adsads
Training là gì
Lượt Xem 844

Bạn đang tìm hiểu về khái niệm training là gì và các loại hình training phổ biến? Bài viết này HR Insider sẽ giới thiệu về khái niệm, các loại hình training thường gặp và vai trò quan trọng của training đối với nhân viên và sự phát triển của doanh nghiệp. Cùng theo dõi ngay nhé.

Training là gì?

Training hay còn gọi là đào tạo, là quá trình cung cấp kiến thức, kỹ năng và năng lực cần thiết cho một cá nhân hoặc một nhóm người để nâng cao hiệu suất làm việc và đáp ứng yêu cầu công việc. Đào tạo có thể diễn ra thông qua nhiều phương thức như học tập trực tiếp, học qua mạng, tập trung, hoặc tự học. Mục tiêu của đào tạo là giúp người học phát triển và trở nên chuyên nghiệp hơn trong lĩnh vực của họ. Kiến thức được training sẽ gồm cả kiến thức cơ bản lẫn nâng cao. Ngoài ra, thời gian training ngắn hay dài tùy thuộc vào mức độ tiếp thu kiến thức của nhân viên và độ khó của công việc.

Training không chỉ dừng lại ở mục đích đào tạo nhân viên mà còn dùng để đánh giá trình độ và chất lượng làm việc của họ để đưa ra quyết định có tuyển dụng chính thức hay không. Thông thường, những người mới được tuyển vào công ty sẽ trải qua quá trình training vì họ chưa nắm rõ được toàn bộ công việc ở vị trí mà họ đảm nhận. Vì vậy, họ sẽ được training từ một người có kinh nghiệm dày dặn hoặc bộ phận L&D của công ty.

Bên cạnh đó, khi công ty có sự thay đổi chiến lược kinh doanh, thay đổi máy móc và thiết bị thì bộ phận kỹ thuật cần tổ chức training cho nhân sự để nâng cao trình độ chuyên môn, phù hợp với đổi mới của công ty. Quá trình training có thể tiến hành trước ở bộ phận quản lý sau đó truyền đạt xuống cho đội ngũ nhân viên.

thực hiện training nghĩa là gì

Training là gì?

Xem thêm:

Vai trò quan trọng của việc đào tạo đối với nhân viên và doanh nghiệp

Training không chỉ đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp mà nó còn có ý nghĩa rất lớn đối với mọi nhân viên.

Đối với doanh nghiệp

Doanh nghiệp cần sở hữu nguồn nhân lực tốt để đưa ra những quyết định chính xác. Để tuyển dụng những nhân viên giỏi, việc đầu tiên là đào tạo họ. Quá trình đào tạo giúp doanh nghiệp đánh giá khả năng của ứng viên và xác định liệu họ có phù hợp với công việc và có đủ kiến thức cần thiết để phát triển công ty trong tương lai hay không.

Đào tạo là một quy trình hoặc quá trình giá trị giúp cải thiện năng suất và hiệu quả công việc của nhân viên. Chương trình đào tạo của các tổ chức được thiết kế để trang bị nhân viên những kỹ năng cần thiết để thành công trong công việc và tiến bộ trong sự nghiệp, đồng thời giúp tối ưu hóa quy trình làm việc và giảm thiểu sai sót.

Đối với nhân viên

Với nhân viên, đào tạo giúp họ làm quen với công việc mới và môi trường làm việc. Nó cung cấp những kỹ năng và kiến thức cần thiết để thực hiện tốt nhiệm vụ và ngày càng trở nên thành thạo trong quy trình làm việc. Đồng thời, đào tạo giúp nhân viên mới hòa nhập với văn hóa công ty một cách dễ dàng và nhanh chóng.

Đối với nhân viên cũ, quá trình đào tạo giúp nâng cao chất lượng công việc, giúp họ định rõ chất lượng thực hiện công việc của mình và đặt ra các mục tiêu cá nhân rõ ràng.

vai trò của training

Training có vai trò giúp nhân viên mới dễ hòa nhập với môi trường và văn hóa công ty

Trong những năm gần đây, đào tạo đã trở thành một xu hướng phổ biến giúp nâng cao chất lượng và hiệu suất của nhân viên trong nhiều tổ chức.

Khác với trước đây, việc cung cấp khóa đào tạo đã trở thành một phương tiện quan trọng giúp nhân viên phù hợp hơn với môi trường và văn hóa làm việc của họ. Nhờ đào tạo, nhân viên được trang bị các kỹ năng và kiến thức cần thiết để thực hiện công việc một cách hiệu quả, từ đó đảm bảo sự thành công trong nhiệm vụ và giúp họ tăng cường sự nghiệp.

Có những loại hình thức training nào được áp dụng hiện nay?

Internal session – Training định kỳ

Training định kỳ là hình thức phổ biến thường được thực hiện trong các đội nhóm, doanh nghiệp thông qua các buổi gặp mặt. Các buổi họp này sẽ diễn ra định kỳ theo tuần hoặc theo tháng tùy theo quy định của từng đơn vị khác nhau.

Buổi training định kỳ sẽ là thời gian để tập thể cùng nhìn lại kết quả của thời gian qua. Từ đó đánh giá được mặt tốt và mặt chưa tốt để có hướng phát huy hay khắc phục cụ thể. Đây là buổi họp cực cần thiết để giúp toàn thể nhân viên nâng cao năng lực, trau dồi thêm những kỹ năng mới. Các khúc mắc còn tồn đọng giữa các bộ phận liên quan cũng sẽ được giải quyết triệt để nhằm tăng hiệu suất làm việc cao hơn.

On-the-job training – Đào tạo qua công việc thực tế

Đây là hình thức đào tạo theo kiểu “bắt tay chỉ việc”, tức là nhân viên sẽ được thực chiến ngay trên dự án thực tế. Phương pháp này khá hay, tuy nhiên sẽ chỉ phù hợp với những công việc mang tính thực hành cao. Người được đào tạo vẫn phải đảm bảo tiến độ công việc chung, vừa cần dành ra thời gian để học hỏi và trau dồi.

Training trực tiếp

Hình thức này sẽ được diễn ra với người hướng dẫn là quản lý hoặc người “lão làng gạo cội” trong nghề. Họ sẽ truyền đạt lại kiến thức, kỹ năng trực tiếp cho cấp dưới nhằm thực hiện tốt công việc được giao.

Đào tạo online (Online training)

Đào tạo online sẽ được diễn ra qua các phương tiện truyền thông như email, zalo, video,… Hình thức này có ưu điểm đó là vô cùng linh động cho người được đào tạo. Online training có thể diễn ra tại nhà, tại công ty hay thậm chí là tại quán cafe. Đây là hình thức tiết kiệm khá nhiều công sức, thời gian và chi phí cho các doanh nghiệp và cả nhân viên.

việc training nghĩa là gì

Training nghĩa là gì? Các hình thức training phổ biến nhất hiện nay.

Loại hình Training phổ biến trong công việc

Sau khi hiểu rõ khái niệm Training là gì, dưới đây là 4 loại hình Training phổ biến thường được các doanh nghiệp áp dụng mà HR Insider muốn giới thiệu cho bạn:

Pre-employment Training (Đào tạo trước khi làm việc)

Đào tạo trước khi làm việc là hình thức training được áp dụng đối với nhân viên mới. Hình thức đào tạo này giúp các nhân viên mới có thể tiếp cận làm quen với công việc một cách nhanh chóng và có khả năng mang lại hiệu quả cao trong thời gian ngắn. Quá trình này giúp giảm thời gian và chi phí đào tạo nhân viên sau khi đã tuyển dụng.

Orientation (Định hướng)

Đào tạo định hướng, còn gọi là định hướng, là giai đoạn chính thức giới thiệu nhân viên mới vào tổ chức và giới thiệu họ về vai trò trong đội nhóm. Đây là giai đoạn quan trọng nhất, tạo cơ hội để nhân viên mới hòa nhập vào môi trường công ty và định hình ấn tượng đầu tiên về tổ chức. Đảm bảo đào tạo định hướng súc tích và hấp dẫn, giúp nhân viên cảm thấy có giá trị và động lực hơn trong công việc.

loại hình training phổ biến

Có 4 loại hình training phổ biến thường được áp dụng trong công việc

In-service Training (Đào tạo tại chức)

Đào tạo tại chức xảy ra trong quá trình làm việc và đặc biệt quan trọng khi có các thay đổi về quy trình hoặc sản phẩm. Mục tiêu là cải thiện trình độ và kỹ năng của nhân viên. Điều này bao gồm các hoạt động phát triển nhằm duy trì hoặc nâng cao trình độ chuyên môn và cải thiện kỹ năng cho công việc hiện tại.

Career Development Training (Đào tạo phát triển sự nghiệp)

Đào tạo phát triển sự nghiệp tương tự như đào tạo tại chức, tuy nhiên, nó liên quan đến việc nhân viên có thể thăng chức hoặc mở rộng kiến thức và hiểu biết về công việc. Đào tạo này hướng đến những nhân viên có động lực cải thiện bản thân và phấn đấu vươn lên vị trí cao hơn trong công ty. Tạo động lực cho nhân viên cảm thấy đồng hành và được đánh giá cao trong công ty.

loại hình training

Những loại hình training sẽ đáp ứng các mục đích khác nhau

Chi tiết các bước training cho nhân sự

Hiện nay, đa số các doanh nghiệp sẽ thực hiện training cho nhân sự với các bước bài bản như sau:

Bước 1: Xác định xem nhu cầu đào tạo là gì?

Nếu không rõ ràng mục đích ngay từ đầu là xây dựng chương trình đào tạo cho ai và để làm gì. Thì cho dù doanh nghiệp có quy mô lớn thế nào cũng khó có thể xây dựng được quá trình đào tạo nội bộ thành công.

Vì vậy, điều cần thiết trước khi lên kế hoạch đào tạo đó chính là xác định nhu cầu đào tạo. Bộ phận đào tạo của doanh nghiệp có thể liên hệ với phòng ban liên quan để xem nhu cầu và định hướng chung mà doanh nghiệp đang hướng tới.

Bước 2: Tiến hành xây dựng quy trình training

Ở bước này, bộ phận đào tạo sẽ xây dựng kế hoạch đào tạo nhân sự cũng như định hướng phát triển nhân lực cho doanh nghiệp. Kế hoạch này sẽ bao gồm những mục chính như sau:

  • Tên của chương trình đào tạo này.
  • Mục tiêu doanh nghiệp hướng đến sau khi kết thúc buổi đào tạo.
  • Đối tượng nhân viên nào sẽ tham gia đợt training này.
  • Nhân sự, phòng ban nào sẽ phụ trách chương trình này.
  • Lựa chọn nội dung và hình thức đào tạo nhân sự.
  • Thời gian cụ thể là vào lúc nào, chi phí ra sao, địa điểm tại đâu.
  • Đính kèm những điều kiện ràng buộc nào.

Lúc này, nhiệm vụ của bộ phận L&D là xây dựng một bản kế hoạch training bài bản và chi tiết để quá trình đào tạo được triển khai một cách dễ dàng và hiệu quả nhất. Ngoài ra, cũng cần xem xét bộ phận nào cần được ưu tiên đào tạo trước. Tổ chức training liên tục sẽ giúp doanh nghiệp sở hữu được đội ngũ nhân viên chất lượng, đảm bảo nghiệp vụ để thực hiện công việc.

Bước 3: Triển khai chương trình đào tạo và đánh giá kết quả

Khi bản kế hoạch đào tạo nhân sự đã hoàn thành, doanh nghiệp cần có sự thông báo tới toàn bộ các phòng ban liên quan về sự xuất hiện và ý nghĩa của buổi training này. Việc này sẽ giúp nhân viên hiểu chính xác ý nghĩa của buổi đào tạo này là gì. Và từ đó sẽ tích cực tham gia training hơn là hoàn toàn không biết ý nghĩa để áp dụng vào thực tiễn.

Quá trình training thành công là kết quả phối hợp ăn ý giữa nhiều bộ phận và kế hoạch đào tạo phù hợp với môi trường và mục tiêu mà doanh nghiệp đang hướng đến. Bên cạnh đó, đào tạo còn phải gắn liền với thực tiễn. Một đội ngũ nhân sự giỏi, tâm huyết là tiền đề để xây dựng lên một doanh nghiệp thành công.

Các bước training nhân sự

Các bước cần thiết để training cho nhân sự

Một số thắc mắc thường gặp về vấn đề training là gì

Training online liệu có đem lại hiệu quả cao hay không?

Training online nếu muốn hiệu quả cần phải đáp ứng đủ các yếu tố như:

  • Hình thức phù hợp.
  • Công cụ và phương pháp đào tạo hiệu quả.
  • Giảng viên nhiệt huyết, tận tâm, chuyên môn cao.
  • Đảm bảo được sự tương tác của nhân viên.

Nếu thực hiện tốt những điều này hiệu quả đạt được sẽ không chỉ tốt mà thậm chí còn vượt xa hơn training kiểu truyền thống.

Đánh giá hiệu quả của buổi training bằng cách nào?

Để biết được chiến lược đào tạo vừa diễn ra có thành công tốt đẹp hay không, doanh nghiệp cần đo lường và phân tích được 1 số yếu tố cụ thể như:

  • Mục tiêu của buổi đào tạo.
  • Phản hồi của đa số nhân sự.
  • Hiệu quả thực tế mà công ty nhận được.
  • Khả năng ứng dụng thực tiễn của kiến thức trong buổi training.

Training và coaching khác nhau ở điều gì?

Về cơ bản đây đều là những định nghĩa về việc đào tạo nhân sự doanh nghiệp. Tuy nhiên chúng lại khác nhau ở những điểm như sau:

Phân biệt Training Coaching
Thời gian thực hiện Thời gian ngắn Dài hạn
Mục đích Nâng cao kỹ năng cho nhân sự Phát triển tiềm năng
Phương pháp tiến hành Truyền đạt, chia sẻ kiến thức Hướng dẫn chi tiết, tạo động lực cho nhân sự
Đối tượng đào tạo Toàn bộ nhân sự trong doanh nghiệp Những cá nhân có năng lực tốt

Như vậy, HR Insider hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa và lợi ích của khái niệm Training là gì? Cũng như sẽ xây dựng một đội ngũ nhân viên chất lượng và năng động, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức và thúc đẩy sự phát triển bền vững.

Nắm bắt thông tin tuyển dụng mới nhất và tham gia ứng tuyển tại VietnamWorks! Top các nhà tuyển dụng cùng việc làm tiềm năng đa dạng: tuyển dụng The Coffee House, Trung Nguyên Legend tuyển dụng, Công ty Bánh Kẹo Hải Hà tuyển dụng, Gờ Cafe tuyển dụng, Trà Sữa tuyển dụng, Gong Cha tuyển dụng, Uniben tuyển dụng, và URC tuyển dụng.

adsads
Bài Viết Liên Quan
PCS đơn vị la gì

Giải mã PCS là gì? Ý nghĩa của PCS trong các lĩnh vực ứng dụng

PCS là một thuật ngữ đa nghĩa với nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau. Từ việc kiểm soát quy trình sản xuất, dịch vụ truyền thông cá nhân. PCS mang nhiều ý nghĩa và vai trò quan trọng. Bài viết này sẽ giúp bạn giải mã PCS là gì, khám phá các ứng dụng cụ thể của nó trong từng lĩnh vực.

Brochure la gì

Leaflet là gì? Đặc điểm, ưu điểm và lợi ích mang lại cho doanh nghiệp

Leaflet là một công cụ tiếp thị truyền thống nhưng vẫn rất hiệu quả, đang được các doanh nghiệp ưa chuộng. Với khả năng truyền tải thông tin trực quan, dễ hiểu và chi phí thấp, Leaflet không chỉ giúp tăng cường nhận diện thương hiệu mà còn thúc đẩy doanh số bán hàng một cách hiệu quả. Cùng khám phá Leaflet là gì, đặc điểm và lợi ích của Leaflet trong bài viết này.

Concept là gì? Quá trình tạo nên một Concept chuyên nghiệp

Concept là gì? Ý nghĩa và quy trình xây dựng Concept chuyên nghiệp

Chắc hẳn đã không ít lần bạn thắc mắc sao một sản phẩm lại trở nên nổi tiếng hay một bộ phim lại gây sốt? Đó chính là nhờ vào một Concept độc đáo và sáng tạo. Vậy concept là gì và nó có ý nghĩa như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này.

Lowkey là gì

Lowkey là gì? Cách để tỏa sáng mà không phô trương khi đi làm

Lowkey là gì? Phong cách sống lowkey trong công việc không có nghĩa là bạn phải ẩn mình hoàn toàn hay từ bỏ sự công nhận. Thay vào đó, đây là cách để bạn duy trì sự khiêm tốn trong khi vẫn đạt được hiệu quả công việc cao và xây dựng mối quan hệ tích cực với đồng nghiệp.

GMV là gì? Tất tần tật thông tin về chỉ số GMV

GMV là gì? Tất tần tật thông tin về chỉ số GMV

GMV là gì? Đây là chỉ số được sử dụng rất phổ biến, giúp doanh nghiệp đo lường tổng giá trị của hàng hoá trên sàn thương mại điện tử. Thông qua chỉ số này, bạn có thể đưa ra quyết định, cân nhắc về việc thay đổi chiến lược kinh doanh của mình.

Bài Viết Liên Quan
PCS đơn vị la gì

Giải mã PCS là gì? Ý nghĩa của PCS trong các lĩnh vực ứng dụng

PCS là một thuật ngữ đa nghĩa với nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau. Từ việc kiểm soát quy trình sản xuất, dịch vụ truyền thông cá nhân. PCS mang nhiều ý nghĩa và vai trò quan trọng. Bài viết này sẽ giúp bạn giải mã PCS là gì, khám phá các ứng dụng cụ thể của nó trong từng lĩnh vực.

Brochure la gì

Leaflet là gì? Đặc điểm, ưu điểm và lợi ích mang lại cho doanh nghiệp

Leaflet là một công cụ tiếp thị truyền thống nhưng vẫn rất hiệu quả, đang được các doanh nghiệp ưa chuộng. Với khả năng truyền tải thông tin trực quan, dễ hiểu và chi phí thấp, Leaflet không chỉ giúp tăng cường nhận diện thương hiệu mà còn thúc đẩy doanh số bán hàng một cách hiệu quả. Cùng khám phá Leaflet là gì, đặc điểm và lợi ích của Leaflet trong bài viết này.

Concept là gì? Quá trình tạo nên một Concept chuyên nghiệp

Concept là gì? Ý nghĩa và quy trình xây dựng Concept chuyên nghiệp

Chắc hẳn đã không ít lần bạn thắc mắc sao một sản phẩm lại trở nên nổi tiếng hay một bộ phim lại gây sốt? Đó chính là nhờ vào một Concept độc đáo và sáng tạo. Vậy concept là gì và nó có ý nghĩa như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này.

Lowkey là gì

Lowkey là gì? Cách để tỏa sáng mà không phô trương khi đi làm

Lowkey là gì? Phong cách sống lowkey trong công việc không có nghĩa là bạn phải ẩn mình hoàn toàn hay từ bỏ sự công nhận. Thay vào đó, đây là cách để bạn duy trì sự khiêm tốn trong khi vẫn đạt được hiệu quả công việc cao và xây dựng mối quan hệ tích cực với đồng nghiệp.

GMV là gì? Tất tần tật thông tin về chỉ số GMV

GMV là gì? Tất tần tật thông tin về chỉ số GMV

GMV là gì? Đây là chỉ số được sử dụng rất phổ biến, giúp doanh nghiệp đo lường tổng giá trị của hàng hoá trên sàn thương mại điện tử. Thông qua chỉ số này, bạn có thể đưa ra quyết định, cân nhắc về việc thay đổi chiến lược kinh doanh của mình.

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers