Lưu Bị dùng đạo đức để thu phục nhân tài. Ông đi đến đâu cũng được quý mến và được sự ưu ái từ nhà dân. Tào tháo thần thái quyết đoán, dù có rơi vào tình cảnh khốn khó cũng tìm ra lối thoát. Nói cách khác, dân gian thường truyền câu nói bất hủ của 2 vị “Học Lưu Bị cách làm người, học Tào Tháo cách làm việc”.
Để trở nên người tốt hãy học Lưu Bị
Người nhân hậu, dùng đức đối đãi người ngoại
Xuất thân là một thợ hàn Lưu bị từ một người trắng tay đến khi thành người xứng bán tứ phương, là nhân vật nhận được sự ưu từ dân. Kể từ khi kết bái huynh đệ với Quan Vũ và Trương Phi, ông luôn gắn chặt với họ như hình với bóng. Trong khoản chục năm về sau họ vẫn luôn đồng hành kề vai sát cánh cùng nhau, và luôn ủng hộ lý tưởng phụ hưng Hán thất của Lưu Bị. Mỗi bước đi của Lưu Bị đều được ông trời chuẩn bị.
Khi thành Kinh Châu bị quân tào tấn công, Lưu bị phải rút quân, đồng thời bách tính nơi đây cũng đồng lòng nghe theo ông để bảo toàn thành trì. Ông nói
Kẻ làm đại sự phải lấy dân làm gốc, ngày nay muôn dân bách tính đang xem trọng ta, làm sao ta nỡ lòng rời bỏ họ, thấy chết mà không cứu
Chính câu nói của ông đã được lòng dân và trở thành điểm tựa chững chắc cho bách tính. Nhưng hậu quả của việc Lưu Bị rút lui quá lớn. Khi Lưu Bị cùng dân đi đến thành Đương Dương, truy binh của Tào Tháo đã đuổi kịp đến nơi khiến gia đình ông ly tán.
Lưu bị không giỏi bày trận chiến, cũng không biết võ thuật đánh trận, nhưng ông lại có tấm lòng nhân hậu và chưa bao giờ ăn hiếp kẻ yếu hơn mình. Trong một lần, Lưu Bị rơi vào bẫy. Trên đường rút quân khỏi Tràng Bản, mẫu thân của mưu sĩ Từ Thứ đã bị bắt làm con tin để ép quy phục Tào Tháo. Đây quả thật là một quyết định khó khăn cho Lưu Bị. Bàn dân khuyên Lưu Bị giữ Từ Thứ lại và đợi quân địch giết mẹ của Từ Thứ xong, sẽ không bị dao động bởi mưu kế của chúng mà ảnh hưởng đến toàn dân. Nhưng cuối cùng ông vẫn thả Từ Thứ đi.
Ông quyết định làm như vậy vì sự tôn trọng dành cho Từ Thứ, mặc dù Từ Thứ là người cận kề bên ông. Lưu bị không muốn vì lợi ích nhân nhân mà thay Từ Thứ đưa ra lựa chọn. Lưu Bị không thể đem đến để người phục vụ mình như những gì Tào Tháo và Tôn Quyền đã làm. Nhưng đáp lại ông lại có sự tôn trọng, yêu mến nhân dân.
Gặp gian nan không bao giờ nhụt chí
Lỗ Tấn, nhà văn sĩ Trung Hoa thời bấy giờ nói:
Một dũng sĩ chân chính là người dám đối mặt với cuộc đời tối tăm và nhìn thẳng vào bể máu ngoài kia.
Lưu Bị đích thực là một vị anh dũng chính trực, ông luôn gặp trắc trở gian nan trong đời. Từ khi đi tòng binh, Lưu bị bại nhiều thắng ít, thậm chí còn không biết bao lần thoát chết. Những cuối cùng ông vẫn chứng minh rằng, thế nào là ông trời không phụ lòng người. Kể từ thời niên thiếu, ông đã luôn hừng hực khí chiến phục hưng Hán thất. Vì giấc mộng ấy, Lưu bị đã không ngại mình mà lăn lội chính chiến trong suốt cuộc đời minh. Nhưng kết quả vẫn là thất bại. Nỗ lực không ngừng nghỉ của ông, lại chẳng đổi lại một chút thành quả nào. Nếu là người khác sớm đã từ bỏ sớm. Nhưng ông thì không, ông tiếp tục chiến đấu vì nhân dân, vì Hán thất.
Cho đến khi ông 47 tuổi, có vị mưu sĩ tên Gia Cát lượng trẻ tuổi những tài cao, nhanh trí đa mưu, đã nhanh chóng lọt vào tầm ngắm của Lưu Bị, ông đích thân đến úp lều của Gia Cát Lượng để bày tỏ thành ý. Đến năm ông 59 tuổi mới chính thức lần đầu tiên đánh bại được quân địch Tào Tháo trong trận Hán Trung. Mặc dù đã tuổi già, gặp nhiều khó khăn nhưng ông chưa bao giờ chịu thua cuộc, ông liên tục tìm những người tài, cùng ý chí với ông để tìm ra con đường phục hưng đất nước. Chứng tỏ về sự thành tâm mà ông đã làm.
Bài học lớn từ Lưu Bị mà bạn phải ghi nhớ suốt đời:
Cần có tính Kiên trì trong mọi việc làm, luôn có lòng nhân đức và bao dung với những người xung quanh
Học Tào Tháo cách làm việc
Chuẩn bị kế hoạch chu toàn, cầm lên được bỏ xuống được
Tào tháo là nhân vật có khí ngút trời, một lòng muốn trừ gian diệt ác. Là nhân vật lịch sử có có tính cách phức tạp. Bàn dân thời đó thường nói rằng Tào Tháo là đại thần vì nước, nhưng có nhiều ý kiến trái chiều rằng ông là gian hùng thời loạn thế. Trong lịch sử có ghi lại rằng, ông là người từng nghĩ có thể dựa vào chính mình để trả lại công đạo cho đời. Thế nhưng, bởi tính chính trực ôn vốn có mà bị giáng chức điều đi khắp nơi. Nhìn trận thất bại, nhân dân lâm vào nghèo khổ, Tào Tháo cuối cùng cũng tìm ra chân lý của đời mình phải theo. Chính vì vậy bước tiếp theo của Tào Tháo là chuyển sang hướng khác để bắt đầu lại từ đầu.
Tào tháo đã sử dụng chiến thuật lấy ít thắng nhiều trong trận Quan Bộ, từ đó danh ông lẫy lừng bốn phương. Ông sử dụng tiếp chiêu đó tại trận chiến Xích Bích, nhưng lần này Tào Tháo đã thất bại. Tuy nhiên ông không lấy đó làm buồn bã, mà tiếp tục lên kế sách. Chúng ta thấy ông là một người vô cùng kiên định, không chỉ chính trực trong hành động là còn là người thông minh trong chiến lược đánh bại kẻ địch. Bản tính mà ngày nay hầu hết mọi người đều không có.
Táo bạo nhưng thận trọng, mưu sâu kế hiểm
Tào tháo là một người điềm tĩnh và rất hiểu mình. ông biết rõ tham vọng của ông, và con người thì không bao giờ là đủ với những điều đang có. Một người không nên vì hư danh mà tự tay chôn vùi những công sức đã bỏ ra nhiều năm. Thể hiện rõ ràng nhất trong phân đoạn Đổng Trác làm loạn triều đình, khi các đại thần vô cùng bất lực thì Tào Tháo ra mặt và nói:
Vì thiên hạ, buộc phải tiêu diệt Đổng Trác, nếu như không có ai dám thì có ta dám.Sự quyết đoán và gan dạ của Tào Tháo đúng là không có ai sánh bằng.
Người làm nên sự nghiệp lớn là người phải gánh vác nhiều đại sự. ở đây chúng ta nhận được bài học vô cùng quý giá: Chuyện đời khó mà chiều theo ý muốn của chúng ta, nhưng chỉ cần sống không hổ thẹn với lòng, thành hay bại không mất nghĩa anh hùng.
>> Xem thêm: Thuật dụng và dùng người của người xưa
— HR Insider / Biên soạn theo Tạp Chí Doanh Nhân —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.