adsads
steve jobs da dieu khien moi nguoi nhu the nao 1
Lượt Xem 2 K

Có thể chúng ta không phải là một thiên tài như Jobs, nhưng không có lý do nào ngăn cản chúng ta học hỏi tất cả hoặc một vài điều từ chiến thuật của ông. Ở đây, chúng tôi sẽ chỉ cho bạn cách làm thế nào để có được những gì bạn muốn – cho dù đó là trong sự nghiệp hoặc trong cuộc sống của bạn – bằng cách sử dụng các câu chuyện thú vị từ cuộc sống của Jobs.

 

Làm việc chăm chỉ và những người khác sẽ tôn trọng bạn. 

Tôn trọng là một bước quan trọng đầu tiên để nhận được những gì bạn muốn.Ngay cả sau khi Jobs trở lại Apple, thời gian làm việc hằng ngày của ông đều đặn từ 7:00 – 21:00 và ông vẫn đảm nhận công việc điều hành các hoạt động của Pixar. Ông đã bị sỏi thận, nhưng ông luôn nhấn mạnh vào việc động viên cả hai công ty bằng cách sẵn sàng có mặt và thúc đẩy mọi người làm ra sản phẩm tốt nhất có thể, và họ tôn trọng ông vì điều đó.

 

Sống với niềm đam mê, bạn sẽ truyền cảm hứng cho mọi người

Diễn thuyết là một trong những thế mạnh của Jobs, ông luôn có những cách tuyệt vời để truyền đam mê của mình thông qua việc đối thoại.  Ông cũng đã thể hiện rất nhiều tâm huyết và niềm đam mê của mình vào tất cả những hoạt động quảng cáo cho sản phẩm để “đảm bảo rằng tất cả các quảng cáo gần như đã được truyền cảm xúc của chính mình”. Kết quả là, những sản phẩm và quảng cáo đã đã giúp Apple trở thành một thương hiệu hơn cả việc chỉ đơn thuần là một công ty máy tính.

 

Đắc nhân tâm bằng chiến thuật “quyến rũ” và khen ngợi

Steve Jobs quan niệm rằng “Cho dù họ đang làm việc cho bạn, hoặc bạn đang làm việc cho họ, những người có mối quan hệ với bạn đều có nhu cầu về cảm xúc”. Và nếu bạn có thể tạo cảm xúc cho họ, họ sẽ dễ dàng làm theo ý của bạn hơn. Steve Jobs là một bậc thầy về nghệ thuật tạo thiện cảm và điều khiển mọi người theo ý muốn và ông thích làm như vậy.

 

 

Đưa ra quyết định nhanh chóng và dứt khoát. Bạn có thể thay đổi mọi thứ sau đó

Không giống như các công ty khác, Apple hiếm khi xem xét các nghiên cứu, khảo sát để làm cho sản phẩm mới. Jony Ive, giám đốc thiết kế của Apple, cho biết: “Đôi khi, có một quyết định quan trọng cần được xem xét trong vòng một tháng, và Steve đã làm nó trong nửa giờ”.

 

Một câu chuyện được kể lại rằng: Khi đưa ra ý tưởng cho iMac, kỹ sư Jon Rubinstein đã cố gắng để lập luận rằng iMac nên đi kèm với một ổ đĩa CD. nhưng Jobs ghét cay ghét đắng ổ đĩa CD và ông thực sự muốn có một ổ đĩa khe cắm cao cấp. Quyết định ấy là một sai lầm của Jobs vì nhạc chỉ có thể được ghi và chép thông qua ổ đĩa CD, và như thế, ý tưởng đầu tiên cho iMac đã được bỏ lại phía sau. Nhưng kể từ khi Jobs đã có thể đưa ra quyết định nhanh chóng về mẫu iMac đầu tiên và máy tính để bàn thế hệ thứ hai bao gồm các ổ đĩa CD mà có thể trích và ghi nhạc, đó đẽ trở thành tiền đề để Apple khởi động cho các dự án iTunes và iPod thành công vang dội.

