức mạnh mẽ và đội ngũ nhân sự đầy năng lượng. Bài viết dưới đây đề cập đến ba phẩm chất quan trọng mà CEO Satya Nadella cho răng nên có ở một nhà lãnh đạo thành công.

Lắng nghe - bí mật kiến tạo sự hạnh phúc của nhân viên tại Netflix

Trong thế giới ồn ào và hối hả của chúng ta, có một nghệ thuật thường bị lãng quên nhưng lại có sức mạnh kỳ diệu trong việc kiến tạo niềm hạnh phúc và thành công - đó chính là nghệ thuật của sự lắng nghe.

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers