• .
adsads
Untitled design 21 2
Lượt Xem 2 K

Văn hóa công ty quyết định đến phần lớn khả năng thành công của bạn khi đầu quân cho công ty

Sean là một ví dụ điển hình của việc này. Anh ấy đã theo đuổi một vị trí tại một công ty nổi tiếng Sean đã ao ước từ lâu với chức vụ trưởng phòng phòng hành chính. Là một người tài giỏi, biết cách thể hiện ưu điểm bản thân, vì vậy Sean đã được công ty nhận vào làm việc. Yếu tố sau cùng để Sean quyết định có nhận việc hay không là ở buổi tham quan công ty. Sean đã chuẩn bị đủ về mô hình kinh doanh của công ty và ưu tiên của anh ấy bây giờ đó chính là văn hóa: “Tôi hỏi mọi người, ‘Cậu thường phấn khởi vì điều gì khi làm việc? Cậu tự hào về điều gì? Cậu có nhiều bạn thân trong công ty không? Ở đây làm việc nhóm như thế nào?” Sean biết thêm về những ai đang nắm cán quyền lực hay đang được ngưỡng mộ, điều gì khiến họ thành công, và những thử thách và cơ hội anh ấy sẽ đối mặt khi đảm nhận công việc mới này. Mặt khác những nhân viên đang làm tại công ty lại học thêm một số điều từ chính những câu hỏi sắc sảo của Sean. Sean tỏ ra như đã làm việc ở công ty lâu rồi, và những nhân viên sắp tới của anh ấy đang rất nhiệt huyết hỗ trợ anh ấy trong công việc mới. Ngạc nhiên thay Sean đã từ chối lời mời công việc sau đó với lý do rằng vai trò đó không phù không văn hóa của công ty.

Sau ngày trải nghiệm tại công ty, anh ấy đã học được nhiều điều. Sean bắt đầu tự đặt câu hỏi về việc anh ấy sẽ được đón nhận ra sao dưới vai trò trưởng phòng hành chính đầu tiên của công ty trong môi trường mà mọi người chỉ quan tâm đến kết quả cuối cùng. Công ty sở hữu một môi trường chỉ tập trung vào đạt được sản phẩm tốt nhất với nhiều kiểu đơn vị hành chính, công đoàn nhân viên chỉ là cái xếp thứ 2.

Sean nói rằng: “Tôi hỏi rằng làm sao họ có thể đánh giá được khả năng của tôi, làm sao họ biết được tôi sẽ mang lại lợi ích gì cho công ty.” “Câu hỏi này có lẽ sẽ không được trả lời vì đây là một vị trí mới, họ chẳng biết phải đánh giá công việc trên tiêu chí nào cả.” Sean rất quan ngại về vị trí mới này sẽ không phù hợp với văn hóa công ty, rằng anh ấy sẽ khó lòng được chấp nhận, rằng công việc này sẽ không là một bệ phóng cho vị trí cao hơn mà Sean mong ước sau này. Anh ấy có thể thành công hoặc không, vậy tại sao lại phải mạo hiểm?

Nhiều người luôn háo hức bước vào một môi trường mới mà chưa hiểu về văn hóa công ty và phải bỏ đi với sự thất vọng ngay sau đó. Khi xem xét một công việc mới, hãy điều tra kĩ càng về văn hóa nơi làm việc sắp tới của bạn.

 

văn hóa công ty

 

Những câu hỏi sau đây có thể sẽ giúp bạn định hướng tốt hơn:

1. Phải tìm hiểu điều gì?

Hãy hiểu rõ về mục đích vận hành của công ty – không phải chỉ là những thứ họ nhận họ đang làm, mà còn cả mục đích của họ sẽ dẫn tới những quyết định gì và những thứ làm nên giá trị của họ, tìm hiểu về cách doanh nghiệp vận hành. Bạn có thể tham khảo những tiêu chí sau: tầm quan trọng của hiệu quả làm việc, cách công ty hoàn thành công việc, tầm quan trọng của làm việc nhóm, chất lượng con người, cách mọi người giao tiếp với nhau, có những vấn đề gì về xã hội hay không (phân biệt giới tính, phân biệt chủng tộc,…)

Ngoài trừ về những vấn đề xã hội, sẽ không có một tiêu chuẩn nào là tốt nhất đối với văn hóa của một công ty. Mỗi mục đích và cách hoạt động khác nhau của doanh nghiệp sẽ phù hợp với những kiểu người khác nhau. Khi bạn hiểu được cách người sếp của bạn làm việc, bạn sẽ cần phải xem xét phương thức ấy có hợp với chỉ tiêu của mình hay không. Tiêu chuẩn về văn hóa công ty của bạn nên là một phần quan trọng trong việc lựa chọn công việc.

2. Tìm hiểu như thế nào?

Đọc tất cả những thông tin bạn kiếm được về công ty, nhưng hãy đọc nó với một tâm trí sáng suốt, biết chọn lọc và không quá tin vào tất cả. Các doanh nghiệp luôn có những phát ngôn về tầm nhìn và định hướng phát triển trong các văn bản truyền thông, họ cũng thường sẽ đề cập đến những yếu tố văn hóa công ty, nhưng lưu ý rằng những gì do bản thân họ viết ra sẽ luôn mang một mục đích riêng. Những cây bút độc lập sẽ có những phán xét và góc nhìn khác hơn, họ có thể khắt khe hơn, nhưng họ cũng có thể sẽ bỏ sót một số chi tiết và hiểu sai về một số vấn đề.

Hãy trao đổi về văn hóa công ty với những người đã và đang làm ở đó. Đương nhiên bạn sẽ có cơ hội hỏi trực tiếp điều này trong vòng phỏng vấn, tuy nhiên bạn sẽ tìm hiểu được những thứ khác nếu bạn trao đổi với những thành viên không liên quan đến việc tuyển dụng. Ngoài ra bạn có thể nói chuyện với những người ở ngoài nhưng biết một số thông tin về doanh nghiệp – khách hàng, nhà cung cấp, đối tác. Trải nghiệm và kinh nghiệm của họ sẽ không thật sự đúng đắn với văn hóa thường ngày, vì vậy hãy hỏi cặn kẽ về những tính huống mà họ thấy được những biểu hiện về văn hóa đó.

 

3. Khi nào nên tiến hành việc tìm hiểu văn hóa công ty?

Sẽ rất khó để bạn chú tâm tìm hiểu khi bạn đang chưa có một manh mối gì về việc liệu bạn có được mời đến phỏng vấn hay không. Tuy nhiên nếu bạn đã xác định một văn hóa công ty mà bạn mong muốn, bạn có thể dễ dàng “tránh” trước những công ty không phù hợp và chỉ tập trung vào những công ty phù hợp hơn.

Văn hóa công ty có sẽ là một phần thảo luận trong buổi phỏng vấn của bạn, và nhiều người sẽ lo sợ rằng nếu nói những điều không đúng về văn hóa công ty sẽ khiến bạn mất cơ hội việc làm. Tuy nhiên chủ đề này rất quan trọng và không nên tránh né, nó sẽ quyết định cho sự phát triển của công ty và cho chính bản thân bạn, vì thế nên những nhà tuyển dụng sẽ luôn hiểu điều đó. Dù là khi đang phỏng vấn hay sau khi hoàn thành buổi phỏng vấn rồi, bạn sẽ có nhiều cơ hội thành công hơn nếu những câu hỏi của bạn thể hiển được rằng bạn hiểu nhiều điều về doanh nghiệp, hãy tưởng tượng bạn là một người chủ trong công ty và suy nghĩ bạn muốn làm gì để tạo nên một môi trường thành công. Những câu hỏi về văn hóa công ty, mặt khác, lại có thể mang lại một hiệu ứng tích cực. những câu hỏi của Sean đã giúp anh ấy được nhận, kể cả khi bản thân Sean chẳng thích những câu trả lời mà anh ta nhận được.

Còn bạn, bạn suy nghĩ thế nào về tầm ảnh hưởng của văn hóa công ty trên hành trình tìm việc của bạn? Văn hóa công ty có phải là một yếu tố để bạn chọn gửi một phần năm tháng cuộc đời của bạn vào một nơi nào đó không?

 

— HR Insider/Theo HBR Ascend —

adsads
Bài Viết Liên Quan
PCS đơn vị la gì

Giải mã PCS là gì? Ý nghĩa của PCS trong các lĩnh vực ứng dụng

PCS là một thuật ngữ đa nghĩa với nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau. Từ việc kiểm soát quy trình sản xuất,...

Brochure la gì

Leaflet là gì? Đặc điểm, ưu điểm và lợi ích mang lại cho doanh nghiệp

Leaflet là một công cụ tiếp thị truyền thống nhưng vẫn rất hiệu quả, đang được các doanh nghiệp ưa chuộng. Với khả năng truyền...

Concept là gì? Quá trình tạo nên một Concept chuyên nghiệp

Concept là gì? Ý nghĩa và quy trình xây dựng Concept chuyên nghiệp

Chắc hẳn đã không ít lần bạn thắc mắc sao một sản phẩm lại trở nên nổi tiếng hay một bộ phim lại gây sốt?...

Lowkey là gì

Lowkey là gì? Cách để tỏa sáng mà không phô trương khi đi làm

Lowkey là gì? Phong cách sống lowkey trong công việc không có nghĩa là bạn phải ẩn mình hoàn toàn hay từ bỏ sự công...

GMV là gì? Tất tần tật thông tin về chỉ số GMV

GMV là gì? Tất tần tật thông tin về chỉ số GMV

GMV là gì? Đây là chỉ số được sử dụng rất phổ biến, giúp doanh nghiệp đo lường tổng giá trị của hàng hoá trên...

Bài Viết Liên Quan
PCS đơn vị la gì

Giải mã PCS là gì? Ý nghĩa của PCS trong các lĩnh vực ứng dụng

PCS là một thuật ngữ đa nghĩa với nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực...

Brochure la gì

Leaflet là gì? Đặc điểm, ưu điểm và lợi ích mang lại cho doanh nghiệp

Leaflet là một công cụ tiếp thị truyền thống nhưng vẫn rất hiệu quả, đang...

Concept là gì? Quá trình tạo nên một Concept chuyên nghiệp

Concept là gì? Ý nghĩa và quy trình xây dựng Concept chuyên nghiệp

Chắc hẳn đã không ít lần bạn thắc mắc sao một sản phẩm lại trở...

Lowkey là gì

Lowkey là gì? Cách để tỏa sáng mà không phô trương khi đi làm

Lowkey là gì? Phong cách sống lowkey trong công việc không có nghĩa là bạn...

GMV là gì? Tất tần tật thông tin về chỉ số GMV

GMV là gì? Tất tần tật thông tin về chỉ số GMV

GMV là gì? Đây là chỉ số được sử dụng rất phổ biến, giúp doanh...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers