Supervisor là một công việc nhận được sự quan tâm rất lớn từ người lao động hiện nay. Vị trí giám sát viên này đóng vai trò quan trọng, thúc đẩy sự phát triển của mỗi doanh nghiệp. Để hiểu chi tiết Supervisor là gì, trách nhiệm công việc của họ ra sao, các bạn hãy cùng VietnamWorks HR Insider tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
Supervisor là gì?
Supervisor là một thuật ngữ dùng để chỉ những người đảm nhận công việc giám sát. Họ chính là cánh tay đắc lực hỗ trợ người quản lý thực hiện công việc theo dõi, giám sát hay điều phối những hoạt động trong phạm vi quyền hạn của mình. Có thể nói, Supervisor là vị trí không thể thiếu trong bộ máy hoạt động của các công ty, doanh nghiệp hiện nay.
Công việc của nhân viên Supervisor
Supervisor hoạt động tùy thuộc vào từng lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh cũng như quy mô của từng doanh nghiệp. Do đó, công việc của Supervisor ở mỗi tổ chức sẽ có những điểm khác nhau nhất định.
Vai trò cũng như quyền hạn của một Supervisor sẽ được phân chia theo nhiều cấp bậc lần lượt là: cấp khu vực, cấp vùng,… và thường đảm nhận những nhiệm vụ như sau:
- Giám sát sản phẩm, hàng hóa của công ty, thường xuyên theo dõi, ghi chép và báo cáo đầy đủ.
- Giám sát và quản lý hoạt động của nhân viên, cụ thể là phân chia công việc, đốc thúc nhân viên làm việc.
- Giám sát tiến độ công việc của bộ phận quản lý.
- Theo dõi hoạt động của đối thủ cạnh tranh.
- Xây dựng phương án, kế hoạch để thúc đẩy tiến độ kinh doanh.
- Tối ưu hóa quy trình hoạt động của nhân viên, đảm bảo tiến độ làm việc hiệu quả.
- Báo cáo công việc chính xác và kịp thời với cấp trên.
- Có trách nhiệm hỗ trợ phục vụ khách hàng, đưa ra phương án tối ưu để giải quyết những vấn đề phát sinh.
Các kỹ năng cần có của một Supervisor là gì?
Để trở thành một Supervisor chuyên nghiệp, được nhân viên tôn trọng và kính nể, bên cạnh trình độ chuyên môn, các bạn cần trang bị cho mình những kỹ năng mềm cần thiết như:
Kỹ năng lập kế hoạch
Một giám sát viên buộc phải có kỹ năng lên kế hoạch nhằm đảm bảo công việc được hoàn thành đúng mục tiêu và tiến độ đề ra. Việc lập kế hoạch, liệt kê các công việc cụ thể sẽ giúp quá trình thực hiện diễn ra trơn tru, không bị bỏ sót hay nhầm lẫn với bất kỳ công đoạn nào.
Tôn trọng mọi người
Để có thể quản lý nhân sự một cách hiệu quả nhất, bạn hãy học cách xử sự với tất cả mọi người bằng thái độ tôn trọng, lịch sự và hòa đồng. Nếu được, bạn hãy cố gắng để trở thành bạn bè với họ. Nên nhớ rằng, chỉ khi bạn tôn trọng người khác thì mới mong họ tôn trọng lại mình.
Tuy nhiên, dù bạn có thoải mái đến đâu cũng nên tránh mang tình cảm cá nhân vào công việc. Điều này có thể dẫn đến tình trạng đối xử thiên vị giữa những nhân viên với nhau. Tất nhiên, bạn cũng không được mang thù hằn cá nhân để sai khiến cấp dưới của mình thực hiện những công việc không nằm trong phạm vi nhiệm vụ của họ. Với vai trò của một giám sát viên chuyên nghiệp, đây là điều vô cùng tối kỵ và hoàn toàn không nên.
Kỹ năng giao tiếp
Giao tiếp là một trong những kỹ năng quan trọng mà một Supervisor cần có. Theo đó, giao tiếp là phương thức để mọi người có thể trao đổi và hiểu nhau hơn. Nếu bạn đang có những mâu thuẫn hay khúc mắc nào đó, hãy giữ thái độ bình tĩnh và giao tiếp một cách khéo léo để giải quyết một cách êm đẹp. Lưu ý, một Supervisor tuyệt đối không được dùng những ngôn từ, lời lẽ phản cảm, xúc phạm gây ảnh hưởng đến không khí làm việc của cả nhóm.
Thái độ làm việc chuyên nghiệp
Đứng trên vị trí của một Supervisor, việc sao nhãng trong công việc vì lý do cá nhân sẽ khiến bạn trở nên kém chuyên nghiệp trong mắt nhân viên. Không những thế, tác phong làm việc không tuân theo quy định của công ty cũng khiến bạn không còn được cấp dưới đánh giá cao, làm mất uy tín của bản thân. Thâm chí, điều này có thể khiến cấp dưới học theo và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và tiến độ công việc.
Kỹ năng quản lý thời gian
Vì tính chất công việc của Supervisor phải thường xuyên theo dõi, giám sát công việc của cấp dưới đảm bảo đúng tiến độ nên bạn phải có kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả. Điều này sẽ tránh được tình trạng trì trệ gây ảnh hưởng đến chất lượng công việc.
Mức lương của vị trí Supervisor hiện nay
Tùy vào từng vị trí ngành nghề mà mức lương Supervisor ở mỗi bộ phận sẽ có sự khác nhau. Ngoài ra, các yếu tố như quy mô doanh nghiệp, quy mô nhân sự, nơi làm việc, kinh nghiệm nhân viên và khả năng deal lương cũng có thể ảnh hưởng đến mức thu nhập của vị trí Supervisor.
Hiện nay, mức lương của Supervisor dao động trong khoảng 8 – 20 triệu đồng/tháng. Ngoài mức thu nhập chính, giám sát viên còn được hưởng thêm các khoản tiền thưởng, trợ cấp cũng một số chế độ đãi ngộ khác.
Để biết rõ hơn mức lương của vị trí này, các bạn có thể sử dụng tính năng báo cáo lương của nền tảng VietnamWorks HR Insider. Tính năng tra cứu mức lương được ứng dụng này phát triển như một công cụ tiện lợi, giúp hỗ trợ người lao động có cái nhìn rõ ràng hơn về mức lương trên thị trường. Đặc biệt, trên nền tảng hiện nay đang đăng tải rất nhiều thông tin tuyển dụng của vị trí Supervisor, các bạn có thể tham khảo và chọn cho mình một công việc phù hợp.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ Supervisor là gì, công việc của một Supervisor và những yếu tố để trở thành một giám sát viên giỏi. VietnamWorks HR Insider hy vọng bạn sẽ có cái nhìn rõ hơn về ngành nghề này cũng như đạt được thành tựu nổi bật khi theo đuổi nó. Chúc các bạn thành công!
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
THẢ GA HỌC E-LEARNING MIỄN PHÍ
ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC VietnamWorks là kênh thông tin tuyển dụng và tìm kiếm việc làm hàng đầu tại Việt Nam, luôn mang đến các thông tin tuyển dụng uy tín, chất lượng và nhanh chóng. Với hơn 9.4 triệu lượt truy cập hàng tháng, VietnamWorks giúp kết nối ứng viên với các nhà tuyển dụng có nhu cầu tìm nhân sự tiềm năng. Người tìm việc có thể dễ dàng tiếp cận các thông tin tuyển dụng đáng tin cậy trên toàn quốc. Bên cạnh đó, VietnamWorks còn tích hợp các tính năng hiện đại, hỗ trợ người dùng tạo CV trực tuyến và ứng tuyển một cách dễ dàng, tiết kiệm thời gian. |
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.