 

Đừng chờ đợi để sửa chữa vấn đề. Sửa chữa chúng ngay bây giờ

Khi Jobs làm việc với Pixar về việc sản xuất “Toy Story” – bộ phim dài đầu tiên được tạo ra hoàn toàn bằng phim hoạt hình 3D, Disney đã có ý tưởng chỉnh sửa kịch bản và dần dần biến chàng cao bồi Woody thành một kẻ ngớ ngẩn. Nhưng Jobs đã không đồng ý cho Disney – một trong những công ty lớn nhất trên thế giới – làm hỏng câu chuyện ban đầu của Pixar.

 

“Nếu có điều gì đó không đúng, bạn có thể không chỉ bỏ qua nó và nói rằng bạn sẽ sửa chữa nó sau này” – Jobs nói – “Đó là những gì các công ty khác làm”.

 

Jobs đã sửa chữa sai lầm của Disney, và cuối cùng Woody đã trở thành một nhân vật rất dễ thương và được yêu mến trong “Toy Story”, nhờ vậy mà bộ phim đã được ghi nhận như một thành công vĩ đại.

 

Khi bạn có đòn bẩy, hãy sử dụng nó

Tin Steve Jobs trở lại Apple đã trở thành một chấn động tại thời điểm đó. Khi ông đứng trên sân khấu tại Macworld vào tháng 1 năm 2007, Jim Carlton – phóng viên của Wall Street Journal đã viết: “Sự trở lại của ác quỷ sẽ không thể gây ra một cảm giác mạnh hơn như vậy”.

 

Jobs đã nói ông chỉ là một “cố vấn” cho Apple vào thời điểm đó, nhưng những nguồn tin nội bộ trong Apple đã khẳng định rằng ông thực sự nắm quyền kiểm soát. Gil Amelio – CEO hiện tại của Apple –  đã hoàn toàn phụ thuộc vào Jobs trong việc đưa ra tầm nhìn trong tương lai của công ty.

 

Vào thứ năm đầu tiên của mình lại Apple, Jobs đã sử dụng đòn bẩy để khẳng định lợi thế của mình: Ông kêu gọi một cuộc họp hội đồng quản trị và yêu cầu công ty thay đổi giá cổ phiếu bằng cách giảm giá và làm cho nó tăng giá một lần nữa. Điều đó hoàn toàn hợp pháp, nhưng không được coi là có lợi cho việc kinh doanh, ít nhất là về mặt đạo đức. Nhưng ngay cả sau khi ban giám đốc ngần ngại trước ý tưởng đó, họ nói rằng để có thể quyết định, họ cần một nghiên cứu ít nhất trong vòng hai tháng, ngay lập tức, Jobs đã phản biện lại:

 

“Bạn mời tôi đến đây để sửa chữa điều này, và nếu mọi người không muốn làm điều tôi nói, tôi sẽ không quay trở lại vào ngày thứ hai. Bởi vì tôi đã có một quyết định quan trọng và một khi không nhận được sự ủng hộ, tôi sẽ thất bại. Vì vậy, nếu mọi người vẫn không muốn thực hiện, tôi sẽ ra khỏi đây”.

 

Hội đồng quản trị đã để cho Jobs làm những gì ông muốn. Nhưng Jobs đã không dừng lại ở đó: Ngày hôm sau, ông yêu cầu tất cả các thành viên hội đồng quản trị từ chức, Jobs nói: “Nếu không tôi sẽ từ chức và không trở lại vào thứ hai”. Và chính xác những gì đã xảy ra sau đó là tất cả các thành viên hội đồng đã phải ra đi, ngoại trừ Ed Woolar. Bởi vì có quyền lực để  lựa chọn các thành viên hội đồng quản trị, Jobs có sức mạnh kiểm soát các dự án tiếp theo của Apple, một trong số đó là sự ra đời của iPod.

 

– HR Insider –

adsads
Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con người trong việc đối mặt và vượt qua những thử thách, khó khăn trong cuộc sống cũng như công việc. AQ cao không chỉ giúp nhân viên có khả năng chịu đựng và phục hồi nhanh chóng mà còn thúc đẩy sự sáng tạo, đổi mới và hiệu quả làm việc. Vậy, các nhà quản lý cần làm gì để nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên? Bài viết dưới đây VietnamWorks sẽ giúp bạn tìm ra những bí quyết hiệu quả.

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, đặc biệt khi người nhân viên gặp phải “thất bại” trong công việc. Bài viết này không chỉ chia sẻ những bài học thực tế, mà còn khẳng định rằng, sau mỗi "thất bại" luôn có cơ hội để trở lại mạnh mẽ hơn, nếu chúng ta - những người quản lý biết cách nhìn nhận và hành động đúng đắn.

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển dụng bài bản sẽ giúp công ty không chỉ tìm được những ứng viên phù hợp mà còn là nền tảng xây dựng được thành công bền vững cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, dù đã cố gắng xây dựng một quy trình tuyển dụng bài bản, nhiều công ty và HR vẫn gặp phải những khó khăn và trở ngại khiến quá trình tuyển dụng trở nên không hiệu quả. Hãy cùng VietnamWorks tìm hiểu những "điểm nghẽn" này qua bài viết sau.

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên. Khi nhân viên tin tưởng sếp của họ, họ sẽ có xu hướng làm việc chăm chỉ hơn, cống hiến hết mình và sẵn sàng gắn bó lâu dài với công ty. Vậy làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin đối với đội ngũ nhân sự mới?

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thu hút, tuyển dụng và giữ chân nhân tài. Quy trình tuyển dụng hiệu quả không chỉ giúp doanh nghiệp tìm được những ứng viên phù hợp nhất với vị trí mà còn góp phần nâng cao hình ảnh thương hiệu và tạo dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp.

Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con người trong việc đối mặt và vượt qua những thử thách, khó khăn trong cuộc sống cũng như công việc. AQ cao không chỉ giúp nhân viên có khả năng chịu đựng và phục hồi nhanh chóng mà còn thúc đẩy sự sáng tạo, đổi mới và hiệu quả làm việc. Vậy, các nhà quản lý cần làm gì để nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên? Bài viết dưới đây VietnamWorks sẽ giúp bạn tìm ra những bí quyết hiệu quả.

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, đặc biệt khi người nhân viên gặp phải “thất bại” trong công việc. Bài viết này không chỉ chia sẻ những bài học thực tế, mà còn khẳng định rằng, sau mỗi "thất bại" luôn có cơ hội để trở lại mạnh mẽ hơn, nếu chúng ta - những người quản lý biết cách nhìn nhận và hành động đúng đắn.

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển dụng bài bản sẽ giúp công ty không chỉ tìm được những ứng viên phù hợp mà còn là nền tảng xây dựng được thành công bền vững cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, dù đã cố gắng xây dựng một quy trình tuyển dụng bài bản, nhiều công ty và HR vẫn gặp phải những khó khăn và trở ngại khiến quá trình tuyển dụng trở nên không hiệu quả. Hãy cùng VietnamWorks tìm hiểu những "điểm nghẽn" này qua bài viết sau.

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên. Khi nhân viên tin tưởng sếp của họ, họ sẽ có xu hướng làm việc chăm chỉ hơn, cống hiến hết mình và sẵn sàng gắn bó lâu dài với công ty. Vậy làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin đối với đội ngũ nhân sự mới?

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thu hút, tuyển dụng và giữ chân nhân tài. Quy trình tuyển dụng hiệu quả không chỉ giúp doanh nghiệp tìm được những ứng viên phù hợp nhất với vị trí mà còn góp phần nâng cao hình ảnh thương hiệu và tạo dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp.

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers