adsads
Untitled design 302
Lượt Xem 6 K

Đòi hỏi cao về trình độ đang là xu hướng mà các doanh nghiệp thực hiện trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế hiện nay. Điều này thúc đẩy người đi làm không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức nhằm nâng cao trình độ của bản thân. Chính vì sự tập trung về trình độ quá mức, một số người không nhận ra “thái độ hơn trình độ”, bỏ quên đi phần cư xử của bản thân.

 

1. Thái độ hơn trình độ: thái độ và trình độ là gì?

Trình độ của một người thể hiện ở học vấn và mức kiến thức tích lũy của một người sau quá trình học tập và rèn luyện về mặt kiến thức. Trình độ có thể hiểu là năng lực giải quyết công việc dựa vào những kiến thức, kinh nghiệm và trải nghiệm tích lũy trong quá trình học tập.

Nếu như trình độ thể hiện về năng lực thì trình độ thể hiện cách sử dụng năng lực của một người để làm việc và giải quyết vấn đề. Ngoài ra cách ứng xử, giao tiếp,giờ giấc, mức độ siêng năng,… cũng là những thước đo về thái độ của một người đi làm.

 

2. Tại sao lại nói “ thái độ hơn trình độ”

Thái độ hơn trình độ là điều mà tất cả mọi người nên biết. Trình độ giúp bạn có đủ khả năng để ứng tuyển một vị trí và có cơ hội được trải nghiệm công việc ở vị trí đó. Tuy nhiên chính thái độ mới là cái quyết định bạn có qua được buổi phỏng vấn để đến với công việc hay không, đồng thời thái độ quy định mức thù lao bạn được nhận khi bạn đã được nhận làm.

Một công ty sẵn sàng nhận đào tạo một người siêng năng, ham học hỏi không biết gì. Sau khi được đào tạo, tính siêng năng sẵn có mang đến cho họ nhiều cơ hội thăng tiến và mang lại nhiều lợi ích cho công ty. Trái ngược lại, chẳng ai muốn nhận một người có năng lực, nhưng cả ngày anh ta chỉ biết nhìn đồng hồ chờ lúc tan ca.

Qua ví dụ trên, ta thấy trình độ có thể trau dồi sau nhưng thái độ nằm ở bản chất của mỗi người. Bản chất thì khó thay đổi hoặc thay đổi rất chậm chạp theo thời gian.

 

3. Những lý do khiến độ “trình” không độ “thái”

Xem thường người khác, xem thường cách người khác nhìn nhận về mình: Thái độ không tốt trong giao tiếp, ứng xử hình thành từ việc không tôn trọng những người xung quanh. Việc không tôn trọng này có thể bắt nguồn từ việc tự mãn về trình độ bản thân hoặc đố kỵ về trình độ của người khác.

Xem thường công việc,thiếu mục đích, phương hướng phấn đấu trong công việc: Không đam mê, yêu thích với công việc hiện tại cũng là một lý do dẫn đến việc có thái độ không tốt trong quá trình làm việc. Thiếu tập trung, làm cho có là những biểu hiện cho thấy một người không có đam mê với công việc hiện tại.

Xem thường thái độ và đạo đức bản thân, để bản chất lười biếng lấn át, lười thay đổi bản thân: Lý do khác chính là không quan trọng thái độ bản thân. Nhận ra mình có thái độ không tốt nhưng vẫn cố chấp, lười thay đổi, hình thành thói quen xấu và ăn sâu vào bản chất.

Quan tâm đến thái độ bản thân nhưng chưa khắc phục được: Đây là lý do cuối cùng và dễ dàng khắc phục. Phần lớn những người này đều nhận định “thái độ hơn trình độ”. Tuy nhiên, họ chưa nhận ra thái độ chưa tốt của bản thân hoặc chỉ là chưa tìm thấy cho mình một tấm gương để học tập và thay đổi.

 

4. Thái độ hơn trình độ: 5 nguyên tắc vàng cho người muốn thành đạt

Nguyên tắc 1: Có công mài sắt có ngày nên kim – thành công không đến với những người lười biếng

Nguyên tắc 2: Làm cho mình đáng đồng tiền trước khi nghĩ đến việc kiếm tiền. Bản thân càng đáng giá càng có nhiều tiền.

Nguyên tắc 3: Không có việc gì khó – quan trọng nằm ở ý chí và đam mê.

Nguyên tắc 4: Tại sao lại ngại thay đổi bản thân khi thế giới vẫn đang thay đổi.

Nguyên tắc 5: Cái tâm phải luôn đi đầu thì kết quả luôn đi theo sau.

Nguyên tắc 6: Luôn quan trọng thái độ hơn trình độ.

 

5. Thái độ hơn trình độ: Muôn kiểu loại người cần tránh “noi gương”

  • Người luôn mong chờ ngày nghỉ
  • Người chỉ muốn làm 8 tiếng mỗi ngày
  • Người không cần tiền tăng ca hay tiền thưởng
  • Người không cần lên chức
  • Người xem giá vàng cao hơn giá thời gian 1000 đồng
  • Người thiếu trách nhiệm
  • Người thiếu nhân phẩm
  • Người luôn trách móc công ty
  • Người thấy 1 cần trình độ nặng hơn 1 gam thái độ

Thái độ hơn trình độ là điều mà tất cả chúng ta nên nhìn nhận về sự đúng đắn của nó. Thành công đến gần hơn với những người quan trọng phần “đức” hơn phần tài.

Tuy nhiên thái độ hơn trình độ không có nghĩa là chỉ cần thái độ, không cần trình độ hoặc người lại. Cần phân biệt giữa việc quan trọng thái độ và chỉ cần thái độ. Tránh trường hợp hiểu sai ý nghĩa, cổ xúy bản thân không trau dồi, học tập và tích lũy trình độ chuyên môn. Thành công không đến khi bạn chỉ cố gắng mà lại không có tí năng lực nào đâu nhé!

 

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
Actuary là gì?

Actuary là gì? Khám phá nghề thẩm định đầy tiềm năng

Actuary được coi là xương sống trong ngành tài chính, là động lực để các tập đoàn, doanh nghiệp phát triển mà không mất quá...

Hustle là gì? Sống hết mình với công việc hay làm khổ mình?

Hustle là gì? Sống hết mình với công việc hay làm khổ mình?

Trong thế giới hiện đại, Hustle đang ngày trở nên phổ biến, nhất là đối với giới trẻ, dân văn phòng. Tuy nhiên, không phải...

Vốn cố định là gì?

Vốn cố định là gì? Giải đáp chi tiết cho người mới bắt đầu

Vốn cố định là một trong những loại tài sản quan trọng của doanh nghiệp. Nhà quản trị cần thường xuyên theo dõi và quản...

Khám phá chi tiết về hội chứng cô độc hướng ngoại

Cô độc hướng ngoại và cách để dân văn phòng vượt qua?

Đã bao giờ bạn cảm thấy mình rất hướng ngoại, dễ hòa nhập với đám đông nhưng đôi khi lại muốn tách biệt ra khỏi...

Khám phá công việc của một kế toán công trình

Kế toán công trình: Cơ hội nghề nghiệp và kỹ năng cần có

Hầu như tất cả các công ty, doanh nghiệp hiện nay đều có bộ phận kế toán và công ty xây dựng cũng không ngoại...

Bài Viết Liên Quan
Actuary là gì?

Actuary là gì? Khám phá nghề thẩm định đầy tiềm năng

Actuary được coi là xương sống trong ngành tài chính, là động lực để các...

Hustle là gì? Sống hết mình với công việc hay làm khổ mình?

Hustle là gì? Sống hết mình với công việc hay làm khổ mình?

Trong thế giới hiện đại, Hustle đang ngày trở nên phổ biến, nhất là đối...

Vốn cố định là gì?

Vốn cố định là gì? Giải đáp chi tiết cho người mới bắt đầu

Vốn cố định là một trong những loại tài sản quan trọng của doanh nghiệp....

Khám phá chi tiết về hội chứng cô độc hướng ngoại

Cô độc hướng ngoại và cách để dân văn phòng vượt qua?

Đã bao giờ bạn cảm thấy mình rất hướng ngoại, dễ hòa nhập với đám...

Khám phá công việc của một kế toán công trình

Kế toán công trình: Cơ hội nghề nghiệp và kỹ năng cần có

Hầu như tất cả các công ty, doanh nghiệp hiện nay đều có bộ phận...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers