Khi bạn bắt tay vào tạo ra một sản phẩm phim ảnh, clip, hay bất kỳ loại video nào, không thể bỏ qua khái niệm quan trọng về Storyboard. Đây là một trong những bước không thể thiếu trong quá trình lập kế hoạch cho một dự án video. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Storyboard là gì và các thông tin cần thiết liên quan đến chủ đề này. Hãy cùng theo dõi!
Storyboard là gì?
Storyboard là gì? Storyboard là công cụ hữu ích, là những bảng vẽ chứa câu chuyện mà bạn muốn kể. Storyboard giúp bạn hiểu được cách câu chuyện sẽ được truyền tải qua từng khung hình một.
Mỗi storyboard bao gồm các khung hình vuông, mỗi khung chứa một hình ảnh hoặc minh họa đại diện cho mỗi cảnh quay. Cùng với đó là các ghi chú mô tả những gì diễn ra và những gì được nói trong từng cảnh quay. Bạn có thể nghĩ về storyboard như một phiên bản truyện tranh của kịch bản, giúp bạn dễ dàng hình dung và tổ chức câu chuyện của mình.
Lý do bạn cần đến bạn cần Storyboard là gì?
Lý do bạn cần Storyboard là gì? Mặc dù việc tạo storyboard có thể trông như một bước “bôi ra” trong quá trình sản xuất video, nhưng thực tế lại vô cùng quan trọng. Dưới đây là lý do cụ thể:
Là cách tốt nhất để chia sẻ ý tưởng
Việc sử dụng hình ảnh trực quan trong storyboard giúp bạn dễ dàng chia sẻ và giải thích ý tưởng của mình về video với người khác. Bạn có thể tránh được sự hiểu lầm và làm cho mọi người hiểu rõ hơn về cấu trúc và nội dung của video.
Sản xuất dễ dàng hơn
Tác dụng của Storyboard là gì? Storyboard giúp bạn lập kế hoạch sản xuất chi tiết, bao gồm thứ tự các cảnh quay và cách hình ảnh sẽ tương tác với kịch bản. Điều này giúp quá trình sản xuất diễn ra một cách suôn sẻ hơn và đảm bảo rằng bạn không bỏ sót bất kỳ cảnh quay nào.
Tiết kiệm thời gian
Mặc dù việc tạo storyboard có thể tốn thêm một chút thời gian ban đầu, nhưng về lâu dài nó sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian trong các phiên bản sau của video. Nó cũng giúp đảm bảo rằng quá trình sáng tạo diễn ra một cách suôn sẻ hơn. Storyboard không chỉ là công cụ để trình bày ý tưởng mà còn là một phần không thể thiếu trong quá trình sản xuất video, giúp bạn và đội ngũ làm việc của bạn làm việc hiệu quả hơn và tiết kiệm thời gian.
Ứng dụng của Storyboard không chỉ giới hạn trong sản xuất phim ảnh mà còn mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác. Trong social media và marketing, các agency dùng storyboard để lên kế hoạch chi tiết cho các chiến dịch quảng cáo. Đối với các doanh nghiệp B2B, storyboard giúp tổ chức nội dung tiếp thị hiệu quả. Khi tổ chức sự kiện, storyboard giúp lập kế hoạch chi tiết cho từng hoạt động, tạo trải nghiệm chuyên nghiệp. Việc này tương tự như khi làm mục lục trong Word, đảm bảo mọi phần được sắp xếp hợp lý.
Các bước để tạo Storyboard là gì?
Việc tạo một Storyboard có thể thực hiện thông qua các bước sau:
Bước 1: Lên kịch bản
Trước hết, bạn cần có ý tưởng và kịch bản chi tiết. Điều này bao gồm nội dung video, điểm nhấn, và ý tưởng sáng tạo mà bạn muốn thực hiện. Việc lập một kịch bản chi tiết sẽ giúp xác định các yếu tố như khung hình và phân cảnh.
Bước 2: Tạo Timeline
Bước tiếp theo để tạo Storyboard là gì? Bạn cần xác định độ dài của video, vì có những video quảng cáo có thể kéo dài từ 10 phút đến chỉ vài giây. Dù dài hay ngắn, việc lập một timeline rõ ràng về thời gian bắt đầu của video, các sự kiện quan trọng trong video như vấn đề cần giải quyết, và sự xuất hiện của sản phẩm là rất quan trọng.
Bước 3: Chọn công cụ Storyboard
Việc chọn lựa công cụ Storyboarding là quan trọng để tối ưu hóa quá trình tạo ra storyboard. Bạn có thể tùy chỉnh loại giấy, kích thước khung, và loại bút vẽ trên các công cụ này. Một số lựa chọn phổ biến là Storyboarder, Boardfish, FrameForge, và Adobe Photoshop.
Bước 4: Phác thảo hình ảnh
Việc cần làm tiếp theo để tạo Storyboard là gì? Dựa vào khả năng vẽ của bạn, tự do phác họa các nhân vật để minh họa câu chuyện. Không cần quá chú trọng vào chi tiết, chỉ cần cung cấp đủ thông tin để người xem có thể hình dung được nhân vật, khung cảnh, và nội dung truyền tải.
Bước 5: Thêm tập lệnh
Ở mỗi bức ảnh, đưa vào các ghi chú để mô tả diễn biến sẽ xảy ra. Các chú thích này cũng có thể bao gồm thông tin về góc máy, ánh sáng, phục vụ trong quá trình sản xuất.
THẢ GA HỌC E-LEARNING MIỄN PHÍ
Các phần mềm vẽ Storyboard tốt nhất
Các phần mềm tốt nhất để vẽ Storyboard là gì? Dưới đây là danh sách các phần mềm vẽ Storyboard được đánh giá cao:
Phần mềm Storyboarder
Storyboarder của Wonder Unit là một trong những lựa chọn hàng đầu khi bạn cần một phần mềm storyboard miễn phí. Nó cung cấp đa dạng công cụ vẽ, tô màu, và thêm đoạn hội thoại. Bạn cũng có thể cắt, dán, và sắp xếp hình ảnh. Một ưu điểm khác là bạn có thể chỉnh sửa storyboarder trong Photoshop và nó hỗ trợ xuất file dưới dạng PDF, Premiere,…
Phần mềm Boardfish
Phần mềm hiệu quả để vẽ Storyboard là gì? Boardfish tương tự như Storyboarder và có thêm tính năng cho phép lắp ráp các đối tượng để tạo ra bức hình hoàn chỉnh. Bạn có thể vẽ thường, chụp ảnh, hoặc tạo mô hình và phần mềm sẽ xử lý để bạn lắp ráp và tạo bố cục cuối cùng. Tuy nhiên, phần mềm này hạn chế một số loại định dạng tệp, vì vậy bạn cần tùy chỉnh bố cục để lưu dưới dạng mẫu đặt sẵn.
Phần mềm Adobe Photoshop
Photoshop là phần mềm đồ họa phổ biến của Adobe Systems. Nó cung cấp nhiều tính năng chỉnh sửa đa dạng trên pixel, vector và hỗ trợ sử dụng template có sẵn hoặc tạo layer trực tiếp trên các mẫu ảnh thực tế. Photoshop cũng hỗ trợ xuất file với chất lượng và độ sắc nét cao.
Phần mềm FrameForge
Phần mềm tốt nhất được sử dụng để vẽ Storyboard là gì? FrameForge được đánh giá cao trong việc làm phim ảnh vì nó tập trung vào việc phân đoạn kịch bản. Phần mềm này cho phép bạn chuyển kịch bản từ các ứng dụng khác như Final Draft và dễ dàng xem xét bao quát cốt truyện. FrameForge phù hợp với các nhà làm phim mà không cần tốn quá nhiều chi phí.
Lưu ý quan trọng khi tạo Storyboard
Điều cần chú ý khi tạo phần mềm tốt nhất để vẽ Storyboard là gì? Dưới đây là một số lưu ý quan trọng bạn cần chú ý khi tạo storyboard:
- Chọn công cụ phù hợp: Hiện nay, có nhiều công cụ vẽ storyboard như FramForge, ShotPro,… giúp bạn tối ưu công đoạn thực hiện ý tưởng. Bạn cũng có thể sử dụng các công cụ vẽ storyboard online để tiện lợi hơn.
- Sắp xếp nội dung mạch lạc: Đảm bảo việc sắp xếp nội dung trên storyboard một cách mạch lạc và thống nhất, từ đầu đến cuối câu chuyện.
- Hình dung rõ ràng: Đảm bảo rằng người xem có thể hình dung được câu chuyện mà bạn muốn truyền đạt thông qua storyboard của mình.
- Chia kịch bản thành phần nhỏ: Chia kịch bản thành những phần nhỏ để dễ dàng theo dõi và thực hiện. Đánh dấu chi tiết quan trọng để lưu ý trong quá trình sản xuất.
- Lựa chọn chủ đề phù hợp: Chọn chủ đề và nội dung phù hợp với mục tiêu và ý định truyền đạt của bạn. Điều này giúp làm rõ ý tưởng và tạo sự thống nhất trong toàn bộ câu chuyện.
Chắc chắn qua đây, bạn đã hiểu rõ về khái niệm Storyboard là gì cũng như quy trình tạo nên nó, cùng những ưu điểm mà storyboard mang lại trong việc sản xuất phim ảnh, video và nhiều lĩnh vực khác. Công đoạn này không chỉ giúp bạn biến ý tưởng thành hình ảnh cụ thể mà còn thúc đẩy tiến trình xây dựng video một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Nắm bắt thông tin tuyển dụng mới nhất và tham gia ứng tuyển tại VietnamWorks! Top các nhà tuyển dụng cùng việc làm tiềm năng đa dạng: Tiêm chủng Long Châu tuyển dụng, Jio Health tuyển dụng, Bệnh viện Đa Khoa Tâm Anh tuyển dụng, Phòng khám tuyển dụng, Domesco tuyển dụng, VTVCAB tuyển dụng, Tuyển dụng Pharmacity và Tuyển dụng Vinmec.
Xem thêm: Figma là gì? Khám phá công cụ thiết kế hàng đầu hiện nay
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.