adsads
shutterstock 1314969827
Lượt Xem 8 K

Tám chuyện nơi làm việc có nguy hiểm như “buôn lậu”?

Mỗi ngày, công việc chất chồng khiến nhiều người không có thời gian quan tâm đến nhau. Tám chuyện là một trong những hình thức trao đổi thông tin và giúp gắn kết mọi người với nhau. Những cuộc trò chuyện thường được diễn ra nơi hành lang hay được trao đổi ngắn gọn trong phòng làm việc. Điều này giúp bạn cập nhật tin tức nóng hỏi hay sự kiện quan trọng. Thông qua đó, bạn cũng có thể biết trước những nguy hiểm cận kề để tìm cách đối phó với nó. Tất cả điều đó cho thấy buôn chuyện nơi làm việc cũng mang đến nhiều lợi ích.

Tuy nhiên, chúng ta cần biết chừng mực khi tám chuyện. Bởi đây được ví như con dao hai lưỡi, bạn có thể gặp rắc rối cũng vì nó. Bởi cấp trên không thích nhân viên dành thời gian buôn chuyện nơi làm việc. Điều này được cho là bạn đang chiếm dụng thời gian làm việc hoặc lười nhác. Bạn có thể bị đánh giá thấp chỉ vì điều đó. Mặt khác, buôn chuyện thường xuyên sẽ khiến bạn bị đưa vào danh sách đen của đồng nghiệp. Bởi không ai có thể tin tưởng một người có thói quen bàn tán mọi chuyện nơi làm việc. Đừng để mình bị đánh giá thấp và trở thành người không đáng tin cậy vì điều đó nhé.

4 điều lưu ý khi tám chuyện nơi làm việc

Như đã nói trên, tám chuyện là hành động lợi bất cập hại. Nó có thể đem đến điều tích cực hoặc tiêu cực tùy thuộc vào mục đích của cuộc trò chuyện. Để trở thành người tám chuyện có nghệ thuật, tuyệt đối tránh 4 điều sau đây:

Không đưa sếp vào cuộc bàn tán

Không ai thích mình bị đưa vào chủ đề bàn tán của người khác. Nhất là cấp trên của mình, đó là điều kiêng kỵ cần phải tránh. Nếu những lời nói xấu đó đến tai sếp, bạn chắc chắn sẽ gặp rắc rối. Tồi tệ hơn, những đồng nghiệp xấu tính có thể thừa cơ hội đó bóp méo câu chuyện và truyền đến sếp. Cấp trên có thể cho bạn là người không tập trung làm việc và đánh giá thấp sự chuyên nghiệp của bạn. Dù sao tám chuyện nơi công sở vẫn chưa hề được công khai chấp nhận. Nên đây được coi là hành vi chiếm dụng thời gian làm việc. Họ có thể dựa vào đó đánh giá kém bạn trong kỳ đánh giá cuối năm. 

Không nói xấu người khác

Người ta thường nói “Một câu nói hay giúp nên nhà nên cửa, cũng một câu nói mà tan hoang sự nghiệp”. Điều đó ám chỉ lời nói có thể mang đến điều tích cực hoặc kéo thị phi về cho bạn. Vì thế, hãy cẩn thận với mọi lời nói và hành động của mình. Tuyệt đối không nên nói xấu sau lưng người khác. Bởi đó là hành động tệ hại khiến hình ảnh của bạn trở nên xấu xí hơn trong mắt người khác. Mặt khác, những người hay nói xấu người khác thường bị mọi người xa lánh. Bởi họ ngại kết thân hay bắt chuyện với kiểu người này vì sợ trở thành mục tiêu bàn tán ngay sau đó. Thế nên, đừng tự hủy hoại hình ảnh bản thân mình vì thói quen tệ hại này nhé.

Buôn chuyện liên tục nơi làm việc

Dẫu biết rằng nhu cầu trao đổi thông tin là cần thiết. Tuy nhiên, hành động tám bất chấp nơi mọi nơi chứng tỏ bạn là người không tập trung cho công việc. Có câu “Nhàn vi sinh bất thiện”. Vì rảnh rỗi, bạn tìm cách buôn chuyện với đồng nghiệp giết thời gian. Nhưng nên nhớ, doanh nghiệp trả lương cho nhân viên không phải để bạn dành thời gian tám chuyện. Hơn hết, những người có thói quen tám chuyện thường không đạt được năng suất công việc. Bởi họ không dành thời gian chú tâm vào việc chính. Đi làm với họ chỉ là cuộc “du ngoạn” giúp giảm bớt thời gian nhàn rỗi. Chính vì điều đó, đây là kiểu nhân viên mà doanh nghiệp không muốn giữ lại nhất. Nếu không sớm cải thiện, sự nghiệp của bạn sẽ mãi dậm chân tại chỗ.

