Khi được hỏi đâu là một nhân viên lý tưởng mà “người người nhà nhà” đều muốn sở hữu, ắt hẳn ai cũng sẽ nói đó phải là một người vừa toát lên thái độ đúng đắn vừa phải kết hợp trình độ năng khiếu vượt bậc. Tuy nhiên, nếu chỉ có thể chọn một trong hai điều kiện trên thì đâu là câu trả lời hợp lý nhất từ các nhà tuyển dụng? Hay nói cách khác, liệu có phải thái độ quan trọng hơn trình độ?
Vì sao thái độ quan trọng hơn trình độ?
Câu trả lời này đã chứng minh sau rất nhiều nghiên cứu khác nhau. Những cuộc khảo sát này đã chỉ ra rằng 80% thành công của chúng ta dựa trên EQ (emotional quotient) – chỉ số thông minh cảm xúc, so với 20% đến từ IQ (intelligence quotient) – chỉ số thông minh của não bộ con người. Điều này có nghĩa là trình độ chuyên môn hay năng khiếu chỉ chiếm 20% tầm ảnh hưởng, một phần rất nhỏ trong quá trình thành công của mỗi người.
Dưới đây là 3 lý do tại sao nhà tuyển dụng có xu hướng chọn và giữ chân những ứng viên xem trọng giá trị của “thái độ”, thay vì “trình độ” năng khiếu thông thường.
Thứ nhất, mài dũa trình độ chuyên môn sẽ dễ hơn là hình thành thái độ đúng đắn.
Khi mọi người có thái độ đúng đắn, họ sẽ có động lực và khả năng thích ứng, điều này khiến họ cởi mở hơn để học và trau dồi các kỹ năng mới. Với thái độ đúng đắn và sự nỗ lực thiết yếu, hầu hết các kỹ năng mới có thể được thành thạo một cách nhanh chóng. Trong khi đó, cải thiện thái độ thường là thay đổi hành vi, cử chỉ, và điều này sẽ luôn là thứ khó thực hiện hơn rất nhiều. Bởi lẽ, ai rồi cần phải cần thay đổi, thích nghi với môi trường làm việc học tập và rèn luyện những kỹ năng mới, nếu không có thái độ đúng đắn thì điều này khó có thể xảy ra.
Thứ hai, thái độ là thứ ảnh hưởng đến hiệu suất tổng thể
Khi ai đó trình diện với một thái độ sai lệch, việc đưa họ vào tổ chức có thể giống như việc dùng một chiếc chìa khóa truyền thống để mở một ổ khóa cảm biến vân tay vậy. Những “nhân tài” này vừa có khả năng tạo ra những xung đột với văn hóa nơi tổ chức, vừa có thể phá vỡ tinh thần làm việc nhóm, gây ra tình trạng bất ổn và ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc chung.
Theo các cuộc khảo sát của Gallup về mức độ gắn bó của nhân viên, chỉ có khoảng 30% nhân viên gắn bó với công việc, với 50% có suy nghĩ đến việc rời bỏ công việc và 20% còn lại khẳng định rất muốn rời đi. Đây thường là những người có thái độ tồi tệ nhất, không chỉ mang trong mình sự tiêu cực quá mức, họ còn đang tìm cách gia tăng sự ức chế và “đầu độc” cho những nhân viên còn lại với nguồn năng lượng độc hại đó.
Chúng ta thường thấy điều này trong các môn thể thao mà những người chơi có kỹ năng cao hay bộ óc thiên tài với cái tôi quá cao, họ thường có xu hướng rất khó hòa nhập với đồng đội của mình, gây ra vấn đề nội bộ lục đục dẫn đến sự bất mãn. Do đó, khi họ rời khỏi đội nhóm thì sau đó gần như ngay lập tức hiệu suất của cả đội được cải thiện đáng kể.
Với tư cách là những nhà lãnh đạo, nhà tuyển dụng, phải tạo ra những đội nhóm mà ở đó hiệu suất làm việc của tổng thể sẽ luôn là tiêu chí vận hành, thay vì chỉ tập trung riêng lẻ vào hiệu suất của từng cá nhân nhất định. Điều này chỉ khả thi khi và chỉ khi tầm quan trọng của việc trình diện một thái độ chín chắn được thực thi.
Thứ ba, thái độ đúng sẽ đánh bại mọi trở ngại.
Có câu “trong cái rủi lại có cái xui”, tuy hài hước nhưng nó lại phản ánh sự thật; nếu đứng trên khía cạnh những người có năng khiếu, trình độ chuyên môn cao thì câu nói sẽ là ‘khi mọi việc trở nên khó khăn, người thông minh sẽ giải quyết hết’. Nhưng thực tế không phải như vậy. Chúng ta luôn phải đối mặt với những thử thách, những thời điểm khó khăn và chính trong những thời điểm này, những điều như quyết tâm, sự kiên trì và khả năng thích nghi và phục hồi được đề cao. Có kỹ năng phù hợp nhưng thiếu ý chí, thái độ tích cực để vận hành chúng thì khó có thể giúp chúng ta vượt qua thử thách và đạt được thành công.
Khi bước vào quá trình tuyển dụng, chúng ta cần tập trung vào thái độ cũng như các kỹ năng cơ bản. Tuy nhiên, hầu hết các câu hỏi phỏng vấn đều tập trung vào trình độ chuyên môn. Các nhà tuyển dụng tài ba sẽ đặt những câu hỏi phù hợp để khám phá và khai thác được ở góc độ thái độ của ứng viên, chẳng hạn như sự trung thực, chủ động, quyết tâm, kiên trì và kiên cường… Nhà tuyển dụng sẽ hỏi các ứng cử viên của mình về những thách thức mà họ đã vượt qua, cách họ đối mặt với thất bại hoặc cách họ đối phó với những tình huống vượt quá khả năng hiện tại của họ.
Mọi người có thể “giả mạo” thái độ trong một hay vài cuộc phỏng vấn đầu tiên, việc đảm bảo rằng các nhà tuyển dụng đã thăm dò những góc độ tiềm ẩn và phát hiện ra những điềm ứng viên đang che giấu, cố gắng hiểu được thái độ thực sự của họ luôn là điều cần thiết. Nếu ta không thể đưa ra được một cam kết rõ ràng về thái độ làm việc lâu dài đúng đắn thì có lẽ chúng ta không phải người mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm.
Chúng ta cũng cần hiểu rõ thái độ của tổ chức và cả của mình. Hãy tạo ra cho bản thân một khuôn mẫu cho thái độ mà chúng ta đang hướng tới. Để làm được điều này, chúng ta nên tham khảo những người hoạt động hàng đầu trong lĩnh vực của mình và đánh giá, tiếp thu thái độ của họ theo cách chọn lọc nhất.
Mức độ ảnh hưởng của việc tuyển dụng những người có thái độ không đúng là rất đáng chú ý. Theo nghiên cứu, 46% người mới tuyển dụng sẽ thất bại trong vòng 18 tháng đầu tiên và 89% trong số này thất bại nguyên nhân do thái độ. Điều này có nghĩa là 40% tất cả những người mới tuyển dụng sẽ thất bại chỉ vì các vấn đề liên quan đến thái độ của bản thân.
Một ví dụ về thái độ quan trọng hơn trình độ
Trong một công ty phần mềm, sau khi phỏng vấn nhà tuyển dụng đã lựa chọn hai ứng viên cho vị trí nhân viên kỹ thuật. Ứng viên thứ nhất có trình độ cao, có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng tốt trong lập trình còn ứng viên thứ hai có trình độ trung bình, ít kinh nghiệm hơn. Trong quá trình thử việc, ứng viên thứ nhất thường xuyên đến muộn và ít khi hoàn thành công việc đúng thời hạn còn ứng viên thứ hai lại luôn đến đúng giờ và hoàn thành công việc đúng thời hạn,
Sau khi thời gian thử việc, công ty đã giữ lại ứng viên thứ hai dù cho trình độ và kinh nghiệm của người này kém hơn so với ứng viên thứ nhất. Lúc này, vấn đề được đặt ra là tại sao công ty lại đưa ra quyết định như vậy? Liệu thái độ quan trọng hơn trình độ thật sự?
Các nhà tuyển dụng đã lý giải rằng, một nhân viên có thái độ tích cực, chủ động và luôn có tinh thần trách nhiệm sẽ góp phần tích cực vào sự phát triển của công ty. Trong khi một nhân viên có trình độ cao nhưng thái độ làm việc không tốt có thể gây ảnh hưởng xấu đến tinh thần làm việc của các đồng nghiệp khác, điều này sẽ dẫn đến kết quả kém của cả tập thể.
Từ ví dụ trên cho thấy trong nhiều trường hợp, thái độ của một nhân viên có thể quan trọng hơn trình độ và kỹ năng của người đó trong việc quyết định ai sẽ được tuyển dụng hoặc được thăng chức.
Cách để giữ cho bản thân luôn có thái độ tích cực
Việc giữ cho bản thân luôn có thái độ tích cực trong công việc là điều quan trọng mà mỗi nhân viên cần có. Từ những thông tin có thể khẳng định rằng thái độ quan trọng hơn trình độ, nhất là trong môi trường doanh nghiệp. Vậy làm thế nào để giữ cho bản thân luôn có thái độ tích cực?
Kết bạn với người tích cực
Nếu bạn ở cạnh những người tích cực, có cùng niềm yêu thích công việc, luôn cho ra những ý tưởng mới thì bản thân sẽ trở nên tích cực và công việc cũng trôi chảy và thuận lợi hơn. Ngược lại nếu ở cạnh những người tiêu cực, thái độ suy nghĩ của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng xấu, hay phàn nàn và có cái nhìn về thế giới cũng tiêu cực như họ.
Mặc dù trong công việc, bạn không có quyền tự chủ trong việc chọn đồng nghiệp. Nhưng bạn có thể giới hạn về thời gian và bối cảnh tiếp xúc với họ. Vì thế, với những người luôn có những lời nói, suy nghĩ tiêu cực, bạn hãy hạn chế tiếp xúc với họ, đừng tham gia vào những câu chuyện phiếm và bi kịch tiêu cực với đồng nghiệp. Thay vào đó, bạn hãy nghỉ giải lao và đi dạo để lấy lại năng lượng làm việc tích cực.
Dung nạp những điều tích cực
Bạn hãy nuôi dưỡng tâm trí và tiếp thu những điều tích cực từ những người và môi trường xung quanh bằng cách: nghe nhạc nuôi dưỡng tâm hồn bằng tai nghe, nghe sách âm thanh tích cực, đọc những quyển sách có nội dung mang tính khích lệ, xem video hoặc podcast tích cực,…
Kiểm soát ngôn ngữ
Ngôn ngữ sử dụng, thái độ thể hiện hằng ngày đều ảnh hưởng đến cách suy nghĩ của bản thân, công việc và đồng nghiệp xung quanh. Vì thế, bạn nên ưu tiên sử dụng ngôn ngữ nhẹ nhàng, mang tính tích cực và thái độ cởi mở, hòa đồng để lan tỏa sự tích cực đến người khác. Những người này sẽ được lòng sếp và đồng nghiệp, là minh chứng rõ ràng nhất về vấn đề thái độ quan trọng hơn trình độ trong môi trường doanh nghiệp.
Tạo thói quen trong công việc
Tạo thói quen trong công việc giúp bạn hoàn thành nhiệm vụ tốt nhất. Bạn sẽ sắp xếp công việc theo đúng thứ tự ưu tiên, nghỉ giải lao để cân bằng năng lượng đúng lúc nếu tạo ra cho mình một chu trình cho một ngày làm việc. Bên cạnh đó, thói quen này còn giúp bạn dành thời gian cuối ngày làm việc để chuẩn bị cho công việc của ngày hôm sau. Nhờ đó, công việc của ngày hôm sau sẽ đỡ vất vả hơn.
Hạn chế phàn nàn
Phàn nàn không phải là cách giải quyết vấn đề mà chính là cách nhìn mọi thứ theo hướng tiêu cực. Khi phàn nàn bạn đang không nhìn vào bất kỳ lời giải thích nào, điều này sẽ làm cho sự không hài lòng lớn hơn và đi xa hơn. Do đó, bạn hãy dừng ngay việc phàn nàn và hạn chế ở gần những người hay phàn nàn, thay vào đó hãy cố gắng nhìn nhận vấn đề theo hướng tích cực.
Ham học hỏi
Nếu không sẵn sàng học hỏi, đón nhận các điều mới thì tâm trí của bạn sẽ trì trệ và tiêu cực. Do đó, hãy trở thành một người “tò mò” và ham học hỏi. Việc tò mò, tìm tòi ý tưởng mới hoặc thực hiện các nhiệm vụ bổ sung sẽ khiến bạn lưu tâm và nhận thức được thời điểm hiện tại. Nhờ đó, thái độ tiêu cực trong bạn sẽ được loại bỏ.
Có mục tiêu cá nhân
Mỗi người cần có mục tiêu để hướng tới. Tuy nhiên, mục tiêu không chỉ là “những niềm vui trong tương lai”, mà còn là những thành quả thực tế mà bạn cần có các giải pháp thực hiện để đạt được. Mục tiêu sẽ là bằng chứng cho thấy bạn là người có kế hoạch và đang thực hiện các hành động tích cực để hướng tới những điều đó.
Hr Insider mong rằng với những thông tin trên, các ứng cử viên có thể hiểu hơn về nhận định thái độ quan trọng hơn trình độ và kịp thời trang bị tâm lý thái độ phù hợp nhất trong công việc cũng như trong quá trình rèn luyện bản thân mình. Hơn thế nữa, sự đầu tư vào khía cạnh này không bao giờ là dư thừa cả, nó sẽ giúp chúng ta tiến xa hơn trong con đường đã chọn.
Xem thêm các bài viết thú vị cùng chủ đề sau:
- Ojt Là Gì? Khám phá đào tạo tại chỗ và ứng dụng trong công việc
- Deposit Là Gì? Tìm hiểu về tiền đặt cọc và các hình thức phổ biến
- Yoy Là Gì? Giải thích chỉ số tăng trưởng năm qua năm
- Trình Độ Văn Hoá? Khái niệm và tầm quan trọng trong xã hội
- Moderator Là Gì? Vai trò của người điều hành trong các buổi thảo luận
- Trình Độ Chuyên Môn Là Gì? Ý nghĩa và cách đánh giá trình độ chuyên môn
- Staff Là Gì? Hiểu về nhân viên và vai trò trong tổ chức
- Ot Là Gì? Làm việc ngoài giờ và các quy định cần biết
- Reference Là Gì? Tầm quan trọng của người tham khảo trong quá trình tuyển dụng
- Lương Kế Toán là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nhân viên kế toán
Nắm bắt thông tin tuyển dụng mới nhất và tham gia ứng tuyển tại VietnamWorks! Top các nhà tuyển dụng cùng việc làm tiềm năng đa dạng: Mắt Bão tuyển dụng, Funtap tuyển dụng, Megas tuyển dụng, MFast tuyển dụng, tuyển dụng MISA, Savvycom tuyển dụng, Viettel Solution tuyển dụng, và FPT Information System tuyển dụng.
THẢ GA HỌC E-LEARNING MIỄN PHÍ
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC VietnamWorks là kênh thông tin tuyển dụng và tìm kiếm việc làm hàng đầu tại Việt Nam, luôn mang đến các thông tin tuyển dụng uy tín, chất lượng và nhanh chóng. Với hơn 9.4 triệu lượt truy cập hàng tháng, VietnamWorks giúp kết nối ứng viên với các nhà tuyển dụng có nhu cầu tìm nhân sự tiềm năng. Người tìm việc có thể dễ dàng tiếp cận các thông tin tuyển dụng đáng tin cậy trên toàn quốc. Bên cạnh đó, VietnamWorks còn tích hợp các tính năng hiện đại, hỗ trợ người dùng tạo CV trực tuyến và ứng tuyển một cách dễ dàng, tiết kiệm thời gian. |
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.