Cảm xúc có thể tiết lộ thông tin mà con người không thể trực tiếp nói ra, vì cảm xúc xuất phát từ cơ chế vận hành của hệ ý thức động lực. Các dây thần kinh điều khiển hành động không được liên kết chặt chẽ với các phần của não bộ, khiến chúng ta tự soi xét nội tâm, rồi phản ánh nội dung cho từng hành vi của mình. Do đó, con người khó lòng có thể đưa ra đáp án chính xác về lí do tại sao họ lại hành động như vậy.
Trong khi đó, hệ ý thức động lực truyền đạt thông tin đến các phần còn lại của não bộ thông qua sự khởi động của cảm giác. Những giác cảm này được thể hiện từ não, và dẫn đến sự bộc lộ cảm xúc của con người.
Có ba khía cạnh động lực chính được thể hiện từ cảm xúc từ con người: sự thành công, sự tận tụy, và sự định hướng. Đây không hẳn là tất cả những thứ mà ta có thể hiểu được từ cảm xúc, nhưng đó là ba khía cạnh động lực quan trọng nhất giúp bạn đánh giá được cảm giác của con người.
Sự thành công ý chỉ một người đang thực hiện một việc gì đó để đi đến mục đích cuối, hoặc người đó đã đạt được mục tiêu của mình rồi. Sự đạt được mục tiêu tạo ra năng lượng tích cực, và ngược lại. Vì thế, khi một người bày tỏ sự tích cực – ví dụ như sự hi vọng, niềm hạnh phúc, hay nhẹ nhõm; có nghĩa là họ vừa đạt được một thành công nào đó, hoặc họ đang rất tự tin với viễn cảnh thành công trong tương lai của mình. Nhưng khi một người có những xúc cảm tiêu cực – như nỗi sợ, lo lắng, buồn bã hay thất vọng; có nghĩa là họ vừa thất bại khi thực hiện một mục tiêu nào đó, hoặc họ lường trước viễn cảnh là sẽ như vậy.
Điều này rất đáng lưu tâm, vì nếu nhân viên đang có những cảm xúc tiêu cực, thì họ rất dễ gặp phải chướng ngại vật dẫn đến thất bại khi hoàn thành nhiệm vụ. Điều này mở ra một cơ hội cho chúng ta đến gần, trò chuyện với họ, và rằng ta có thể làm gì để giúp họ cảm thấy dễ chịu hơn hay không.
Ngoài ra, nhờ vậy mà nhân viên sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi trải lòng về đời sống thường nhật của mình, và những khó khăn khiến cho công việc của họ bị ảnh hưởng theo chẳng hạn. Khi một người nhận thấy rằng tại nơi làm việc vẫn luôn có người quan tâm ủng hộ, họ sẽ càng thêm gắn bó và trung thành với tổ chức công ty của mình đấy!
Các nhà lãnh đạo thường có xu hướng tạo ra càng nhiều năng lượng tích cực khi làm việc càng tốt. Tuy nhiên, nhân viên càng thỏa mãn với tình trạng hiện tại, họ càng có ít động lực để vươn lên và đạt được những thành tựu mới. Một chút cảm xúc tiêu cực sẽ khiến nhân viên suy ngẫm kĩ hơn về những mục tiêu chưa còn đang dang dở của mình. Vì vậy, việc cân bằng giữa môi trường làm việc thân thiện và hỗ trợ mọi người cùng nhau phấn đấu là một điều vô cùng quan trọng.
Sự tận tụy là mức độ mà một người nỗ lực ra sao với mục đích chính đã được đề ra của mình. Bạn có thể suy đoán được sự tận tụy của một người dựa vào cách phản ứng của người đó. Khi một cá nhân có phản ứng tiêu cực với một đề nghị nào đó, mọi người thường cho rằng họ đang “bị kích động”. Điều chúng ta cần thật sự làm, đó là đặt trước mục tiêu của họ một chướng ngại vật. Cách họ phản ứng chính là thứ khó điều khiển nhất, vì nó được điều khiển bởi sự tham gia của hệ ý thức động lực.
Khi giải quyết một vấn đề với ai đó, những phản ứng xúc cảm mãnh liệt chính là dấu hiệu của việc họ có đang thật sự muốn đối đầu với vấn đề đó hay không. Việc tách rời cảm xúc với công việc là một điều không hề dễ dàng. Đôi khi, phản ứng cảm xúc mạnh cũng là một lợi thế. Niềm hăng say của một người khi cố gắng đạt được mục đích sẽ lan tỏa thành niềm cảm hứng đến với người khác.
Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, chẳng hạn như trong một cuộc đàm phán – khi mà mỗi bên không thể đạt được những gì mình muốn, bạn nên chọn một người đại diện có khả năng tư duy logic tốt để tham gia thương lượng. Người đại diện này có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ chính được giao mà không để bất kì cảm xúc mạnh nào làm ảnh hưởng đến sự dàn xếp của đôi bên cả.
Sự định hướng có vẻ phức tạp hơn so với hai khía cạnh vừa nêu ở trên. Hai định hướng động lực bao gồm sự tiếp cận và sự bác bỏ, được hỗ trợ bởi các hệ thống phụ khác nhau thuộc hệ ý thức động lực. Sự tiếp cận là khi một người cố gắng theo đuổi những mục đích tích cực. Còn sự bác bỏ là khi người đó cố gắng theo đuổi những mục đích mang tính tiêu cực.
Tory Higgins và đồng nghiệp của ông đã chứng minh rằng, khi sự tiếp cận có hiệu lực, con người sẽ trải nghiệm những cảm giác tích cực (như hạnh phúc, vui vẻ, đong đầy) và những cảm giác tiêu cực (như buồn bã, chán ngán, thất vọng). Còn khi sự bác bỏ có hiệu lực, con người sẽ có những cảm giác tiêu cực (như sợ hãi, áp lực, lo lắng) và những cảm giác tích cực (như nhẹ nhõm, bình tĩnh).
Một trong những lí do tại sao sự định hướng lại quan trọng đến vậy, là vì nó giúp cho con người biết được họ cần phải thể hiện trạng thái cảm xúc nào cho phù hợp với hoàn cảnh công việc. Có rất nhiều người cảm thấy rằng môi trường làm việc của họ đầy áp lực. Stress và lo lắng chính là những dấu hiệu của động lực bác bỏ. Vì thế, khi một người cảm thấy bị stress, chắc hẳn đã có một điều gì đó ở môi trường làm việc khiến họ luôn muốn né tránh đi.
Nếu muốn dẫn dắt nhân viên vươn đến những thành tích tốt, cũng như “khởi động” cho niềm đam mê của mỗi người; bạn nên biết cách chuyển hướng các yếu tố tiêu cực (như nỗi sợ hãi chẳng hạn) đến với những kết quả tích cực trong công việc mà mọi người hằng khao khát.
Để bắt kịp với cảm xúc của một người không phải là một điều gì đó quá khó khăn. Chúng ta được liên kết với nhau, để niềm hăng say đi đến thành công được lan tỏa đến với tất cả. Nếu ta thấy một ai đó cống hiến làm việc với 100% năng lượng, dường như chính mình cũng đang được tiếp sức theo. Vì thế, việc quan sát cảm xúc của mọi người xung quanh để hiểu hơn về động lực của họ là vô cùng quan trọng.
Đôi nét về tác giả |
---|
Art Markman – Tiến sĩ, Giáo sư Tâm lý và vị giáo sư kỳ cựu của Annabel Irion Worsham tại Đại học Texas ở Austin. Đồng thời ông cũng là giám đốc sáng lập của chương trình “Human Dimensions of Organizations”. Ông đã viết hơn 150 bài báo học thuật về các chủ đề bao gồm lý luận, ra quyết định và động lực. Cuốn sách mới phát hành của ông là: Bring Your Brain to Work: Using Cognitive Science to Get a Job, Do it Well, and Advance Your Career Ông luôn quan tâm đến việc đưa những hiểu biết sâu sắc từ Khoa học nhận thức đến với nhiều đối tượng. Cuối cùng, anh viết bài cho tờ Psychology Today và Fast Company. Hơn nữa ông cũng là đồng tổ chức một chương trình radio và podcast có tên Two Guys on Your Head. Ông tư vấn cho các công ty quan tâm đến việc sử dụng Khoa học nhận thức cho các doanh nghiệp của họ. |
>>Xem thêm: Quản lý nhân viên “giàu cảm xúc” – Nhà quản trị cần lưu ý những điều sau
— HR Insider / Theo Harvard Business Review —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.