Thậm chí trước sự bùng phát của COVID-19, doanh thu và tốc độ tăng trưởng của Amazon luôn đi lên từ năm này sang năm khác. Năm 2020, Amazon đạt 60% tăng trưởng chỉ từ giữa tháng 4 và tháng 7. Vào thời điểm này trong năm, chúng ta vẫn chưa biết thị trường hậu COVID-19 sẽ ra sao. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần cân nhắc bước đi của mình sao cho vừa duy trì doanh thu, vừa tạo được các cơ hội mở dù là trên nền tảng online hay thực tế.
Sự thành công của Amazon chính là chìa khóa giúp những doanh nghiệp nhỏ có thể phát triển và mở rộng quy mô của mình ra khắp các ngành công nghiệp khác.
Doanh nghiệp có thể học hỏi gì từ sự thành công của Amazon?
5 lợi ích của việc tham gia Amazon Marketplace
- Amazon Marketplace được ước tính là có 115 triệu người dùng và hộ gia đình sử dụng.
- Doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ quảng cáo online từ Amazon để thúc đẩy doanh thu trên chính nền tảng đó.
- Amazon Marketplace giúp đem lại sự công nhận và tín nhiệm cho sản phẩm của doanh nghiệp đến với thị trường và khách hàng.
- Amazon Marketplace giúp quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp một cách rộng rãi hơn bằng các công cụ lên danh sách được tối ưu hóa, trình bày và sử dụng sản phẩm trực tiếp, lời chứng thực từ chuyên gia; và quan trọng nhất, là nhận xét sản phẩm.
- Doanh nghiệp có thể tận dụng quy trình giao dịch đảm bảo từ Amazon, sử dụng nền tảng thanh toán dòng tiền, và giới hạn bớt các loại giấy tờ tín dụng hay thu nhờ.
Cân nhắc dịch vụ Fulfillment by Amazon (FBA)
Fulfillment by Amazon (FBA): Bạn gửi hàng hóa đến nhà kho của Amazon. Từ nơi đó công ty sẽ đóng gói, gửi đơn hàng của bạn cũng như quản lý tất cả các vấn đề liên quan đến hoàn trả.
Việc cắt giảm các chi phí di chuyển hàng tồn kho, dịch vụ hậu cần và dịch vụ khách hàng sẽ giúp bạn tiết kiệm không gian cũng như tiền vốn. Điều đó cũng có nghĩa là doanh nghiệp sẽ dùng ngân sách đó để đầu tư vào những lĩnh vực khác như truyền thông, quảng bá, trang thiết bị hay công nghệ – nhằm gia tăng chất lượng sản phẩm cũng như khả năng phân phối hàng hóa đến nhiều nguồn kênh hơn.
Hơn nữa, việc quản lý đơn hàng và dịch vụ chăm sóc khách hàng sẽ do các chuyên viên phân tích nghiệp vụ chịu trách nhiệm. Họ là những người lên dữ liệu các xu hướng thịnh hành từ thương mại điện tử, từ đó giúp cải thiện sự phát triển kênh bán hàng của doanh nghiệp, đồng thời thu hút thêm nhiều thành viên khác.
Để có thể thu được nhiều lợi ích từ chương trình này, doanh nghiệp cần có sẵn một nguồn cung ứng vững chắc. Doanh nghiệp cần có đủ hàng hóa và nguyên liệu thô, thông qua một quy trình sản xuất hay quản lý hàng kho hiệu quả, và sau đó gửi sản phẩm hoàn chỉnh tới trung tâm phân phối của Amazon đúng lịch hẹn. Như vậy chủ doanh nghiệp mới có thể lấy được một trong những dịch vụ thu hút khách hàng bậc nhất: Miễn phí vận chuyển các sản phẩm trên Amazon trong vòng 2 ngày (Amazon Prime), hoặc miễn phí vận chuyển cho một vài sản phẩm tiêu chuẩn.
Doanh nghiệp cũng cần có sẵn một hệ thống giúp phân tích và quản trị đơn hàng trên kênh thương mại điện tử. Bất cứ hàng hóa nên được lên đơn bên ngoài hệ thống của bạn cũng cần được báo cáo và tường thuật lại. Đây là một khía cạnh mà ít ai chú ý đến, và có thể gây ra nhiều đơn hàng chồng chéo nếu bạn đang chuẩn bị xuất một kiện hàng số lượng lớn đến Amazon đấy.
Một vài cân nhắc về vấn đề tài chính khác
Sau khi đánh giá những lợi ích mà Amazon có thể đem lại, doanh nghiệp cần kiểm định lại khung chi phí khi quyết định chuyển sang thương mại điện tử.
Để trở thành một nhà bán hàng hay cung ứng hàng hóa trên Amazon, doanh nghiệp cần tốn một khoản phí. Việc phân tích lợi ích và chi phí cho từng mặt hàng bán trên Amazon là vô cùng cần thiết trong quá trình cân nhắc và đưa ra quyết định. Doanh nghiệp sẽ chẳng muốn mình không thể thu về bất cứ lợi nhuận nào sau ngần ấy thời gian, công sức và vốn đầu tư đâu.
Nếu Amazon không phải là “đích đến” cuối cùng của doanh nghiệp thì cũng chẳng sao cả. Còn rất nhiều nền tảng khác ngoài kia như Shopify hay Etsy để cho các chủ doanh nghiệp lựa chọn và cân nhắc nơi nào là phù hợp nhất với nhu cầu của mình.
Một điều cần lưu ý nữa là, việc tham gia vào thương mại điện tử sẽ ảnh hưởng đến quy trình kế toán và khai báo thuế – phụ thuộc vào quy mô doanh nghiệp của bạn: Những cửa hàng nhỏ có thể chạy báo cáo doanh số một cách dễ dàng và có được thông tin một cách nhanh chóng; tương tự như với các doanh nghiệp có quy mô vừa; các tập đoàn lớn hơn có thể hoàn toàn hợp nhất, kết nối cửa hàng trên Amazon đến với hệ thống hoạch định tài nguyên của doanh nghiệp sử dụng một phần mềm trung gian nhằm tránh mất mát dữ liệu.
Dù lớn hay nhỏ, bạn cũng cần tuân theo các quy định và không bỏ qua bất cứ thông tin nào trong báo cáo tài chính của mình.
Một đáp án không hề đơn giản như doanh nghiệp nghĩ
Thương mại điện tử là một cơ hội tuyệt vời dành cho doanh nghiệp ở bất kì quy mô lớn nhỏ nào. Sản phẩm của doanh nghiệp sẽ được đa dạng hóa theo nhiều mô hình khác nhau, và doanh nghiệp không cần phụ thuộc chỉ vào một kênh bán hàng duy nhất.
Trước khi đầu tư vào thương mại điện tử, hãy thực hiện các bước thẩm định chuyên sâu, và chuẩn bị một quy trình đánh giá toàn diện cho viễn cảnh tương lai của doanh nghiệp bạn; cũng như những lợi ích mà Amazon – hay bất cứ nền tảng nào khác, có thể đem lại cho doanh nghiệp bạn là gì.
Amazon đã đầu tư rất nhiều tiền và nguồn vốn để xây dựng tên tuổi và thay đổi thời cuộc như ngày hôm nay. Chính Amazon cũng giúp các doanh nghiệp phải suy nghĩ và cân nhắc liệu rằng mình nên bỏ cuộc, hay tham gia vào thương mai điện tử. Thương mại điện tử cũng chưa có dấu hiệu bị xuống dốc hay leo thang gì cả. Nếu bạn muốn biết, thì nhiều nghiên cứu đã tiết lộ rằng, đây chính là lúc bạn nên “dấn thân”, dựa vào một tập đoàn lớn vững chãi nào đó đế giúp bản thân trải nghiệm và đạt được những bài học hữu ích!
>>> Xem thêm: Thích nghi để thay đổi cách quản lý tốt hơn trong mùa giãn cách
— HR Insider—
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.