• .
adsads
Untitled design 10
Lượt Xem 3 K

Trên thực tế, hầu hết những người tìm việc thường sẽ tìm kiếm nghề nghiệp theo 3 tiêu chí dưới đây.

  • Khả năng cạnh tranh và mức độ thành thạo: Ứng viên sẽ mong muốn một công việc cho họ cơ hội được thể hiện năng lực của mình nhiều hơn vai trò của họ, và cơ hội được học tập để phát triển tốt hơn.
  • Sự gắn kết mang tính tập thể: Ứng viên trông đợi một tập thể làm việc công bằng và tôn trọng lẫn nhau, nơi họ được các đồng nghiệp tôn trọng. Đây cũng là lý do vì sao văn hóa công ty là yếu tố thúc đẩy mức độ hài lòng hoặc kém hài lòng ở nhân viên.
  • Một công việc thật sự có ý nghĩa: Ứng viên sẽ tìm kiếm một công việc cho họ cảm giác họ đang cống hiến cho một điều gì đó quan trọng, và nó phải thật sự đi ra từ giá trị cốt lõi và định hướng của họ trong sự nghiệp.

Thế nhưng không phải bất kỳ ai cũng may mắn có được một công việc hội tụ được cả ba tiêu chí trên. Mặc dù vậy, những người tìm việc, dù ở thị trường kinh tế, điều kiện, năng lực như thế nào đều luôn nỗ lực theo đuổi một vị trí có thể thỏa mãn được cả ba mục tiêu này. Kết quả là, hầu hết mọi người đều khao khát, mơ ước về một phiên bản công việc hoàn hảo của họ, hoặc ít nhất là cải thiện vai trò hiện tại – điều mà giới chuyên môn gọi là “sự lành nghề”.

Đây không phải là một tín hiệu xấu. Việc tối ưu hóa công việc để phù hợp với khả năng và sở thích của bạn có thể sẽ giúp cải thiện cách bạn cảm nhận và làm việc. Kết quả không mấy ngạc nhiên từ các nghiên cứu chỉ ra rằng, sự lành nghề có mối liên hệ chặt chẽ đến cảm xúc tích cực và sự gắn kết của nhân viên ở nơi làm việc. Nó được định nghĩa là khả năng có được và giữ được những công việc ứng viên mong muốn trên thị trường việc làm trong suốt sự nghiệp. Nghiên cứu khác cũng cho thấy sự lành nghề còn giúp nâng cao phúc lợi của ứng viên.

Do đó, câu hỏi đặt ra ở đây chính là: Nếu chúng ta đều rõ ràng về những gì mình muốn (và cần) từ công việc, tại sao nhiều người trong chúng ta vẫn đưa ra quyết định sai lầm khi chọn việc làm, đặc biệt là khi chúng ta đứng trước nhiều lựa chọn?

Một nghiên cứu đã được tiến hàng và chỉ ra một vài lý do dưới đây:

Khi tiền lương “lên tiếng”, chúng ta sẽ bị chi phối. Các nghiên cứu phân tích cho thấy rằng, hầu như không có bất kỳ sự tương quan nào giữa mức lương và độ hài lòng trong công việc. Ví dụ, một luật sư kiếm được 160.000 đô la mỗi năm vẫn có mức độ hài lòng với công việc tương đương như các y tá chỉ kiếm được 35.000 đô la mỗi năm. Tuy nhiên, mặc dù tiền không thỏa mãn họ trong công việc, nhưng lại là yếu tố thúc đẩy. Các công ty thường tập trung đánh vào các phúc lợi tài chính khi tuyển dụng. Ngay cả khi chúng ta cho rằng chúng ta sẽ vui vẻ chấp nhận giảm lương nếu có thể làm việc ít hơn, đi làm ít hơn hoặc có một công việc thú vị hơn, nhưng thực tế lại cho thấy, chúng ta vẫn thường thực sự đưa ra những lựa chọn công việc đánh vào một mức lương cao hơn.

Tại sao chúng ta thường ra đưa ra quyết định nghề nghiệp sai lầm?

Chúng ta thường (quá) giỏi trong việc chịu đựng những công việc tồi tệ. Có lẽ chúng ta có khả năng chịu đựng một công việc tồi tệ còn tốt hơn cả chấp nhận một mối quan hệ tồi. Trên thực tế, mặc dù mọi người đều chấp nhận với sự không chắc chắn và không quan tâm đến sự nghiệp lâu dài, nhưng thực tế thì ngược lại. Khi nói đến công việc và sự nghiệp, đó thực sự là một trường hợp được gọi là “thà xấu nhưng biết rõ cái xấu” của nó. Bạn có thể chấp nhận những vị trí vô nghĩa hoặc dưới trướng những quản lý tồi, và ngần ngại trước việc thử một công việc mới mẻ khác. Điều này giải thích cho việc vì sao các nhân viên ngay cả ở những công ty thành công nhất thế giới vẫn được đánh giá có mức độ gắn kết thấp.

Nhận thức bản thân kém sẽ giới hạn những lựa chọn thông minh. Mọi người thường không đủ khả năng để đánh giá tài năng của chính mình. Ngay cả khi họ quyết định theo đuổi đam mê của bản thân, thì cũng không có gì đảm bảo rằng họ sẽ làm được điều gì đó tốt, chưa nói đến việc nó có thật sự hữu ích với họ hay không. Điều này có nghĩa là không phải lúc nào cũng có ROI rõ ràng để chấp nhận rủi ro và thay đổi nghề nghiệp. Một ví dụ điển hình là sự phổ biến gần đây của hoạt động khởi nghiệp. Bất chấp sự hấp dẫn của mô hình doanh nghiệp này, với một số lượng lớn các start-up trẻ, những người hào hứng với ý tưởng trở thành ông chủ của chính họ và giải quyết các vấn đề họ đam mê – khả năng họ đạt được thành công thậm chí là vô cùng thấp. Chắc chắn, vẫn có một thiểu số nhỏ bé cuối cùng cũng có thể tạo ra được một Apple hoặc Google tiếp theo để mang lại lợi ích tuyệt vời cho xã hội. Nhưng đối với mỗi câu chuyện thành công đó, lại có đến hàng triệu thất bại lớn. Trung bình, những người bỏ công việc truyền thống để tự khởi nghiệp sẽ kết thúc công việc này để chấp nhận kiếm ít tiền hơn và đóng góp ít hơn cho nền kinh tế rộng lớn – trong nhiều trường hợp, họ có thể hạnh phúc hơn và làm việc thành công hơn cho người khác.

Khó khăn trong việc kỳ vọng về công việc. Các doanh nghiệp dành rất nhiều thời gian để quảng bá công việc và sự nghiệp của họ theo một cách rất hấp dẫn và lôi cuốn. Việc xây dựng thương hiệu cho công việc hoặc cho công ty là một phần không thể thiếu trong cuộc chiến giành nhân tài. Nhìn vào bất kỳ trang web của công ty nào, bạn cũng sẽ thấy những lời tuyên bố thuyết phục về việc cam kết tạo ra sự đa dạng, đổi mới, trách nhiệm xã hội của công ty, hỗ trợ nhân viên học tập phát triển và môi trường văn hóa năng động. Ngay cả những công việc tầm thường cũng được ngụy trang bằng những tiêu đề tạo cảm giác đáng mong đợi. Bất kể nền tảng, chuyên môn và ngành nghề của bạn là gì, một quá trình tuyển dụng thành công đòi hỏi phải tìm đúng người cho đúng vai trò, điều đó có nghĩa là ứng viên phải có sự hiểu biết đúng đắn về chính vị trí công việc. Nếu kỳ vọng của bạn cho một vai trò quá xa thực tế, thì sẽ rất khó để bạn có thể bắt đầu sự nghiệp đúng đắn.

Để đạt được công việc bạn thực sự muốn, bạn cần phải rõ ràng về những gì bạn giỏi, công việc đang được đề cập là gì, và nhấn mạnh về mặt tài chính để thực hiện các giá trị khác giúp phát triển nghề nghiệp của bạn. Trên tất cả, bạn có thể thỏa hiệp và chấp nhận một công việc tồi tệ hoặc một ông chủ tồi. Điều quan trọng cần nhớ là chỉ có một số ít người hối tiếc chuyện bỏ việc. Điều này ngụ ý rằng mọi người có xu hướng ở lại làm việc lâu hơn. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng phải mất một thời gian dài để phát triển chuyên môn và rèn luyện kỹ năng của bản thân mình, vì vậy đừng ngần ngại lựa chọn con đường bạn thật sự mong muốn.

 

— HR Insider / Theo hbr.org —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Bài học làm Sếp: Đừng chỉ là người "forward" công việc, hãy là người dẫn dắt đội ngũ

Trong môi trường công việc hiện đại, vai trò của người lãnh đạo không chỉ dừng lại ở việc quản lý công việc, mà còn...

Trắc nghiệm: Hình ảnh đầu tiên bạn nhìn thấy sẽ tiết lộ điểm mạnh tiềm ẩn trong sự nghiệp của bạn

Bạn có biết không, theo các nhà tâm lý học, não bộ của chúng ta thường phản ứng đầu tiên với những hình ảnh có...

Bí kíp nâng cấp kỹ năng trình bày thuyết phục dành cho mùa performance review 2024

"Em làm việc rất chăm chỉ cả năm, nhưng sao sếp vẫn không thấy được giá trị của em?" Câu than thở này có lẽ...

Thật hư chuyện lên chức, lên lương nhờ tấm bằng Thạc sĩ?

Trong xã hội hiện đại, nơi sự cạnh tranh trong công việc ngày càng gay gắt, tấm bằng Thạc sĩ đã trở thành lựa chọn...

Dự đoán Top các ngành nghề mới sẽ trở thành hot trend trong năm 2025

Thế giới việc làm đang thay đổi với tốc độ chóng mặt, và năm 2025 hứa hẹn sẽ là một bước ngoặt quan trọng trong...

Bài Viết Liên Quan

Bài học làm Sếp: Đừng chỉ là người "forward" công việc, hãy là người dẫn dắt đội ngũ

Trong môi trường công việc hiện đại, vai trò của người lãnh đạo không chỉ...

Bí kíp nâng cấp kỹ năng trình bày thuyết phục dành cho mùa performance review 2024

"Em làm việc rất chăm chỉ cả năm, nhưng sao sếp vẫn không thấy được...

Thật hư chuyện lên chức, lên lương nhờ tấm bằng Thạc sĩ?

Trong xã hội hiện đại, nơi sự cạnh tranh trong công việc ngày càng gay...

Dự đoán Top các ngành nghề mới sẽ trở thành hot trend trong năm 2025

Thế giới việc làm đang thay đổi với tốc độ chóng mặt, và năm 2025...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers