• .
adsads
shutterstock 1773579569
Lượt Xem 11 K

Không nhiều người trong chúng ta tìm được một công việc phù hợp với năng lực, chuyên môn và khiến bản thân yêu thích. Đến một lúc nào đó, chúng ta sẽ tự hỏi rằng liệu công việc này thực sự dành cho mình. Khi đang băn khoăn về điều này, bạn hãy dành thời gian bình tâm và suy nghĩ những câu hỏi sau.

Bạn hào hứng và mệt mỏi khi nghĩ đến việc đi làm vào mỗi sáng?

Bạn biết không, tinh thần vào buổi sáng sẽ ảnh hưởng đến thái độ và kết quả làm việc trong ngày. Nếu bạn luôn hào hứng, cảm thấy đầy năng lượng khi đi làm, có nghĩa bạn đang hài lòng với công việc hiện tại và sẵn sàng cống hiến, gắn bó với nó. Ngược lại, khi bạn bực dọc, mệt mỏi nghĩ đến các nhiệm vụ đang vẫy gọi, có nghĩa bạn đang gặp vấn đề rất lớn.

Công việc có ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của bạn?   

Việc cân bằng cuộc sống và công việc luôn luôn quan trọng. Khi công việc chiếm hết thời gian, bạn không thể nghĩ đến hay thực hiện đam mê, sở thích, thì bạn sẽ dễ bị áp lực, căng thẳng và làm đảo lộn cuộc sống vốn có.

Hơn nữa, thu nhập từ công việc chính cũng là yếu tố tiên quyết khiến bạn có gắn bó lâu dài với nó hay không. Nếu bạn đóng góp quá nhiều nhưng nhận lại không tương xứng, mặc dù đã trao đổi nhiều lần với sếp, bạn nên suy nghĩ hướng đi mới. Nếu thu nhập phù hợp với công sức bỏ ra, bạn đáp ứng được nhu cầu cuộc sống và vui vẻ tận hưởng, có nghĩa công việc này vẫn còn tạo ra động lực để bạn bước tiếp.

Thái độ của bạn khi kể về công việc và công ty bạn đang làm?

Bạn luôn cảm thấy tự tin, hứng khởi khi kể với mọi người công việc và nơi làm việc của mình, chứng tỏ bạn rất yêu thích nó. Bạn sẵn sàng nói về những điều tích cực mà công ty đã tạo ra, những điều bản thân bạn học hỏi được và phát triển được từ khi làm việc, điều này càng làm bạn tự hào và có tinh thần phấn đấu hơn nữa. Một môi trường tốt sẽ mang lại những điều tốt đẹp như thế và bạn nên trân trọng nó.

Bởi không ít môi trường luôn tạo ra sự áp lực, khiến nhân viên ngột ngạt, không có nơi phát triển. Từ đó, nhân viên cũng sẽ có thái độ tức giận, không muốn nhắc đến thậm chí bêu xấu công ty của mình. Nếu rơi vào trường hợp này, bạn rất cần xem lại và đưa ra quyết định đi hay ở.

Bạn đã nhiều lần nghĩ đến chuyện nghỉ việc?

Khi một nhân viên luôn có ý định nghỉ việc, hẳn phải có lý do. Đó có thể do công việc không phù hợp, sếp chèn ép, lương và phúc lợi không như mong đợi… Và dù là gì đi nữa, bạn cũng nên cân nhắc tìm “bến đậu” mới. Bởi nếu chấp nhận ở lại, nhưng không chuyên tâm làm việc, bạn sẽ là người đầu tiên hứng chịu hậu quả và còn có thể khiến tập thể đi xuống.

Nhưng nếu bạn chưa từng hay ít nhất một lần nghĩ đến nghỉ việc, có nghĩ bạn đang ổn định với công việc này. Đồng thời, bạn cũng cảm thấy hài lòng với mức lương tương xứng với năng lực hoặc có cơ hội đạt mục tiêu nghề nghiệp.

Mối quan hệ của bạn và mọi người ở công ty ra sao?

Nghe có vẻ không liên quan cho lắm, nhưng thực chất mối quan hệ của bạn và mọi người sẽ khiến bạn gắn bó và dần yêu thích công việc hơn. Chúng ta có xu hướng tiếp tục làm việc vì có sếp tâm lý, đồng nghiệp thân thiện, nhiệt tình. Mỗi ngày đi làm đều là ngày vui vẻ khi gặp được họ.

Nhưng nếu bạn luôn gặp rắc rối với họ, đùn đẩy trách nhiệm, nói xấu nhau, không công bằng khi đánh giá năng lực… thì dù công việc có hợp chuyên môn đến mấy, thu nhập ổn định đến mấy, cũng sẽ nhanh chóng chán nản và từ bỏ.

Bạn thấy đấy, chỉ cần trả lời những câu hỏi trên đây, bạn cũng đã đánh giá được phần nào bản thân có phù hợp hay không. Nhưng để đưa ra được quyết định chính xác, bạn cần cẩn thận và suy nghĩ kỹ trước khi trả lời nhé!

>> Xem thêm: Người trẻ không có tự tin như chiến binh ra trận không đem binh khí

— HR Insider —
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

 

adsads
Bài Viết Liên Quan

Tết này ấm no, sung túc, công việc thuận lợi, không thể không nhắc đến những con giáp này

Giáp Thìn đi qua chào đón Ất Tỵ 2025 - năm “bé na” đáng yêu đang đến gần, mang theo những cơn gió mới của...

Tuyển dụng mùa cuối năm và những tín hiệu quan trọng cho ứng viên muốn chuyển việc

Thị trường tuyển dụng cuối năm luôn mang đến những cơ hội đặc biệt cho các ứng viên đang có ý định chuyển việc. dù...

Vinasoy - Biểu tượng chuyên gia dinh dưỡng thực vật của Việt Nam vươn tầm thế giới

Được thành lập vào năm 1997, từ một doanh nghiệp địa phương, Vinasoy đã vượt qua muôn vàn khó khăn để phát triển thành một...

Offboarding là gì? Hướng dẫn quy trình nhân viên nghỉ việc

Offboarding là gì? Hướng dẫn chi tiết quy trình nhân viên nghỉ việc

Offboarding là gì? Đó chính là quy trình chấm dứt hợp đồng lao động giữa nhân viên và công ty một cách chuyên nghiệp. Vậy...

Cách viết lời cảm ơn báo cáo thực tập chân thành và ấn tượng

Mẫu lời cảm ơn trong báo cáo thực tập: Chân thành, chuyên nghiệp và ấn tượng

Báo cáo thực tập là kết quả của quá trình học hỏi và làm việc nghiêm túc. Lời cảm ơn không chỉ là một hình...

Bài Viết Liên Quan

Tết này ấm no, sung túc, công việc thuận lợi, không thể không nhắc đến những con giáp này

Giáp Thìn đi qua chào đón Ất Tỵ 2025 - năm “bé na” đáng yêu...

Tuyển dụng mùa cuối năm và những tín hiệu quan trọng cho ứng viên muốn chuyển việc

Thị trường tuyển dụng cuối năm luôn mang đến những cơ hội đặc biệt cho...

Vinasoy - Biểu tượng chuyên gia dinh dưỡng thực vật của Việt Nam vươn tầm thế giới

Được thành lập vào năm 1997, từ một doanh nghiệp địa phương, Vinasoy đã vượt...

Offboarding là gì? Hướng dẫn quy trình nhân viên nghỉ việc

Offboarding là gì? Hướng dẫn chi tiết quy trình nhân viên nghỉ việc

Offboarding là gì? Đó chính là quy trình chấm dứt hợp đồng lao động giữa...

Cách viết lời cảm ơn báo cáo thực tập chân thành và ấn tượng

Mẫu lời cảm ơn trong báo cáo thực tập: Chân thành, chuyên nghiệp và ấn tượng

Báo cáo thực tập là kết quả của quá trình học hỏi và làm việc...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers