adsads
tâm trạng buổi sáng 2 1
Lượt Xem 7 K

Là một nhà quản trị hay nhân sự, liệu bạn đã từng tự hỏi những gì đang diễn ra với nhân viên của bạn mỗi ngày ngay trước khi họ vào đến công ty?

Thỉnh thoảng, họ thức dậy trong khi đầu thì lọt hẳn xuống giường, chân nhét hẳn vào cái ra gối, chẳng còn chút sức để rời khỏi giường, và đôi khi bạn cũng vậy. Đôi khi, họ thức giấc với tâm trạng hào hứng, nhào ra đường ăn sáng, đi làm nhưng rồi lại va ngay phải đám kẹt xe trên đường hay quẹt phải chú xe ba gác đầu đường rồi đôi lời qua tiếng lại, thế là hỏng cả tâm trạng, và lắm lúc bạn cũng thế!

Là một nhà quản trị hay nhân sự, bạn đã từng nghĩ những chuyện vốn con con như thế nhưng lại ảnh hưởng không hề nhỏ đến tâm trạng và năng suất làm việc của nhân viên trong suốt ngày hôm đó, thậm chí cả hôm sau.

Trong mt nghiên cu ca Nancy P. Rothbard, giáo sư ti trường Đi hc Pennsylvania cùng cng s Steffaie Wilk, giáo sư ging dy ti trường Đi hc Ohio State, h nhn ra rng tâm trng ca mt người đi làm vào bui sáng có th đ li nh hưởng lâu hơn chúng ta nghĩ, cũng s là yếu t quan trng tác đng đến năng sut làm vic trong mt ngày.

 

Trong nghiên cứu trên, Nancy và Steffaie đã thực hiện một cuộc khảo sát với các nhân viên chăm sóc khách hàng qua điện thoại tại một công ty bảo hiểm trong vòng nhiều tuần liên tiếp. Họ theo dõi tâm trạng của những người này vào đầu mỗi ngày làm việc, từ đó quan sát cách họ làm việc với khách hàng trong suốt hôm đó và trạng thái của họ sau khi hết giờ làm việc.

Ngoài ra, Nancy cũng sử dụng công cụ đo lường hiệu quả làm việc của công ty này để tìm ra mối liên hệ giữa tâm trạng của nhân viên và năng suất làm việc của họ.

tâm trạng buổi sáng

Nghiên cứu cho thấy nhóm nhân viên này có những tâm trạng khác nhau và thay đổi liên tục mỗi ngày. Những ai bắt đầu một ngày với tâm trạng vui vẻ và hào hứng thường có chiều hướng duy trì được tâm trạng này suốt cả ngày làm việc, hơn thế nữa, việc tương tác với khách hàng sẽ là điều giúp cho họ cảm thấy phấn khởi hơn. Ngược lại, đa số những nhân viên có tâm trạng bực dọc, khó chịu vào đầu ngày, thì đến cuối ngày, tâm trạng sẽ trở nên tệ hơn gấp nhiều lần, mặc dù họ có tiếp xúc với những vị khách hàng tử tế và dễ chịu đi chăng nữa.

C th, nhng người mang tâm trng tt khi đi thoi vi khách hàng s không dùng nhiu nhng cm t lp lng, hay nói chuyn vp váp, thay vào đó là nhng cm t rõ ràng hơn. Trái li, nhng nhân viên đang không cm thy vui v thường s có xu hướng tìm kiếm “cơ hi ngh gii lao” nhiu hơn đ chng chi với cơn stress và bc dc ca bn thân trong sut ngày hôm đó.

Một trong những điểm thú vị và đáng ngạc nhiên là một số nhân viên tuy có tâm trạng cực kì tồi tệ vào đầu ngày khi khi tiếp xúc với khách hàng cũng đang mang tâm trạng tương tự thì bỗng trở nên thoải mái và nhẹ nhàng hơn trông thấy! Có lẽ khi nhìn từ góc độ của người khách hàng đang “khổ sở” kia thì người nhân viên này bắt đầu nhận ra rằng “À, thì ra cuc sng ca mình không đến mc quá ti tệ!

 

Vậy làm thế nào để bạn có thể “tiếp” năng lượng và gia tăng năng suất làm việc của nhân viên?

Mặc dù điều này không hề dễ dàng, thế nhưng người quản lý hoàn toàn có thể giúp nhân viên của mình “F5” lại tinh thần sau chuỗi tâm trạng tồi tệ đầu ngày. Chẳng hạn như gửi đến họ một email ngắn mang tính chất động viên tinh thần, hoặc cũng có thể tập trung nhân viên của mình lại trước giờ làm, khơi gợi những cuộc nói chuyện thoải mái, vui vẻ và hài hước giúp truyền tải năng lượng tích cực đến họ.

Tâm trạng buổi sáng quyết định năng suất làm việc của nhân viên

Ngoài ra, khen ngợi và công nhận đóng góp của nhân viên cũng là một cách rất hữu hiệu để nhân viên trở nên vui vẻ hơn trong giờ làm. Hãy cho nhân viên của bạn có khoảng thời gian riêng tư khi bắt đầu ngày làm việc, vì đôi lúc họ cần không gian và thời gian đủ để lấy lại tinh thần. Là một nhà quản lí hay nhân sự, bạn cũng nên cân nhắc khi gửi đến nhân viên của mình một email dài “vô tận” vào đêm khuya hay cuối tuần, điều này sẽ gây căng thẳng cho họ khi bắt đầu công việc vào sáng sớm hôm sau. Nếu nhân viên đi trễ một vài phút, bạn cũng không nên la mắng ngay khi nhìn thấy họ, hãy dành một ít thời gian vào giờ trưa để hỏi lý do cũng không quá muộn mà, phải không?

Từ khía cạnh của nhân viên, chắc chắn họ cũng sẽ cố gắng rũ bỏ hết năng lượng tiêu cực trước khi đến công ty bằng cách này hay cách khác. Hãy kể họ nghe câu chuyện của chính bạn chẳng hạn. Ví dụ, bạn có thể cho họ những gợi ý như chọn đi một con đường khác, dừng lại làm một ly cà phê hoặc nghe một bài hát sôi động mà họ thích trên đường đi làm.

 

Cuối cùng, HR Insider chúc bạn và nhân viên của mình luôn có được tâm trang và cách cân bằng nó thật tốt trước mỗi ngày làm việc, từ đó thúc đẩy được năng suất làm việc của công ty.

— HR Insider / Theo Harvard Business Review —

VietnamWorks.com – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong...

Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers