“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Trong môi trường phức tạp như công sở thì việc tiếp xúc và giao lưu với nhiều người là việc hiển nhiên. Thế nhưng, điều quan trọng chính là bạn cần giao tiếp thế nào để dung hòa các mối quan hệ? Hãy để sức mạnh ngôn từ giúp bạn xây dựng và củng cố các mối quan hệ chốn công sở.
1. Sức mạnh ngôn từ giúp bạn làm quen với đồng nghiệp trong ngày đầu đi làm
Ai trong chúng ta cũng có ít nhất 1 lần làm nhân viên mới ở một công ty, và hầu hết mọi người thường bảo “ma cũ bắt nạt ma mới”. Tuy nhiên, điều này không hẳn là đúng, nếu bạn biết cách giao tiếp tinh tế và sử dụng sức mạnh ngôn từ để tạo lập mối quan hệ.
“Cảm ơn, xin lỗi” là hai từ cần thiết khi bạn mới ngày đầu đi làm. Hãy cảm ơn những người giúp đỡ và hướng dẫn cho bạn. Đồng thời, ngày đầu đi làm cũng khó tránh khỏi những thiếu sót, lời xin lỗi sẽ là cứu cánh giúp bạn xoa dịu sai phạm của mình.
Có 5 điều quan trọng mà bạn cần ghi nhớ khi ngày đầu đi làm:
- Đừng trở thành “bà 8” của công ty: Bạn nên dành thời gian tám chuyện để tìm hiểu về công việc và văn hóa công ty. Ngày đầu làm việc bạn sẽ chẳng thể đánh giá chính xác được tính cách của đồng nghiệp, do đó cứ giữ thái độ thân thiện bình thường, đừng trò chuyện quá sâu với họ.
- Chủ động đưa ra những câu hỏi: Hãy để đồng nghiệp và cấp trên thấy được bạn là một người ham học hỏi và chịu khó tìm hiểu những điều mới. Đây sẽ là điểm cộng cho bạn.
- Không vắng mặt trong những buổi đào tạo hay hoạt động của công ty: Tham gia đầy đủ các hoạt động và chương trình đào tạo giúp bạn nắm bắt được quy trình công việc và hiểu rõ hơn về văn hóa của doanh nghiệp.
- Cẩn trọng khi thực hiện công việc được giao: Ghi điểm với sếp bằng cách hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
- Thái độ tích cực với đồng nghiệp: Chủ động làm quen và hòa nhập với mọi người trong công ty để có thể học hỏi thêm nhiều điều mới
Học cách tận dụng sức mạnh ngôn từ trong giao tiếp nơi công sở
2. Sức mạnh ngôn từ giúp sếp “hạ hỏa” khi đang nổi giận
Bị sếp tức giận và la mắng là chuyện thường tình nơi công sở. Nhưng, cách ứng xử khác nhau sẽ cho ra những hồi kết khác nhau. Có người có thể xoa dịu và xin được cơ hội để sửa sai; cũng có người khiến sếp càng thêm tức giận.
Vậy làm thế nào để sếp “hạ hỏa” nhanh chóng và cho bạn thêm 1 cơ hội nữa? Hãy tận dụng sức mạnh ngôn từ của mình khi đối thoại với sếp.
Điều trước tiên bạn cần làm chính là lắng nghe hết những lời phàn nàn của cấp trên với thái độ chân thành. Sau đó, hãy mở đầu lời nói của mình bằng một lời xin lỗi. “Em thật sự xin lỗi sếp. Em biết rằng sếp đang rất giận vì sự thiếu sót này của em”.
Cuối cùng, nếu bạn là người làm sau, thì thẳng thắn thừa nhận và đừng đổ lỗi cho abcd nào khác. Bên cạnh đó, bạn cũng nên là người đưa ra giải pháp cứu cánh vấn đề.
Ngược lại, nếu bạn là người làm đúng thì hãy từ tốn giải thích với thái độ lịch sự, tránh để sếp phật lòng.
3. Chinh phục khách hàng với khả năng giao tiếp ngôn từ giỏi
Ngoài những tình huống trên, sức mạnh ngôn từ còn thể hiện mạnh mẽ trong việc tư vấn và chinh phục khách hàng.
Hãy để lời nói lịch sự, dễ hiểu và thái độ chân thành chinh phục khách hàng với lần đầu gặp mặt.
Một số bí quyết giao tiếp khách hàng:
- Khen ngợi một điểm gì đó của khách hàng (tóc, quần áo, nụ cười,…)
- Đặt ra những câu hỏi và kèm theo lời giải thích cặn kẽ
- Mang đến cho khách hàng nhiều sự lựa chọn thay vì buộc họ phải nghe theo bạn
- Đừng quên nói lời “cảm ơn và hẹn gặp lại” khi đã chinh phục được khách hàng.
Quả thật, sức mạnh ngôn từ có quyền lực không hề nhỏ trong khi giao tiếp. Nếu bạn biết cách tận dụng nguồn sức mạnh vốn có của bản thân, tin chắc rằng cuộc sống nơi công sở sẽ trở nên dễ dàng và thú vị hơn rất nhiều. Đặc biệt, ngoài sức mạnh ngôn ngữ, bạn cũng nên rèn luyện thêm các kỹ năng hình thể và kiến thức chuyên môn cần thiết.
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.