Không trao bí mật cho hội “bà tám”

Như chúng ta đã biết, kết thân với đồng nghiệp nơi làm việc sẽ giúp chúng ta tìm thêm đồng minh đắc lực. Một trong những cách kết thân nhanh nhất là dành thời gian bắt chuyện với mọi người. Tuy nhiên, dù có thân đến đâu bạn cũng không nên tin tưởng trao mọi bí mật cho đồng nghiệp xung quanh mình. Bởi bạn không thể biết chính xác đâu là bạn, đâu là kẻ thù. Nếu bí mật kia rơi vào tai kẻ xấu sẽ trở thành điểm yếu chí mạng của bạn. Hơn hết, trao đổi thông tin với hội thích tám chuyện bạn nên cẩn thận dè chừng mọi thứ. Bởi những gì bạn kể có thể được lan truyền rộng rãi khắp công ty. Vì thế, tuyệt đối không kể những chuyện bí mật, riêng tư nếu không muốn chúng thành đề tài bàn tán của mọi người xung quanh.

Trên thực tế, tám chuyện nơi công sở không phải lúc nào cũng mang lại tác hại. Tuy nhiên, đây là nơi làm việc, bạn cần tập trung để giải quyết tốt nhiệm vụ của mình. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ mang lại điều bổ ích cho nhiều bạn đọc.

 

>> Xem thêm: Cứ nhảy việc là lương gấp đôi? Liệu ai cũng vậy?

— HR Insider —
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

KPI cuối năm không đạt, người EQ cao sẽ nói điều này với sếp để tránh gây mất lòng

Cuối năm, khi các chỉ tiêu KPI được đánh giá, không phải ai cũng đạt được kết quả như mong đợi. Đây có thể là một tình huống khó xử, đặc biệt khi bạn cần giải thích với sếp về sự không hoàn thành mục tiêu. 

Trở thành nạn nhân của "lạm quyền chốn công sở" và những điều cần phải lưu tâm

Trong môi trường công sở, mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới luôn đóng vai trò quan trọng để duy trì một không gian làm việc lành mạnh, hiệu quả. 

Kịch bản thưởng Tết 2024: cuộc đời nở hoa hay cuộc sống bế tắc

Mỗi dịp Tết đến, không chỉ là thời gian sum vầy bên gia đình, mà còn là lúc mọi người mong đợi những khoản thưởng Tết – phần thưởng xứng đáng cho những nỗ lực đã qua.

Áp lực công việc cuối năm đè nặng, tôi càng mất dần niềm vui đón Tết sớm

Chỉ chưa đầy 3 tháng nữa là Tết, nhưng trong khi mọi người xung quanh đang háo hức với những kế hoạch đón năm mới, bạn lại cảm thấy một nỗi lo lắng dâng lên trong lòng. 

Đâu là điều nhân viên dễ bị "dạy hư" bởi văn hóa doanh nghiệp độc hại?

Khi làm việc trong một văn hóa công sở độc hại, không ít người dần dần mất đi sự nhiệt huyết và thậm chí biến thành một “phiên bản khác” – cẩn trọng hơn, ít tin tưởng hơn, và đôi khi sẵn sàng làm những điều trái ngược với giá trị ban đầu của mình. 

Bài Viết Liên Quan

KPI cuối năm không đạt, người EQ cao sẽ nói điều này với sếp để tránh gây mất lòng

Cuối năm, khi các chỉ tiêu KPI được đánh giá, không phải ai cũng đạt được kết quả như mong đợi. Đây có thể là một tình huống khó xử, đặc biệt khi bạn cần giải thích với sếp về sự không hoàn thành mục tiêu. 

Trở thành nạn nhân của "lạm quyền chốn công sở" và những điều cần phải lưu tâm

Trong môi trường công sở, mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới luôn đóng vai trò quan trọng để duy trì một không gian làm việc lành mạnh, hiệu quả. 

Kịch bản thưởng Tết 2024: cuộc đời nở hoa hay cuộc sống bế tắc

Mỗi dịp Tết đến, không chỉ là thời gian sum vầy bên gia đình, mà còn là lúc mọi người mong đợi những khoản thưởng Tết – phần thưởng xứng đáng cho những nỗ lực đã qua.

Áp lực công việc cuối năm đè nặng, tôi càng mất dần niềm vui đón Tết sớm

Chỉ chưa đầy 3 tháng nữa là Tết, nhưng trong khi mọi người xung quanh đang háo hức với những kế hoạch đón năm mới, bạn lại cảm thấy một nỗi lo lắng dâng lên trong lòng. 

Đâu là điều nhân viên dễ bị "dạy hư" bởi văn hóa doanh nghiệp độc hại?

Khi làm việc trong một văn hóa công sở độc hại, không ít người dần dần mất đi sự nhiệt huyết và thậm chí biến thành một “phiên bản khác” – cẩn trọng hơn, ít tin tưởng hơn, và đôi khi sẵn sàng làm những điều trái ngược với giá trị ban đầu của mình. 

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers