Trong thời gian vừa qua, chắc hẳn chúng ta đã cảm thấy vô cùng lo sợ khi đọc tin tức về tình hình dịch bệnh COVID-19 trên toàn thế giới. Quay về lại thời điểm tháng 12 năm ngoái khi bắt đầu xuất hiện dấu hiệu về một loại virus nguy hiểm, chính quyền Trung Quốc đã làm giảm nhẹ tình hình bằng nhiều cách. Kết quả là vào sáu tuần trọng điểm đó – khi mà ta có khả năng ngăn chặn con virus nhất – lại bị phung phí thời gian mà chẳng đem lại lợi ích gì cả.
Bạn có thể nói rằng: “Chỉ có Trung Quốc mới hành động như vậy thôi. Ở phương Tây họ rất minh bạch”. Nhưng không may thay, theo rất nhiều bài báo đã đưa tin, tình hình chống dịch ở Mỹ cũng chẳng suôn sẽ hơn là bao. Và lịch sử đã lặp lại. Một bài báo trên Washington Post đã tái diễn lại phản ứng mà các nước phương Tây trước cơn “Đại dịch cúm” vào năm 1918, và kết luận rằng chúng ta đang mắc lại đúng những sai lầm tương tự như 100 năm trước đây vậy. Trớ trêu thay, đất nước đã từng cởi mở và rõ ràng nhất về những ca bệnh cúm của chính mình – Tây Ban Nha, lại nổi danh là nơi chịu nhiều thiệt hại nhất. Sự nhiệt tình công khai dữ liệu từ quốc gia này đã đem lại cho loại virus cúm năm đó một biệt danh với tên gọi “Cúm Tây Ban Nha”.
Che giấu những tin tức xấu là chiều hướng phản ứng mà nhiều tổ chức/doanh nghiệp hay làm. Nhưng những nhà lãnh đạo thấu đáo lại nhận ra rằng, việc lên tiếng nhanh chóng với độ trung thực cao chính là một chiến lược then chốt trong cơn khủng hoảng có diễn biến phức tạp như hiện tại. Danh tiếng của doanh nghiệp là một ván game trường kỳ. Cách các nhà lãnh đạo, tổ chức doanh nghiệp và cả dân tộc phản ứng với những tin tức xấu hôm nay chính là thành quả cho sự thành công ngày mai. Đồng thời nó còn đi kèm với rất nhiều lợi ích khi mọi người tin tưởng vào cách mà bạn giải quyết vấn đề trước mắt như thế nào nữa.
Việc lựa chọn sự minh bạch trong bất kì một cuộc khủng hoảng hay vấn đề nghiêm trọng nào đòi hỏi sự chuẩn bị cho một thứ – mà theo nhà tư tưởng quản trị nổi tiếng Peter Senge, gọi là hiệu ứng “bình yên sau giông bão”. Các tổ chức thật sự sẽ trở nên tiến bộ nếu biết khuyến khích con người thành thật lên tiếng về vấn đề mà họ thấy. Còn không, thành công sẽ chỉ là những gì mơ mộng hão huyền mà thôi. Nếu thông tin không được cung cấp đầy đủ, thì sẽ chẳng ai có thể giúp sửa chữa hoặc khắc phục điều gì cả. Bởi vì, không có thông tin, thì không có tiến triển.
Khi có bất cứ một tin tức xấu nào xảy đến – dù là phóng sự về một loại tội phạm ở thành phố, sai sót y tế trong bệnh viện, hay những ca nhiễm mới trong cuộc đại dịch – tất cả đều có nghĩa rằng bạn đang có những bước chân chông gai đầu tiên trên con đường đi đến thành công đấy. Với những thông tin chính xác, chúng ta có thể chuyển hướng chú ý và kỹ năng từ những sự cố mới, cho đến những vấn đề mang tính chất rành mạch, rõ ràng hơn. Thay vì cứ đắm chìm trong cơn mơ rằng mọi chuyện rồi sẽ qua, các nhà lãnh đạo và chuyên gia nên nhanh chóng bắt tay vào hành động nhằm tìm ra giải pháp.
Mặc dù có được những thông tin chính xác là bước đầu đi đến thành công. Nhưng để tìm ra được chúng thì không hề đơn giản một chút nào, vì các số liệu thay đổi liên tục khiến cho chúng ta đi sai hướng. Chúng ta muốn tội phạm giảm đi, bệnh nhân được an toàn, và dịch bệnh đẩy đẩy lùi – nhưng đó lại là chuyện của ngày hôm qua! Nếu cứ suy nghĩ mơ mộng mà không hành động thì mọi chuyện sẽ chẳng đi đến đâu cả. Muốn biết điều gì đang thật sự diễn ra, sự minh bạch chính là yếu tố then chốt.
Tuy nhiên, sự minh bạch không đơn giản xuất hiện mà thiếu đi các yếu tố an toàn về tâm lý: một môi trường để mọi người có thể đặt câu hỏi, thể hiện mối quan tâm, và đưa ra ý kiến mà không sợ bị người khác phản bác. Vì sau cùng, chẳng ai muốn mình rơi vào thế bí cả. Điều này còn đặc biệt đúng với tình hình khủng hoảng nghiêm trọng như hiện nay. Thiếu đi sự an toàn tâm lý, tình hình càng trở nên xấu đi, con người cũng càng e dè hơn khi đưa ra chính kiến của mình.
Trong suốt 20 năm nghiên cứu an toàn tâm lý, Amy C. Edmondson – giáo sư công ty dược Novartis – và đồng nghiệp đã thu thập nhiều bằng chứng xác thực rằng, sự minh bạch và tạo điều kiện để lên tiếng nói thì có hiệu quả hơn nhiều so với cách giải quyết mỗi loại vấn đề. Có rất nhiều trường hợp nghiên cứu trong quyển sách năm 2019 của Edmondson – The Fearless Emotion, kể về những câu chuyện rất thuyết phục về các cách học hỏi cũng như quá trình được vận hành như thế nào khi sự thật được phơi bày ra ánh sáng – và cả những thảm họa theo sau đó nếu thiếu đi sự minh bạch.
Chúng ta cần phải can đảm để lựa chọn sự minh bạch – và chỉ những người thông thái mới biết rằng đó chính là sự lựa chọn đúng đắn để đạt được mục đích cuối cùng. Nếu bạn muốn người khác chia sẻ chân thành về những gì họ biết, nghe và thấy; hãy là người tiên phong đầu tiên trên con đường đưa sự thật ra ánh sáng nhé!
Đôi điều về tác giả |
---|
Amy C. Edmondson là học giả thông thái người Mỹ về lĩnh vực lãnh đạo, làm việc nhóm và học tập tổ chức. Cô hiện là Giáo sư Lãnh đạo của Novartis tại Trường Kinh doanh Harvard. Cô tốt nghiệp trong ba năm với hai tấm bằng cử nhân của Đại học Harvard. Cô cũng là tác giả của cuốn sách The Fearless Organization: Creating Psychological Safety in the Workplace for Learning, Innovation and Growth |
>>Xem thêm: Đối phó với cuộc khủng khoảng mang tên COVID-19 – nhà quản lý cần làm gì?
— HR Insider/Theo Harvard Business Review —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.